Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thời Sự

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kênh VOV Giao thông: Thứ năm 25/07/2024, 05:54 (GMT+7)

Sáng nay (25/7), Lễ viếng chính thức đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu tổ chức đồng thời ở Hà Nội, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).

 

Sau 18h hôm nay (25/7), Ban Tổ chức Lễ tang sẽ tạo điều kiện sắp xếp cho nhân dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ban Tổ chức Lễ tang cho biết, khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR khi qua các chốt kiểm soát.

Công an thành phố Hà Nội đã bố trí trang bị các điều kiện cần thiết tại mỗi điểm lắp đặt máy quét mã QR để phục vụ nhân dân thực hiện thao tác quét mã thuận lợi khi đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lễ viếng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu từ 7h đến 22h ngày 25/7/2024 và từ 7h đến 13h ngày 26/7/2024; lễ truy điệu được tổ chức lúc 13h ngày 26-7-2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 phố Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội; lễ an táng được tổ chức lúc 15h ngày 26/7/2024 tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội. 

Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang trong 2 ngày (25-26/7/2024).

Phòng CSGT Hà Nội bố trí lực lượng đảm bảo ATGT, ANTT tại các tuyến phố xung quanh Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông (Ảnh: Hải Bằng)

Phòng CSGT Hà Nội bố trí lực lượng đảm bảo ATGT, ANTT tại các tuyến phố xung quanh Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông (Ảnh: Hải Bằng)

(Ảnh: Hải Bằng)

(Ảnh: Hải Bằng)

Sau 18h, người dân đang xếp hàng tại ngã tư Nguyễn Công Trứ - Lò Đúc đợi vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (Ảnh: Chấn Hải)

Sau 18h, người dân đang xếp hàng tại ngã tư Nguyễn Công Trứ - Lò Đúc đợi vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (Ảnh: Chấn Hải)

Người dân xếp hàng dài trên Phố Lò Đúc chờ vào viếng cố Tổng Bí thư tại Nhà tang lê Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Ảnh: Khắc Chính)

Người dân xếp hàng dài trên Phố Lò Đúc chờ vào viếng cố Tổng Bí thư tại Nhà tang lê Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Ảnh: Khắc Chính)

Đến 18h55, dòng người vẫn đổ về viếng cố Tổng Bí tại quê nhà - làng Lại Đà (Đông Anh, Hà Nội). Tính đến 17h ngày 25/7/2024, tại thôn Lại Đà, đã có 948 đoàn, 34.718 người đến viếng cố Tổng Bí thư. (Ảnh: Hải Bằng)

Đến 18h55, dòng người vẫn đổ về viếng cố Tổng Bí tại quê nhà - làng Lại Đà (Đông Anh, Hà Nội). Tính đến 17h ngày 25/7/2024, tại thôn Lại Đà, đã có 948 đoàn, 34.718 người đến viếng cố Tổng Bí thư. (Ảnh: Hải Bằng)

Lão sư Nguyễn Văn Dần - Minh Sư Đạo, 75 tuổi, đi quãng đường hơn 100km từ Gò Công Đông (Tiền Giang) cùng đồng đạo đến viếng: “Tôi thấy sự mất mát to lớn đối với đất nước, một vị lãnh tụ tài ba, có công đối với đất nước hết sức to lớn”. (Ảnh Huy Hoàng)

Lão sư Nguyễn Văn Dần - Minh Sư Đạo, 75 tuổi, đi quãng đường hơn 100km từ Gò Công Đông (Tiền Giang) cùng đồng đạo đến viếng: “Tôi thấy sự mất mát to lớn đối với đất nước, một vị lãnh tụ tài ba, có công đối với đất nước hết sức to lớn”. (Ảnh Huy Hoàng)

Anh Lê Xuân Thắng đến từ Đồng Nai ra TP.HCM viếng Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng: “Nghe tin bác mất tôi rất buồn, tôi cảm kích vì bác đã cống hiến quá nhiều. Tôi nghĩ thời khắc này là thời khắc bác phải có để nghỉ ngơi và đây là thời khắc thiêng liêng nhất của một đời người. Sau buổi hôm nay, thật sự tôi cảm thấy Việt Nam mất mát quá lớn, bởi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một người rất là tài, chỉ mong rằng sau này sẽ có người được như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. (Ảnh: Huy Hoàng)

