Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thị thành ký

Người dân sống ven kênh rạch với chủ trương ưu đãi cho thuê, mua nhà ở xã hội

Phan Nhơn: Thứ năm 25/07/2024, 10:59 (GMT+7)

TP.HCM hiện có 22.000 căn nhà trên và ven kênh rạch, giai đoạn 2021 – 2025 thành phố đặt mục tiêu di dời 6.500 căn nhà để làm 17 dự án chỉnh trang đô thị. Song, đến nay mới di dời được 5.000 căn, ước tính chỉ đạt khoảng 77 % kế hoạch.

Những  căn nhà lụp xụp trên  các con kênh ô nhiễm, ùn ứ rác thải ảnh hưởng ít nhiều mỹ quan đô thị, chủ trương lớn thành phố cho các hộ dân hưởng ưu đãi được thuê, mua nhà ở xã hội sẽ mở ra nhiều triển vọng.

"Nếu Nhà nước cho vậy thì cuộc sống sẽ đỡ hơn nhưng không biết người dân có đi được hay không. Tại vì chỗ mới giá cao, chắc chắn cao hơn vì đẹp hơn ở đây nhiều"

"Cũng thích chứ không phải là không thích nhưng sợ mình không đủ khả năng, sợ không đủ tiền để mướn nhà"

Giai đoạn 2021 – 2025 thành phố đặt mục tiêu sẽ di dời 6.500 căn nhà để làm 17 dự án chỉnh trang đô thị

Giai đoạn 2021 – 2025 thành phố đặt mục tiêu sẽ di dời 6.500 căn nhà để làm 17 dự án chỉnh trang đô thị

Dọc theo con rạch Xuyên Tâm dài 9 km từ Bình Thạnh đến Gò Vấp - đây là dự án kéo dài gần 2 thập kỉ, phóng viên ghi nhận hình ảnh rác thải ô nhiễm dày đặc kênh; những căn nhà lụp xụp, tạm bợ; bốc mùi hôi thối. Người dân ở đây có hộ 9-10 người chen chúc trong một diện tích chỉ hơn 30m2. Cảnh tượng này lặp đi lặp lại và nhiều cuộc thảo luận đưa ra để di dời tái định cư, chỉnh trang đô thị.

Dự kiến dự án cải tạo, nạo vét rạch Xuyên Tâm sẽ tốn 6. 327 tỷ đồng để bồi thường dự kiến cho 2249 căn nhà.

Vừa qua, thành phố có chủ trương cho các hộ dân nếu di dời sẽ được mua hoặc thuê nhà ở xã hội phù hợp với nguyện vọng của nhiều gia đình.

Anh Trần Sơn An (35 tuổi, thuộc phường 15), gia đình anh 4 đời đều ở cạnh con rạch Xuyên Tâm, ô nhiễm, chen chúc trong diện tích 54m2. Anh An cũng từng chờ đợi gần 20 năm để được tái định cư, sanh ra và lớn lên đến khi lấy vợ cả gia đình đều chịu cảnh ọp ẹp, lúc nào cũng bốc mùi hôi thối nên ngán ngẩm. Hy vọng đến đời con anh, lần này xác định là tái định cư bàn giao mặt bằng vào tháng 4/2025.

Anh Trần Sơn An chia sẻ: “Vui, tại vì thực sự ở đây ô nhiễm, dơ dáy lắm. Thứ nhất cái xóm này phức tạp lắm, nó gọi là khu ổ chuột. Ngay chỗ này search Google nó là kênh nước thối. Cái thứ 2 thì ô nhiễm, giờ mình tái định cư thì con mình học hành tốt hơn, không bệnh đau còn chỗ này không nên sống. Khẳng định là vậy, mình nhỏ lớn lên nghe dự án này cũng 20 năm giờ mới thấy quyết liệt làm, nhiều lần nghe rồ rộ giờ thật sự làm rồi”.

