Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Để ĐBSCL không nằm ngoài xu thế du lịch xanh (Bài 1): Dám nghĩ, dám làm

Hà Hương: Thứ hai 22/07/2024, 14:59 (GMT+7)

Tại ĐBSCL, thời gian qua, đặc biệt là sau đại dịch COVID-19, nhiều cá nhân, tổ chức đã tận dụng lợi thế của Đồng bằng châu thổ để hòa chung vào dòng chảy phát triển du lịch xanh bằng nhiều sản phẩm mới lạ, thân thiện với môi trường.

Ảnh minh hoạ: Báo Cần Thơ

Ảnh minh hoạ: Báo Cần Thơ

Từ trung tâm TP. Cà Mau, men theo quốc lộ 1A xuôi về xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, dễ nhận thấy những tán rừng đước, rừng mắm hai bên đường. Đặc biệt, đoạn cuối đường Hồ Chí Minh trên bộ đi qua huyện Đất Mũi có những “thảm xanh” trải dài bạt ngàn. Xa xa là những khoảnh rừng được người dân địa phương tỉa ngay ngắn, đẹp mắt, tận dụng để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng.

Điểm du lịch cộng đồng Hoàng Hôn (ấp Mũi, xã Đất Mũi) đã tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có là 4,7 ha rừng để tạo cảnh quan, phục vụ du khách, đồng thời liên kết với người dân tạo ra sản phẩm du lịch, hướng tới tái tạo rừng.

Đến với nơi này, du khách sẽ được tự tay trồng rừng trên diện tích đất trống trong các vuông tôm của những hộ dân nhận giao khoán đất rừng ở Ban Quản lý Rừng phòng hộ Đất Mũi cùng liên kết làm du lịch và sẽ được cắm bảng có tên mình ở đó. Đều đặn hàng tháng hay khi được người trồng yêu cầu, nhân viên của điểm du lịch sẽ chụp hình sự phát triển của cây và gửi cho khách theo dõi. Dù sản phẩm này được khai thác chưa lâu nhưng đến nay, đã có hơn 200 người trải nghiệm và họ đã trồng được gần 3 ha rừng ở địa phương.

Anh Nguyễn Trung Kiên - người đang quản lý, khai thác sản phẩm du lịch trồng rừng tại điểm du lịch Hoàng Hôn cho biết: Người dân địa phương có vuông, họ sẽ liên kết cùng xây dựng lên sản phẩm du lịch. Chính em là người sẽ hỗ trợ bà con hiểu hơn về nền tảng, tiềm năng làm du lịch của địa phương.

Cũng theo Anh Kiên, mỗi gia đình ở đây đều sở hữu sản phẩm du lịch rất tiềm năng, đó là đất rừng. Tuy nhiên, chưa nhiều người dân nhận ra giá trị này. Vì vậy anh đã mạnh dạn chia sẻ về ý tưởng liên kết phát triển du lịch cộng đồng và thành lập nên 1 câu lạc bộ với 15 đoàn viên tham gia. Chính những thành viên trẻ này sẽ đưa du khách đi trải nghiệm, trồng cây tại gia đình. Qua đó, du khách được góp phần vào giữ gìn, phát triển môi trường sinh thái, tái tạo thiên nhiên.

Anh Nguyễn Trung Kiên cho biết thêm: Xây dựng thêm được nhiều mô hình du lịch cộng đồng sẽ hỗ trợ được nhiều hộ dân cùng làm du lịch, qua đó, cải thiện kinh tế, đời sống của người dân Đất Mũi. Mong muốn của em là vùng quê mình nhà nhà, người người cùng làm du lịch, phát triển được, nâng tầm du lịch của địa phương mình.

Du khách tham gia tour trồng cây tái tạo, thân thiện và bảo vệ môi trường tại Bến Tre

Du khách tham gia tour trồng cây tái tạo, thân thiện và bảo vệ môi trường tại Bến Tre

Được biết toàn huyện Ngọc Hiển thời gian qua đã có 9 hộ làm du lịch cộng đồng hiệu quả và hiện có thêm 18 hộ đăng ký phát triển. Ông Trần Hoàng Lạc- Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển cho biết, địa phương đã và đang có những chính sách cụ thể để hỗ trợ, khuyến khích hộ gia đình làm du lịch cộng đồng, để ngày càng có nhiều sản phẩm chất lượng thu hút và níu chân du khách:

Băng ông Trần Hoàng Lạc: Huyện tổ chức cho các hộ đăng ký làm du lịch cộng đồng đi tập huấn về kỹ năng, cách thức để họ biết mở ra một điểm du lịch như thế nào, cần và nên làm cái gì. Đặc biệt, đưa họ đi học tập ở những điểm du lịch thực tế. Bên cạnh đó, cũng phổ cập cấp tốc ngoại ngữ cơ bản cho bà con để có thể giao tiếp cơ bản với khách nước ngoài.

