Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Góc Nhìn

Để ĐBSCL không nằm ngoài xu thế du lịch xanh (Bài 2): Đường bơi dài, đừng để “hụt hơi”

Mỹ Phụng: Thứ năm 25/07/2024, 16:35 (GMT+7)

Dù có nhiều tiềm năng phát triển, song du lịch xanh ở ĐBSCL cũng chỉ ở giai đoạn “khởi đầu”. Hạ tầng, nguồn nhân lực du lịch vẫn còn nhiều hạn chế và đang thiếu cơ chế điều phối liên vùng nên không gian du lịch xanh của vùng vẫn còn rời rạc và chưa tạo được dấu ấn đậm nét.

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng đưa ra định hướng: "Phát triển du lịch xanh, gắn hoạt động du lịch với gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường".

Cùng với cả nước, các tỉnh, thành ĐBSCL cũng đang tích cực chuyển đổi xanh trong lĩnh vực du lịch. Đặt chân đến vùng đất chín rồng, du khách sẽ không xa lạ với những từ như du lịch sinh thái, du lịch tái tạo, du lịch “Net Zero”…

Đó là những tour du lịch xanh hướng đến với mục đích không gây tổn hại đến môi trường trong quá trình hoạt động. Đồng thời, mỗi du khách là một “sứ giả” bảo vệ môi trường.

Anh Võ Văn Phong – Giám đốc Công ty TNHH Truyền thông Du lịch C2T Bến Tre - một doanh nghiệp du lịch lữ hành tiêu biểu của vùng ĐBSCL về phát triển du lịch xanh, bền vững chia sẻ, hiện nay việc chuyển đổi du lịch xanh tại Miền tây nam bộ vẫn còn nhiều hạn chế: Đồng bằng sông Cửu Long, có những cái chuyển đổi xanh nó còn chậm hay là còn hạn chế, vì thứ nhất là cơ chế chính sách mình chưa có cụ thể. Nói về chuyển đổi xanh thì chúng ta không biết nó sẽ chuyển đổi cái gì, làm cái gì cụ thể. Những người làm du lịch hay là những người quản lý du lịch thì họ cũng chưa biết bắt nhịp từ đâu mà trong khi thế giới thay đổi liên tục. Do vậy là về mặt hạn chế về cơ chế chính sách. Cái thứ hai là về nhận thức, về môi trường. Hạn chế thứ ba đó là chưa có tiếp cận những cái cái kiến thức quốc tế, hợp tác quốc tế. 

Du lịch xanh có tiềm năng và thu hút du khách

Du lịch xanh có tiềm năng và thu hút du khách

Du lịch xanh tại ĐBSCL hiện nay vẫn còn mang tính tự phát cao. Theo ông Võ Văn Phong -  Giám đốc Công ty TNHH Truyền thông Du lịch C2T Bến Tre, nguồn nhân lực của ngành du lịch tại miền Tây vẫn còn nhiều hạn chế về trình độ và nhận thức trong phát triển du lịch xanh. Đội ngũ nhân viên trong ngành du lịch thường còn thiếu kỹ năng chuyên môn, đặc biệt là trong việc quản lý và tổ chức các tour du lịch xanh.

Vì vậy để phát triển du lịch xanh, bền vững cần phải mở rộng tư duy, nâng cao nguồn nhân lực: Vấn đề thứ nhất là phải hợp tác quốc tế để học những cái tư duy mới, những cái mô hình kinh doanh mới và những cái xu hướng mới. Chuyện mà đi học hợp tác quốc tế rất là quan trọng. Cái thứ hai là em sẽ thấy là ĐBSCL thì có tiền, có đất, cái thấy người ta làm du lịch thì cái nhào ra làm nhưng mà không chịu đi học bài bản. Nó rất là quan trọng. Mà học bài bản thì phải có chương trình đào tạo cụ thể. Muốn chuyển đổi xanh thì phải có con người xanh, phải có nguồn nhân lực xanh. Chúng ta phải có lộ trình, có kế hoạch.

Hiện nay ĐBSCL đang chịu thách thức rất lớn bởi biến đổi khí hậu. Môi trường xanh đang chịu tác động không nhỏ từ các ngành nghề. Vì vậy, vừa phát triển vừa bảo vệ môi trường là xu hướng tất yếu. Bà Nguyễn Thị Ngọc Dung - Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre cho biết, cùng với các địa phương ở ĐBSCL, Bến Tre cũng đang có nhiều giải pháp để tăng cường đẩy mạnh phát triển du lịch xanh:   Chúng tôi vận động tất cả các doanh nghiệp, đơn vị là hãy chung tay giữ môi trường xanh và kêu gọi tất cả các tour, sản phẩm của họ là làm những tour, những cái sản phẩm mỗi du khách dù là quốc tế, hay nội địa sẽ trở thành một thành viên để cùng với cộng đồng người dân địa phương, cùng với chính quyền địa phương tạo nên một cái mảng xanh cho cái tỉnh Bến Tre.