Anh Lê Xuân Thắng đến từ Đồng Nai ra TP.HCM viếng Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng: “Nghe tin bác mất tôi rất buồn, tôi cảm kích vì bác đã cống hiến quá nhiều. Tôi nghĩ thời khắc này là thời khắc bác phải có để nghỉ ngơi và đây là thời khắc thiêng liêng nhất của một đời người. Sau buổi hôm nay, thật sự tôi cảm thấy Việt Nam mất mát quá lớn, bởi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một người rất là tài, chỉ mong rằng sau này sẽ có người được như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. (Ảnh: Huy Hoàng)

Ông Thích Tâm Chơn – Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết: “Giáo hội Phật giáo rất là cảm động vì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một người giản dị nhưng có một tấm lòng cao cả đối với người dân, đất nước, các tôn giáo và dân tộc. Tôi đến đây để bày tỏ tấm lòng tôn kính đến Tổng Bí thư, thắp 1 nén hương để cầu nguyện cho Tổng Bí thư về đến nơi tốt đẹp nhất”. (Ảnh: Huy Hoàng)

Ông Thích Tâm Chơn – Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết: “Giáo hội Phật giáo rất là cảm động vì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một người giản dị nhưng có một tấm lòng cao cả đối với người dân, đất nước, các tôn giáo và dân tộc. Tôi đến đây để bày tỏ tấm lòng tôn kính đến Tổng Bí thư, thắp 1 nén hương để cầu nguyện cho Tổng Bí thư về đến nơi tốt đẹp nhất”. (Ảnh: Huy Hoàng)

Ông Nguyễn Hoài Nam - Ủy viên thường vụ Hội hỗ trợ gia đình liệt sĩ TP.HCM (65 tuổi) chia sẻ: “Tổng Bí thư là một người vĩ đại, là người thổi luồng gió mới trong cuộc cải tổ và đưa đất nước tiến tới giàu mạnh theo hướng tích cực nhất, đây là tấm gương sáng cho mọi người noi theo”. (Ảnh: Huy Hoàng)

Ông Nguyễn Hoài Nam - Ủy viên thường vụ Hội hỗ trợ gia đình liệt sĩ TP.HCM (65 tuổi) chia sẻ: “Tổng Bí thư là một người vĩ đại, là người thổi luồng gió mới trong cuộc cải tổ và đưa đất nước tiến tới giàu mạnh theo hướng tích cực nhất, đây là tấm gương sáng cho mọi người noi theo”. (Ảnh: Huy Hoàng)

Bà Trịnh Thị Nhang (70 tuổi, từ Hải Phòng vào TP.HCM) chia sẻ: “Tôi vô cùng thương tiếc và chảy nước mắt. Nói chung là ai cũng thương tiếc lắm...” (Ảnh: Huy Hoàng)

Bà Trịnh Thị Nhang (70 tuổi, từ Hải Phòng vào TP.HCM) chia sẻ: “Tôi vô cùng thương tiếc và chảy nước mắt. Nói chung là ai cũng thương tiếc lắm...” (Ảnh: Huy Hoàng)

Người dân xếp hàng chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Cùng thời điểm này Hà Nội cũng vừa có một cơn mưa lớn. (Ảnh: Phúc Tài)

Người dân xếp hàng chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Cùng thời điểm này Hà Nội cũng vừa có một cơn mưa lớn. (Ảnh: Phúc Tài)

(Ảnh: Phúc Tài)

(Ảnh: Phúc Tài)

(Ảnh: Phúc Tài)

(Ảnh: Phúc Tài)

Khoảng 14h30, trời bắt đầu đổ mưa nặng hạt trước khu vực Hội trường Thống Nhất, TP.HCM nhưng nhiều người dân vẫn xếp hàng rất đông chờ vào viếng Tổng Bí thư (Ảnh: Huy Hoàng)

Khoảng 14h30, trời bắt đầu đổ mưa nặng hạt trước khu vực Hội trường Thống Nhất, TP.HCM nhưng nhiều người dân vẫn xếp hàng rất đông chờ vào viếng Tổng Bí thư (Ảnh: Huy Hoàng)

Ảnh: Huy Hoàng

Ảnh: Huy Hoàng

Mật độ phương tiện trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa đoạn gần Hội trường Thống Nhất tương đối đông đúc nhưng ổn định với sự điều tiết hỗ trợ của lực lượng chức năng. (Ảnh: Huy Hoàng)

Mật độ phương tiện trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa đoạn gần Hội trường Thống Nhất tương đối đông đúc nhưng ổn định với sự điều tiết hỗ trợ của lực lượng chức năng. (Ảnh: Huy Hoàng)

Dòng người tiến về Hội trường Thống Nhất (TP.HCM) mỗi lúc một đông hơn. (Ảnh: Huy Hoàng)

Dòng người tiến về Hội trường Thống Nhất (TP.HCM) mỗi lúc một đông hơn. (Ảnh: Huy Hoàng)

Nhân dân TP.HCM viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống nhất.

