Triệu tập tài xế xe con tạt đầu, chèn ép xe khách trên cao tốc
Ngày 24/1, Đội CSGT đường bộ cao tốc số 1 (Cục CSGT) đã bàn giao hồ sơ có liên quan vụ tài xế xe con tạt đầu, chèn ép xe khách trên đường cao tốc, tới cơ quan điều tra.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả của việc phân quyền này, cần thực hiện phân vai cụ thể và chính sách hỗ trợ thích hợp để việc bảo trì hệ thống quốc lộ được thực hiện đồng bộ, hiệu quả.
Vấn đề phân cấp, ủy quyền trong quản lý công trình giao thông, bao gồm các tuyến quốc lộ, được bàn đến trong những năm gần đây. Mặc dù chưa thực hiện phân quyền triệt để, song đến thời điểm này Bộ GTVT đã ủy thác cho các địa phương quản lý hơn 15 nghìn km quốc lộ (tương đương hơn 60%). Cùng với gần 600 nghìn km các loại đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường xã và đường khác trên địa bàn, địa phương đang quản lý hơn 95,6% chiều dài toàn bộ các đường bộ của Việt Nam.
Việc ủy thác quản lý quốc lộ cho các địa phương nhằm giảm bớt áp lực cho trung ương và tận dụng sự hiểu biết cụ thể của địa phương về tình hình giao thông trên địa bàn.
Tuy nhiên, việc ủy thác này mới chỉ là bước khởi đầu. Luật Đường bộ vừa được Quốc hội thông qua đã đặt ra yêu cầu tiến tới việc phân cấp, phân quyền thực sự cho các địa phương, nhất là những địa phương có khả năng tự cân đối thu chi.
Việc phân quyền quản lý quốc lộ giúp các địa phương chủ động hơn trong việc lập kế hoạch và triển khai các dự án bảo trì, nâng cấp hệ thống giao thông. Khi các địa phương được trao quyền chủ động, họ sẽ có trách nhiệm lớn hơn trong việc sử dụng nguồn lực, giảm thiểu lãng phí và thất thoát. Đồng thời, việc phân quyền còn tạo điều kiện cho các địa phương thực hiện các dự án cải tạo, nâng cấp hạ tầng giao thông một cách linh hoạt và kịp thời.
Tuy vậy, để việc phân cấp, phân quyền quản lý quốc lộ đạt hiệu quả, trước hết, cần xây dựng một khung pháp lý rõ ràng và đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong việc quản lý và bảo trì quốc lộ.
Khung pháp lý này cần bao gồm các quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các địa phương, cơ chế giám sát và các biện pháp xử lý vi phạm. Khi đó, Bộ GTVT, Cục Đường bộ Việt Nam sẽ chỉ tập trung quản lý các quốc lộ chính yếu, còn lại phân cấp cho các tỉnh, thành phố, các Sở GTVT quản lý các tuyến quốc lộ thứ yếu. Địa phương được phân cấp, phân quyền sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong quản lý tuyến đường.
Thứ hai, cần tăng cường công tác đào tạo, nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ địa phương. Đây là yếu tố quan trọng giúp các địa phương có đủ khả năng và kiến thức để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Các chương trình đào tạo nên tập trung vào các kỹ năng quản lý dự án, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính, và các biện pháp bảo trì, sửa chữa hạ tầng giao thông.
Ngoài ra, cần xây dựng một cơ chế giám sát, đánh giá hiệu quả công tác quản lý, bảo trì quốc lộ tại các địa phương. Cơ chế này cần đảm bảo tính minh bạch, công bằng và khách quan, từ đó giúp trung ương có thể kịp thời phát hiện và khắc phục những vấn đề còn tồn tại, đồng thời tạo động lực cho các địa phương nỗ lực hơn trong việc quản lý, bảo trì quốc lộ.
Phân quyền cho các địa phương quản lý quốc lộ không chỉ giúp giảm bớt gánh nặng cho trung ương mà còn tạo điều kiện cho các địa phương phát huy tính sáng tạo, chủ động trong quản lý và bảo trì quốc lộ. Đó cũng là xu thế tất yếu để tách bạch dần công tác quản lý nhà nước và công tác quản lý, bảo trì mạng lưới quốc lộ trên toàn quốc./.
Ngày 24/1, Đội CSGT đường bộ cao tốc số 1 (Cục CSGT) đã bàn giao hồ sơ có liên quan vụ tài xế xe con tạt đầu, chèn ép xe khách trên đường cao tốc, tới cơ quan điều tra.
Tối ngày 23/01, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện clip với tiêu đề “Chồng đưa vợ đi cấp cứu vội quá không cầm mũ bảo hiểm Bị CSGT giữ xe rồi mặc kệ Gần 30 phút cũng không ai đưa đi cấp cứu”, Công an thành phố Hà Nội khẳng định đây là thông tin không chính xác.
Kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 đã chính thức bước vào giai đoạn sôi động nhất với những đợt “Xuân vận” rầm rộ trên phạm vi cả nước.
Một thính giả của Kênh VOV Giao thông vừa đưa ra đề xuất về việc tổ chức giao thông nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi -Nguyễn Xiển. nhằm giúp điểm nóng này thoát khỏi cảnh ùn tắc triền miên, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Cá nhân tôi cũng cảm thấy tương đối “nản” mỗi khi Tết đến xuân về, nhất là khi nhìn thấy các cháu, các em nhỏ mở phong bì lì xì ra ngay trước mặt mọi người, rồi xem có bao nhiêu tiền, hoặc là cuối dịp Tết, bọn trẻ ngồi đếm xem là năm nay được mừng tuổi bao nhiêu...
Bộ hành qua Hồ Gươm hay những dãy phố cổ Hà Nội những ngày này không khó để bắt gặp những thiếu nữ thướt tha trong tà áo dài.
Những ngày cuối năm tất bật hơn khi hàng triệu người dân làm việc sinh sống tại TP.HCM đều háo hức mong kịp lên chuyến xe, tàu để trở về quê đoàn viên cùng gia đình. Được ăn bữa cơm tất niên sum vầy, cùng đón giao thừa là niềm hạnh phúc biết bao người.