Để thật sự thấu hiểu và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách là không chỉ vui chơi giải trí mà còn mong muốn được trải nghiệm du lịch có trách nhiệm, góp phần bảo vệ môi trường và cộng đồng, một số điểm du lịch tại thành phố Cần Thơ, thời gian qua cũng đã mạnh dạn thoát khỏi lối mòn, đổi mới mô hình theo hướng du lịch thân thiện với môi trường. Một trong số đó là Khu nghỉ dưỡng Mekong Silt Ecolodge, quận Cái Răng.

Bà Huỳnh Thị Bích Tuyền - Giám đốc Khu nghỉ dưỡng này cho biết: Theo khảo sát thì khách du lịch đến với Mekong Silt thích nhất là không gian bình yên. Khu nghỉ dưỡng bán sự yên tĩnh chứ không bán sự ồn ào. Và tiếp theo đó họ thích thú nhất là việc vừa nghỉ dưỡng, vừa đóng góp cho môi trường, tham gia những tour về rác thải, bảo vệ môi trường như: phân loại rác, biến những sản phẩm rác thành tiền, thành những sản phẩm mang về làm quà lưu niệm được. Ví dụ như từ dầu ăn bỏ đi làm thành xà phòng; vỏ cam – vỏ chanh bỏ đi làm thành nước rửa chén…

Du lịch Cồn Sơn

Du lịch Cồn Sơn

Hay tại HTX du lịch nông nghiệp Cồn Sơn, việc tạo ra một không gian du lịch gắn với bảo vệ môi trường, hài hòa với tự nhiên được xem là một trong những nền tảng phát triển của HTX từ nhiều năm nay. Cũng nhờ vậy mà những sản phẩm du lịch của bà con đều tạo được thiện cảm và được du khách truyền tai nhau mỗi khi đến thăm vùng đất Tây Đô. Trải qua gần 3 năm hoạt động, đến nay, HTX du lịch nông nghiệp Cồn Sơn có khoảng 32 hộ tham gia là thành viên chính thức và 10 hộ liên kết cung cấp các sản vật, loại rau, trái cây, thủy - hải sản… để phục vụ du khách.

Trải nghiệm du lịch ở Cồn Sơn mang đến cho du khách cảm giác thú vị khi cùng nhau khám phá cuộc sống hàng ngày của người dân miền Tây với một không gian mang vẻ đẹp giản dị, yên bình, thắm đượm nghĩa xóm tình làng, còn người dân thì luôn có ý thức tôn trọng và giữ gìn môi trường sống.

Bà Lê Thị Bé Bảy- cố vấn HTX du lịch nông nghiệp Cồn Sơn bày tỏ: Sản phẩm giờ họ yêu cầu có chiều sâu nhiều hơn, sản phẩm quay về với thiên nhiên, chữa lành. Đặc biệt, nói đến Cồn Sơn thì du khách muốn ăn những sản phẩm sạch, khiến chúng tôi có thêm nhiều sáng tạo từ nguồn tài nguyên bản địa.

Với nhiều sản phẩm du lịch ấn tượng mà du khách được trải nghiệm thời gian gần đây cho thấy sự nỗ lực, tâm huyết của các cá nhân, tập thể làm du lịch có trách nhiệm và có sự am hiểu về các xu hướng du lịch cũng như lắng nghe nhu cầu của du khách. Nhờ vậy mà lượng du khách đến với các địa phương có sự gia tăng đáng kể. Như tại Bến Tre, theo Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch tỉnh, trong 6 tháng đầu năm nay, tỉnh này đã đón gần 1,3 triệu lượt khách đến tham quan, du lịch, đạt hơn 52% so với chỉ tiêu đặt ra, tăng gấp 3 lần so cùng kỳ năm ngoái.

Du khách ngồi xuồng khám phá Cồn Quy (Ảnh: ximgo.com)

Du khách ngồi xuồng khám phá Cồn Quy (Ảnh: ximgo.com)

Anh Nguyễn Đức Thành – một du khách từ Quận Bình Tân, TPHCM cho biết: Tôi cũng đi Bến Tre nhiều lần rồi nhưng mà mỗi lần đi Bến Tre là có 1 khám phá mới. Đợt này đi thì chúng tôi được đưa vào phần tham quan du lịch khác hơn những lần trước. Mong rằng Bến Tre tiếp tục ngày càng đổi mới để làm sao khách du lịch của thành phố về Bến Tre nhiều hơn và mỗi lần về thì sự hài lòng đều tăng lên.