Nhân dân TP.HCM viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống nhất.

Viết sổ tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống nhất (TP.HCM)

Viết sổ tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống nhất (TP.HCM)

Viết sổ tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống nhất (TP.HCM)

Viết sổ tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống nhất (TP.HCM)

Sau cơn mưa nặng hạt lúc giữa trưa thì kể từ 13 giờ chiều nay Hội trường Thống Nhất tiếp tục đón người dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (Ảnh: Huy Hoàng)

Sau cơn mưa nặng hạt lúc giữa trưa thì kể từ 13 giờ chiều nay Hội trường Thống Nhất tiếp tục đón người dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (Ảnh: Huy Hoàng)

Sau cơn mưa nặng hạt lúc giữa trưa thì kể từ 13 giờ chiều nay Hội trường Thống Nhất tiếp tục đón người dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (Ảnh: Huy Hoàng)

Sau cơn mưa nặng hạt lúc giữa trưa thì kể từ 13 giờ chiều nay Hội trường Thống Nhất tiếp tục đón người dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (Ảnh: Huy Hoàng)

Tại làng Lại Đà - quê hương Tổng Bí thư, hơn 10h, dòng người xếp hàng đợi viếng vẫn rất đông. (Ảnh: Hải Bằng)

Tại làng Lại Đà - quê hương Tổng Bí thư, hơn 10h, dòng người xếp hàng đợi viếng vẫn rất đông. (Ảnh: Hải Bằng)

Ban tổ chức đã bố trí các điểm nghỉ chân tạm thời để người dân uống nước trong lúc chờ đợi. (Ảnh: Hải Bằng)

Ban tổ chức đã bố trí các điểm nghỉ chân tạm thời để người dân uống nước trong lúc chờ đợi. (Ảnh: Hải Bằng)

Ảnh: Hải Bằng

Ảnh: Hải Bằng

Ông Đỗ Trường Giang (67 tuổi, bên trái) bày tỏ: “Tôi rất thương tiếc một vị lãnh tụ có đạo đức trong sáng, vì dân, vì nước. Tôi nghĩ đây là một điều tiếc thương vô hạn của người dân đối với một vị lãnh tụ, tôi nghĩ là một sự mất mát rất lớn cho người dân. Biết được tin người dân có thể vào thăm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi cũng đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ từ trang phục chỉnh tề đến căn cước công dân, để sắp xếp vào nhìn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối cùng” (Ảnh: Phúc Tài)

Ông Đỗ Trường Giang (67 tuổi, bên trái) bày tỏ: “Tôi rất thương tiếc một vị lãnh tụ có đạo đức trong sáng, vì dân, vì nước. Tôi nghĩ đây là một điều tiếc thương vô hạn của người dân đối với một vị lãnh tụ, tôi nghĩ là một sự mất mát rất lớn cho người dân. Biết được tin người dân có thể vào thăm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi cũng đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ từ trang phục chỉnh tề đến căn cước công dân, để sắp xếp vào nhìn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối cùng” (Ảnh: Phúc Tài)

Bà Nguyễn Thị Phương Oanh (54 tuổi) bán báo ở số 11 Phan Huy Chú (Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội) hơn 30 năm chia sẻ: “Những ngày này, rất đông các ông bà đi mua những tờ báo có thông tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, họ còn đặt thêm để giữ những tờ báo đăng tin đấy để làm kỷ niệm. Nên mình cũng phải nhập thêm nhiều loại báo hơn để mọi người có thể lưu giữ làm kỷ niệm” (Ảnh: Phúc Tài)

Bà Nguyễn Thị Phương Oanh (54 tuổi) bán báo ở số 11 Phan Huy Chú (Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội) hơn 30 năm chia sẻ: “Những ngày này, rất đông các ông bà đi mua những tờ báo có thông tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, họ còn đặt thêm để giữ những tờ báo đăng tin đấy để làm kỷ niệm. Nên mình cũng phải nhập thêm nhiều loại báo hơn để mọi người có thể lưu giữ làm kỷ niệm” (Ảnh: Phúc Tài)

Một cách rất đặc biệt trong thời gian diễn ra lễ viếng, một bà cụ tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại bảng tin của báo Hà Nội Mới trong sáng 25/7.