Một đoạn rạch Xuyên Tâm nơi dự kiến giải tỏa đền bù cho 2249 căn nhà

Một đoạn rạch Xuyên Tâm nơi dự kiến giải tỏa đền bù cho 2249 căn nhà

Tương tự, gia đình chị Trần Thiên Doanh (24 tuổi, ngụ Bình Thạnh) cũng thuộc diện giải tỏa dự án kênh Xuyên Tâm. Tất cả  7-8 thành viên suốt 20 năm luôn cố gắng thích ứng trong một không gian nhỏ 80m2 trong căn nhà 1 trệt 3 lầu. Gia định chị Doanh cũng sẵn sàng tinh thần khi chủ trương nhà nước di dời tái định cư về một nơi ở mới.

Chị cho hay, cán bộ phường cũng nhiều lần đến thông tin để các hộ dân có tính toán trước cho cuộc sống tương lai: “Cái thông tin giải tỏa theo mình biết hơn 20 năm nhưng chỉ có vài năm gần đây mới thấy được hành động chứng minh thật sự giải tỏa.Như năm nay gia đình mình cũng nhận được thông báo, nhà mình nằm trong diện quy hoạch và mất một phần khá lớn diện tích căn nhà.

Vì vậy, gia đình mình cũng có kế hoạch ở nơi khác rồi. Quy định lần này mới mình thấy mở rộng hơn về các hình thức để người dân có thể thuê hoặc mua nhà ở xã hội, người dân có cơ hội lựa chọn hình thức phù hợp với mình nhất. Nhà nước tạo điều kiện cho người dân cơ hội an sinh xã hội tốt hơn”.

Vừa qua ông Tô Văn Lâm, Phó trưởng phòng Phát triển đô thị, Sở Xây dựng TP.HCM, cho hay hiện nay, qua số liệu điều tra xã hội học một số quận cho thấy, tỷ lệ nhà lấn chiếm trên và ven kênh rạch có thể khác nhau tùy theo địa hình, hiện trạng, đặc điểm xã hội của từng địa bàn quận nhưng dự ước dao động trong khoảng trên dưới 30%.

Những hộ có nhà trên và ven kênh rạch không có giấy tờ hợp lệ, đa phần là chiếm dụng, nhà đất không hợp pháp… sẽ không đủ điều kiện để bố trí tái định cư theo quy định tại Quyết định số 28 năm 2018 của UBND TP.HCM; đồng thời, cũng không được hưởng chính sách về nhà ở xã hội theo quy định của luật Nhà ở.

Người dân sống lụp xụp bằng cách chèn chống để cơi nới thêm, bên dưới là rác ùn ứ gây ô nhiễm nhiều năm ròng

Người dân sống lụp xụp bằng cách chèn chống để cơi nới thêm, bên dưới là rác ùn ứ gây ô nhiễm nhiều năm ròng

Ông Lâm nhấn mạnh,những đối tượng được hỗ trợ cho thuê hoặc mua nhà ở xã hội: “Đề xuất cho người dân có nhà trên và ven kênh rạch không đủ điều kiện bố trí tái định cư sẽ được giải quyết cho thuê, mua nhà ở xã hội tùy theo nhu cầu khả năng của người dân; khi Nhà nước thu hồi chỉnh trang đô thị bao gồm dự án nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn ngoài ngân sách. Hiện nay sở Xây dựng củng phối hợp các sở ngành quận huyện để thực hiện đề án này.

Bên cạnh đó Luật đất đai được Quốc hội thông qua dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 và theo đó quy định những trường hợp Nhà nước có thu hồi thay đổi; Sở xây dựng và Tài Nguyên sẽ thống kê để tiến hành các chính sách bồi thường đối với nhà trên và ven kênh rạch trên địa bàn thành phố”.