Thực tế cho thấy, chất lượng các tour, tuyến du lịch không chỉ thể hiện qua các con số thống kê về số lượng khách tham quan hay lưu trú mà còn được đánh gía dựa trên sự hài lòng của họ trong quá trình trải nghiệm. Hiểu được điều này, đầu năm 2024, Công ty TNHH Truyền thông du lịch C2T, tại thành phố Bến Tre đã giới thiệu đến du khách tour du lịch mới Net Zero.

Theo Giám đốc Công ty- anh Võ Văn Phong, tour du lịch này không chỉ là hành động cụ thể hướng tới giảm thiểu dấu chân carbon mà còn là minh chứng cho việc kết hợp hài hòa giữa bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững: Năm 2024, tháng 3 vừa rồi mình có ra một cái tour như Net zero đó. Trên hành trình đi có phát cho mỗi người một cái passport, cái passport xanh xứ dừa ghi lại những hoạt động trải nghiệm của du khách cũng như là đến tham quan, mua sắm, ăn uống, ghi lại những dấu chân carbon. Từ đó mới tính toán phát thải cho mỗi du khách là bao nhiêu, rồi sau đó có những hoạt động bù trừ carbon hoặc là có những hành động hưởng ứng về văn hóa cũng như là mua hàng nông, đặc sản địa phương để ủng hộ địa phương có phát triển về kinh tế cũng như tạo ra một việc làm.

Không hài lòng với những kết quả đã đạt được, C2T nói riêng và những cá nhân, đơn vị làm du lịch thật sự tâm huyết với sự phát triển du lịch ĐBSCL nói chung đang không ngại làm mới mình để mang đến cho du khách những trải nghiệm du lịch mới lạ, độc đáo, “dám nghĩ- dám làm” để không nằm ngoài xu hướng du lịch bền vững, thân thiện với môi trường đang ngày càng phổ biến ở Việt Nam và thế giới.

  

Hà Hương/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
TP.HCM: Ùn tắc nghiêm trọng từ bất cập trên cầu Phạm Văn Chí

TP.HCM: Ùn tắc nghiêm trọng từ bất cập trên cầu Phạm Văn Chí

Cây cầu hiện đang chắn 1 làn đường để tiến hành duy tu, sửa chữa tuy nhiên thời gian sửa chữa đang kéo dài quá thời hạn so với thời gian dự kiến thi công khiến khu vực thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc vào các khung giờ cao điểm.

Giá rẻ, rủi ro cao: Cảnh báo từ thực tế mua sắm trên Temu

Giá rẻ, rủi ro cao: Cảnh báo từ thực tế mua sắm trên Temu

Những ngày qua, sàn thương mại điện tử Temu đã tạo nên một “làn sóng mới” trên thị trường Việt Nam với chiến lược giá rẻ đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, đằng sau sự hấp dẫn ấy lại là những rủi ro không nhỏ mà người tiêu dùng phải đối mặt.

Quy hoạch 2 bờ sông Hồng, làm sao để thích ứng với biến đổi khí hậu?

Quy hoạch 2 bờ sông Hồng, làm sao để thích ứng với biến đổi khí hậu?

Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội xác định lấy sông Hồng là trục xanh, phát triển đô thị hài hòa hai bên sông. Tuy nhiên, đợt mưa bão vừa qua, nhiều khu vực ven sông bị ngập, đời sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. 

Hồ Tây… không chỉ có nước hồ

Hồ Tây… không chỉ có nước hồ

Hồ Tây, một địa điểm quen thuộc của người dân thủ đô, là nơi để vui chơi giải trí, tập thể dục và đi dạo… Thế nhưng, nhũng ngày gần đây, tình trạng cá chết tại khu vực hồ Tây đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân và môi trường xung quanh.

Ai đang 'nỗ lực' lấp sông Hồng?

Ai đang "nỗ lực" lấp sông Hồng?

Tình trạng đổ rác thải xuống sông Hồng, đặc biệt là rác thải xây dựng đã diễn ra nhiều năm nay trên địa bàn TP Hà Nội, đặc biệt là ở các quận ven sông Hồng. Thậm chí, cả chính quyền địa phương cũng cho dựng bãi chứa rác tại khu vực bãi giữa sông để làm nơi tập kết, xả thải...

Hà Nội: Người dân xóm 4 Đồng Nhân 'kêu trời' vì mất nước liên tục

Hà Nội: Người dân xóm 4 Đồng Nhân "kêu trời" vì mất nước liên tục

Tối 30/10/2024, VOV Giao thông nhận được phản ánh của người dân xóm 4 Đồng Nhân, xã Đông La, huyện Hoài Đức, Hà Nội (khu liền kề 19 căn) về tình trạng mất nước kéo dài, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Đại học, liệu có phải là con đường lập nghiệp duy nhất?

Đại học, liệu có phải là con đường lập nghiệp duy nhất?

“Thừa thầy thiếu thợ”, cung không đủ cầu… là thực tế thị trường lao động nước ta những năm gần đây.