Một cách rất đặc biệt trong thời gian diễn ra lễ viếng, một bà cụ tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại bảng tin của báo Hà Nội Mới trong sáng 25/7.

Chia sẻ với PV VOV Giao thông, ông Dương Quang Hạt - Chủ tịch Hội CCB phường Lý Thái Tổ tâm sự: 'Những việc làm của Tổng Bí thư đối với dân, với nước vô cùng lớn lao. Tôi và những người dân nơi đây trong những ngày này, đều thương tiếc vì sự ra đi của Tổng Bí thư. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một người lãnh đạo có tâm, có tầm, luôn gần gũi, quan tâm sâu sắc đến các tầng lớp nhân dân. Trái tim lớn đã ngừng đập nhưng hình ảnh và những đóng góp to lớn cho Đảng, cho dân tộc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn còn mãi và mang giá trị sâu sắc trong lòng cán bộ đảng viên nhân dân cả nước nói chung và nhân dân thủ đô Hà Nội nói riêng'.

Chia sẻ với PV VOV Giao thông, ông Dương Quang Hạt - Chủ tịch Hội CCB phường Lý Thái Tổ tâm sự: "Những việc làm của Tổng Bí thư đối với dân, với nước vô cùng lớn lao. Tôi và những người dân nơi đây trong những ngày này, đều thương tiếc vì sự ra đi của Tổng Bí thư. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một người lãnh đạo có tâm, có tầm, luôn gần gũi, quan tâm sâu sắc đến các tầng lớp nhân dân. Trái tim lớn đã ngừng đập nhưng hình ảnh và những đóng góp to lớn cho Đảng, cho dân tộc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn còn mãi và mang giá trị sâu sắc trong lòng cán bộ đảng viên nhân dân cả nước nói chung và nhân dân thủ đô Hà Nội nói riêng".

Bà Nguyễn Thị Tuyết, phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết: 'Từ khi nghe thông tin bác Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần tôi rất buồn. Tôi đến đây xếp hàng từ lúc 7h sáng để vào viếng bác. '

Bà Nguyễn Thị Tuyết, phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết: "Từ khi nghe thông tin bác Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần tôi rất buồn. Tôi đến đây xếp hàng từ lúc 7h sáng để vào viếng bác. "

Người dân xuất trình thẻ CCCD có gắn chip qua máy quét để vào viếng. (Ảnh: Chấn Hải)

Người dân xuất trình thẻ CCCD có gắn chip qua máy quét để vào viếng. (Ảnh: Chấn Hải)

Ảnh: Hải Bằng

Ảnh: Hải Bằng

Ảnh: Hải Bằng

Ảnh: Hải Bằng

Ảnh: Hải Bằng

Ảnh: Hải Bằng

Ảnh: Hải Bằng

Ảnh: Hải Bằng

Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM và các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước nghỉ hưu tại TP.HCM, các nguyên lãnh đạo TP.HCM do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên làm trưởng đoàn vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất.

Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM và các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước nghỉ hưu tại TP.HCM, các nguyên lãnh đạo TP.HCM do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên làm trưởng đoàn vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên thắp nhang tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất (TP.HCM)

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên thắp nhang tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất (TP.HCM)

Nhiều người không kìm được nước mắt khi vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (Ảnh: Hải Bằng)

Nhiều người không kìm được nước mắt khi vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (Ảnh: Hải Bằng)

Nhiều người không kìm được nước mắt khi vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (Ảnh: Hải Bằng)

Nhiều người không kìm được nước mắt khi vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (Ảnh: Hải Bằng)

(Ảnh: Hải Bằng)

(Ảnh: Hải Bằng)

Người dân theo dõi Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại một quán cà phê trên đường Phan Đình Phùng (Ảnh: Phúc Tài)

Người dân theo dõi Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại một quán cà phê trên đường Phan Đình Phùng (Ảnh: Phúc Tài)

Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn Chính phủ vào viếng. (Ảnh: Giang Huy)

Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn Chính phủ vào viếng. (Ảnh: Giang Huy)