Về tiến độ dự án rạch Văn Thánh, Bờ bắc kênh Đôi, rạch Xuyên Tâm sẽ được đảm nhận bởi Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng Đô thị đảm trách. Hy vọng những quyết sách và hành động quyết liệt của thành phố lần này sẽ  sớm ổn định, an cư  cho hàng ngàn hộ dân ngày ngày sống tạm bợ trên và ven kênh rạch.  

Phan Nhơn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Vụ trẻ bị bạo hành ở Mái ấm Hoa hồng: Đã chuyển các bé về nơi chăm sóc an toàn

Vụ trẻ bị bạo hành ở Mái ấm Hoa hồng: Đã chuyển các bé về nơi chăm sóc an toàn

Sáng nay (4/9), báo Thanh niên có bài phản ánh về tình trạng ngược đãi trẻ em xảy ra tại Mái ấm Hoa hồng (L52 Tô Ký, phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP.HCM). Những hình ảnh, clip ghi lại cảnh các em bé bị bảo mẫu đánh đập dã man tại Mái ấm Hoa Hồng đã khiến người xem không khỏi phẫn nộ.

Thêu ước mơ trên chiếc áo đồng phục

Thêu ước mơ trên chiếc áo đồng phục

Một chiếc biển hiệu nhà may quần áo trẻ em như rất nhiều cửa hàng khác trên phố Hàng Trống, nhưng đặc biệt hơn khi có dòng chữ: “Đức Hạnh: Bà Trần Thức Lễ sáng lập năm 1950” gợi cho bộ hành qua phố nhiều ký ức, hoài niệm.

Vụ bạo hành ở Mái ấm Hoa Hồng: Công an đã mời chủ cơ sở và 16 nhân viên lên làm việc

Vụ bạo hành ở Mái ấm Hoa Hồng: Công an đã mời chủ cơ sở và 16 nhân viên lên làm việc

Chiều 4/9, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp Công an TP HCM và các cơ quan chức năng thông tin về việc nhiều trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng trên đường Tô Ký, quận 12, bị bạo hành.

Cần chế tài mạnh để trị tận gốc

Cần chế tài mạnh để trị tận gốc

Việc tịch thu phương tiện vi phạm giao thông, nhất là hành vi đua xe, lạng lách, đánh võng… đã được quy định từ Nghị định 100/2019, nghị định 123/2021 và cả Luật Xử lý Vi phạm hành chính sửa đổi 2020.

Sau vụ bạo hành tại Mái ấm Hoa Hồng: Yêu cầu xử lý nghiêm và rà soát các cơ sở chăm sóc trẻ em

Sau vụ bạo hành tại Mái ấm Hoa Hồng: Yêu cầu xử lý nghiêm và rà soát các cơ sở chăm sóc trẻ em

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có công điện đề nghị UBND TP.HCM kiểm tra, xác minh vụ việc xảy ra tại Mái ấm Hoa Hồng, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật để răn đe hành vi ngược đãi, bạo hành, xâm hại trẻ em.

Ấn Độ: Liên tiếp tai nạn đường sắt vì chỉ mua mới, ít bảo trì

Ấn Độ: Liên tiếp tai nạn đường sắt vì chỉ mua mới, ít bảo trì

Dù sở hữu hệ thống đường sắt lớn hàng đầu thế giới, nhưng hình ảnh đường sắt Ấn Độ trong mắt nhiều người vốn không mấy tốt đẹp. Đặc biệt là trong thời gian gần đây, liên tiếp các sự cố, tai nạn đường sắt xảy ra tại Ấn Độ khiến làn sóng chỉ trích ngày càng dữ dội.

Xóm lồng đèn Phú Bình tất bật dịp Trung thu

Xóm lồng đèn Phú Bình tất bật dịp Trung thu

Càng gần đến dịp Trung Thu thì xóm lồng đèn Phú Bình, quận 11 (TP.HCM) lại càng nhộn nhịp hơn, rộn ràng hơn với những chiếc lồng đèn truyền thống được làm thủ công đón đêm hội trăng rằm.