Dòng người vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà làng Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội (Ảnh: Hải Bằng)

Dòng người vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà làng Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội (Ảnh: Hải Bằng)

Ảnh: Hải Bằng

Ảnh: Hải Bằng

(Ảnh: Hải Bằng)

(Ảnh: Hải Bằng)

(Ảnh: Hải Bằng)

(Ảnh: Hải Bằng)

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến viếng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: Giang Huy)

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến viếng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: Giang Huy)

Gia đình, người thân, dòng họ Nguyễn Phú vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (Ảnh: VTC)

Gia đình, người thân, dòng họ Nguyễn Phú vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (Ảnh: VTC)

Gia đình, người thân, dòng họ Nguyễn Phú vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (Ảnh: VTC)

Gia đình, người thân, dòng họ Nguyễn Phú vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (Ảnh: VTC)

Tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, từ 7h các sư thầy đánh chuông bắt đầu lễ thắp hương tưởng nhớ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: Gia Chính)

Tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, từ 7h các sư thầy đánh chuông bắt đầu lễ thắp hương tưởng nhớ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: Gia Chính)

Tại TP.HCM, Lễ viếng, Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất ̣(Ảnh: VTC)

Tại TP.HCM, Lễ viếng, Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất ̣(Ảnh: VTC)

Đúng 7h, thay mặt Ban Tổ chức lễ Quốc tang, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường, trưởng Ban Tổ chức lễ Quốc tang đã lên điều hành lễ viếng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Đúng 7h, thay mặt Ban Tổ chức lễ Quốc tang, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường, trưởng Ban Tổ chức lễ Quốc tang đã lên điều hành lễ viếng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14/4/1944, quê xã Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội. Thường trú tại số 5 phố Thiền Quang, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội. 

Tham gia cách mạng năm 1967, vào Đảng tháng 12-1967. Đồng chí là Ủy viên Trung ương Đảng từ khóa VII đến khóa XIII, ủy viên Bộ Chính trị từ khóa VIII đến khóa XIII, tham gia thường trực Bộ Chính trị khóa VIII. Tổng bí thư khóa XI, XII, XIII, Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016 - 2021, Chủ tịch Quốc hội khóa XI, XII, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Bí thư Quân ủy Trung ương, Ủy viên thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đại biểu Quốc hội từ khóa XI - XV. 

Sau thời gian lâm bệnh, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ, chuyên gia đầu ngành tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần hồi 13h38 ngày 19-7-2024 (tức ngày 14 tháng 6 năm Giáp Thìn) tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108, hưởng thọ 80 tuổi. 

Gần 60 năm hoạt động cách mạng, đồng chí có nhiều công lao, cống hiến to lớn, đặc biệt xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, dân tộc ta. 

Đồng chí đã được Đảng, Nhà nước tăng thưởng Huân chương sao vàng, huy hiệu 55 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế. 

Đồng chí mất đi là tổn thất vô cùng to lớn, không thể bù đắp được với Đảng ta, Nhà nước ta, nhân dân ta và gia quyến đồng chí. 

Để tỏ lòng thương tiếc và tưởng nhớ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang. 

Sau đó, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường đã công bố danh sách Ban lễ tang và Ban Tổ chức lễ Quốc tang, thời gian lễ viếng, lễ truy điệu, lễ an táng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 phố Trần Thánh Tông (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) - Ảnh Phúc Tài

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 phố Trần Thánh Tông (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) - Ảnh Phúc Tài

Ảnh: Phúc Tài

Ảnh: Phúc Tài

Ảnh: Phúc Tài

Ảnh: Phúc Tài

Ảnh: Phúc Tài

Ảnh: Phúc Tài

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước chuẩn bị vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (Ảnh: VOV)

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước chuẩn bị vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (Ảnh: VOV)

Đúng 6 giờ sáng 25/7, Lễ treo cờ rủ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra trọng thể tại Quảng trường Ba Đình (Ảnh: Phúc Tài)

Đúng 6 giờ sáng 25/7, Lễ treo cờ rủ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra trọng thể tại Quảng trường Ba Đình (Ảnh: Phúc Tài)

(Ảnh: Phúc Tài)

(Ảnh: Phúc Tài)

(Ảnh: Phúc Tài)

(Ảnh: Phúc Tài)

Empty
(Ảnh: Phúc Tài)

(Ảnh: Phúc Tài)

An ninh được thắt chặt, người dân đến viếng đều được yêu cầu đi qua cửa an ninh. (Ảnh: Hải Bằng)

An ninh được thắt chặt, người dân đến viếng đều được yêu cầu đi qua cửa an ninh. (Ảnh: Hải Bằng)

(Ảnh: Hải Bằng)

(Ảnh: Hải Bằng)

Ban tổ chức bố trí xe điện và các điểm gửi xe miễn phí để phục vụ người dân đến viếng tại làng Lại Đà (xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội. (Ảnh: Hải Bằng)

Ban tổ chức bố trí xe điện và các điểm gửi xe miễn phí để phục vụ người dân đến viếng tại làng Lại Đà (xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội. (Ảnh: Hải Bằng)

Tại làng Lại Đà (xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội), nhiều đoàn đã có mặt để chờ vào viếng (Ảnh: Hải Bằng)

Tại làng Lại Đà (xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội), nhiều đoàn đã có mặt để chờ vào viếng (Ảnh: Hải Bằng)

(Ảnh: Hải Bằng)

(Ảnh: Hải Bằng)

Các đoàn chuẩn bị vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội (Ảnh: Hải Bằng)

Các đoàn chuẩn bị vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội (Ảnh: Hải Bằng)

(Ảnh: Hải Bằng)

(Ảnh: Hải Bằng)

Linh cữu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được quàn tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.

Linh cữu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được quàn tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.

Chủ tịch nước Tô Lâm cùng các lãnh đạo Đảng, Nhà nước có mặt, kiểm tra tại Nhà tang lễ trước Lễ viếng. (Ảnh: VOV)

Chủ tịch nước Tô Lâm cùng các lãnh đạo Đảng, Nhà nước có mặt, kiểm tra tại Nhà tang lễ trước Lễ viếng. (Ảnh: VOV)

Gia quyến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chuẩn bị vào viếng. (Ảnh: VOV)

Gia quyến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chuẩn bị vào viếng. (Ảnh: VOV)

Ngay từ 4h sáng nay (25/7), Phòng CSGT Hà Nội đã triển khai lực lượng đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự cho Lễ Quốc tang (Ảnh: Hải Bằng)

Ngay từ 4h sáng nay (25/7), Phòng CSGT Hà Nội đã triển khai lực lượng đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự cho Lễ Quốc tang (Ảnh: Hải Bằng)

(Ảnh: Hải Bằng)

(Ảnh: Hải Bằng)

(Ảnh: Hải Bằng)

(Ảnh: Hải Bằng)

(Ảnh: Hải Bằng)

(Ảnh: Hải Bằng)

Hàng trăm người dân làng Lại Đà (Đông Anh, Hà Nội) trong trang phục quần đen áo đen xếp hàng kiểm tra an ninh vào chờ viếng Tổng Bí thư.

Hàng trăm người dân làng Lại Đà (Đông Anh, Hà Nội) trong trang phục quần đen áo đen xếp hàng kiểm tra an ninh vào chờ viếng Tổng Bí thư.

 

Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang trong 2 ngày (25-26/7/2024). 

Ban Lễ tang gồm 35 thành viên do Chủ tịch nước Tô Lâm làm Trưởng ban. Ban Tổ chức Lễ tang gồm 27 thành viên, do Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường làm Trưởng Ban.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dânLinh cữu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được quàn tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7/2024 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/7/2024.

Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ ngày 26/7/2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.

Lễ an táng lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.Lễ viếng, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Ban Tổ chức Lễ tang sẽ tạo điều kiện, sắp xếp cho nhân dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Công an thành phố Hà Nội đã bố trí trang bị các điều kiện cần thiết tại mỗi điểm lắp đặt máy quét mã QR để phục vụ nhân dân thực hiện thao tác quét mã thuận lợi khi đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chân thành cảm ơn đồng bào, đồng chí cả nước và bạn bè quốc tế đã gửi lời chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần.

Tại lễ viếng, gia đình xin phép không nhận vòng hoa và phúng điếu.

Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ tường thuật trực tiếp Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trong hai ngày Quốc tang (25/7/2024 và 26/7/2024), các cơ quan, công sở, nơi công cộng treo cờ rủ, không tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí công cộng. 

lich-to-chuc-tang-le-tbt-nguyen-phu-6762.png (1)

 

Trước đó, Văn phòng Trung ương Đảng đã có văn bản gửi các cơ quan trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc dự lễ viếng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Theo đó, Văn phòng Trung ương Đảng đề nghị các cơ quan, địa phương chuẩn bị và thông báo đến thành viên trong đoàn thực hiện việc mang theo căn cước công dân gắn chip hoặc điện thoại có cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR khi vào khu vực tổ chức lễ tang.

Cùng với đó bố trí xe ô tô đi chung đến khu vực tổ chức lễ tang. Ban Tổ chức lễ tang đã chuẩn bị vòng hoa.

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, sinh ngày 14-4-1944; quê quán: xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Thường trú tại nhà số 5, phố Thiền Quang, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Tham gia công tác từ năm 1967; vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 19-12-1967.

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa VII, VIII, IX, X, XI, XII, XIII; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa VIII, IX, X, XI, XII, XIII; tham gia Thường trực Bộ Chính trị khóa VIII; Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, XII; Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa XI, XII, XIII; Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 - 2021, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; Bí thư Quân ủy Trung ương; Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương; Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đại biểu Quốc hội các khóa XI, XII, XIII, XIV, XV.

Sau một thời gian lâm bệnh nặng, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, y bác sĩ đầu ngành tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao bệnh nặng, đồng chí đã từ trần hồi 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024 (tức ngày 14 tháng 6 năm Giáp Thìn), tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội, hưởng thọ 80 tuổi.

Gần 60 năm công tác, đồng chí đã có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Đồng chí được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.

 

Kênh VOV Giao thông/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Chuyển tài khoản thu phí sang tài khoản giao thông, cần chuẩn bị gì?

Chuyển tài khoản thu phí sang tài khoản giao thông, cần chuẩn bị gì?

Ngày 01/10/2024 khi Nghị định Quy định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ có hiệu lực. Từ nay đến trước ngày 01/10/2025, tức là trong vòng 1 năm, chủ phương tiện phải chuyển đổi tài khoản thu phí sang tài khoản giao thông kết nối phương tiện thanh toán.

Sát nhân trên cao tốc

Sát nhân trên cao tốc

Rất may mắn khi chưa có vụ tai nạn nghiêm trọng nào xảy ra khi hàng trăm vụ chẹt phải đinh trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng được ghi nhận trong thời gian qua. Tuy nhiên, nguy cơ tai nạn chết người vẫn luôn ở đó.

Đường sắt trong quy hoạch đô thị: Nên giữ hay di dời?

Đường sắt trong quy hoạch đô thị: Nên giữ hay di dời?

Đường sắt Bắc – Nam đoạn qua địa bàn TP.HCM thường xuyên xảy ra tình trạng giao thông ùn ứ, hỗn loạn ở hàng chục điểm giao cắt, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông, đặc biệt vào giờ cao điểm. Mặc dù đã có nhiều giải pháp được đưa ra, tình hình chưa được cải thiện đáng kể.

Lại có xe ô tô khách lùi trên cao tốc

Lại có xe ô tô khách lùi trên cao tốc

Sau khi phát hiện đã đi quá lối rẽ vào trạm dừng nghỉ, tài xế xe khách 29 chỗ đã quyết định tấp vào làn dừng khẩn cấp và lùi lại bất chấp dòng xe vẫn di chuyển rất nhanh từ phía sau

Bệnh viện Nhi đồng 1 khẳng định không có “đợt bệnh hô hấp mới”

Bệnh viện Nhi đồng 1 khẳng định không có “đợt bệnh hô hấp mới”

So sánh trong vòng 5 năm 2019-2024, số lượng bệnh nhân hô hấp trong năm 2024 tương đương với các năm trước đó. Vì vậy, Bệnh viện Nhi đồng 1 khẳng định, đây không phải là “đợt bệnh hô hấp mới” như phản ánh của báo chí.

Làm sao biết mình nợ thuế và bị hoãn xuất cảnh?

Làm sao biết mình nợ thuế và bị hoãn xuất cảnh?

Tại Luật Quản lý thuế số 38/2019 và Nghị định số 126/2020 của Chính phủ Hướng dẫn Luật Quản lý thuế, có quy định cụ thể về các trường hợp người nộp thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế hoặc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh.

Đừng sợ mùa đông

Đừng sợ mùa đông

Nếu ví các độ tuổi trong đời như bốn mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông, thì mùa đông có lẽ là mùa ít được mong chờ hơn cả. Nhưng nếu quan sát người già trên phố, bạn sẽ thấy, mùa đông không đáng sợ.