Đặc biệt quan tâm nhất đó là vấn đề về phát triển thảm xanh và tập trung nhất là hiện nay là cái xu hướng đang được tất cả mọi người quan tâm, đó là cái chỉ số carbon của trong cái phát triển cái kinh tế xanh của từng địa phương.  

Điểm du lịch sinh thái Cồn Én, huyện Chợ Mới

Điểm du lịch sinh thái Cồn Én, huyện Chợ Mới

Bên cạnh những cơ chế, chính sách hay đầu tư phát triển nguồn nhân lực xanh thì hạ tầng cũng là vấn đề cần được quan tâm trong phát triển du lịch xanh, bền vững tại ĐBSCL. Đồng nghĩa, cần phải có “quy hoạch Xanh”. Theo đó, các quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng cần định hướng cho phát triển du lịch xanh, đặc biệt là việc phát triển cơ sở hạ tầng du lịch ít tác động tới môi trường và thiên nhiên, đảm bảo quản lý chất thải rắn và nước thải hiệu quả, cùng nhiều vấn đề khác.

Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch đề xuất một số ý kiến: Ở các địa phương cũng cần ưu tiên, nhận thức đúng về tăng trưởng xanh, về kinh tế tuần hoàn. Vì vậy phải dành những nguồn lực ngân sách nhất định để hỗ trợ trong việc đầu tư về hạ tầng. Ví dụ đầu tư về hạ tầng giao thông xanh, hạ tầng về xử lý chất thải tại các khu điểm du lịch. Đấy là những vấn đề nhà nước cần ưu tiên đầu tư. Nhất là các khu điểm du lịch tầm cỡ quốc gia, như Phú Quốc, Côn Đảo và các khu điểm lớn thì cần ưu tiên trong đầu tư hệ thống xử lý nước thải, chất thải hiện đại. Rồi đầu tư về sản xuất sử dụng năng lượng…

Việc chuyển đổi xanh trong du lịch cần có thời gian và lộ trình cụ thể. Bởi nó không chỉ liên quan đến những người làm du lịch mà còn có người dân và nhiều đơn vị ban ngành khác. Chung tay phát triển du lịch xanh là thể hiện sự trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. Thúc đẩy phát triển du lịch xanh cũng chính là “chìa khóa” để phát triển du lịch bền vững trong tương lai.  

Hoạt động đi xe đạp trải nghiệm cho khách du lịch 

Hoạt động đi xe đạp trải nghiệm cho khách du lịch 

Đường bơi dài, đừng để “hụt hơi”.

Với xu hướng "sống xanh" trong cuộc sống hiện đại ngày nay, ngày càng nhiều người muốn được trở về với cuộc sống ít xô bồ, náo nhiệt, khách du lịch cũng muốn tìm đến những địa điểm thân thiện với môi trường, được nghỉ dưỡng và bảo đảm sức khỏe, tinh thần. ĐBSCL với lợi thế là một trong những khu vực có hệ sinh thái phong phú và đa dạng, với các đặc điểm thiên nhiên như rừng tràm, vùng đầm lầy, và mạng lưới sông ngòi. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các dạng du lịch xanh như du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng. Đây cũng là tiềm năng lớn để phát triển du lịch xanh, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với vùng đất này.

Dù có nhiều lợi thế nhưng ĐBSCL vẫn đối mặt không ít thách thức trước xu hướng phát triển du lịch xanh, bền vững. Đó là sự tác động của biến đổi khí hậu, nguồn nhân lực chuyên môn cho du lịch vẫn còn nhiều hạn chế về số lượng và chất lượng. Hạ tầng chưa hoàn thiện cũng ảnh hưởng không nhỏ đến trải nghiệm du lịch của khách hàng. Ngoài ra, sản phẩm du lịch chưa đa dạng cũng là rào cản để thu hút du khách đến với vùng châu thổ Cửu Long.

Du khách thưởng thức các món ăn đặc sản tươi sống dưới thuyền

Du khách thưởng thức các món ăn đặc sản tươi sống dưới thuyền

Phát triển du lịch xanh là du lịch có trách nhiệm với tự nhiên, bảo tồn môi trường, duy trì, gìn giữ văn hóa và cuộc sống của người dân bản địa, tạo việc làm, cải thiện sinh kế cho người dân. Du lịch xanh là xu hướng mới cũng là xu hướng tất yếu để phát triển ĐBSCL bền vững. Để du lịch xanh ở ĐBSCL đi đường dài mà không bị “hụt hơi” thì trước hết cần phải tôn trọng và bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hóa, dựa trên tính nguyên sơ, nguyên bản của các giá trị cảnh quan thiên nhiên và di sản văn hóa dân tộc.

Bên cạnh đó, cần tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch. Đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao được đào tạo bài bản.

Ngoài ra, để thu hút du khách, ĐBSCL cũng cần đầu tư vào hạ tầng và dịch vụ du lịch chất lượng cao. Các đường đi, điểm dừng chân, khu nghỉ dưỡng cần được quy hoạch và xây dựng hài hòa với môi trường để du khách có trải nghiệm thú vị và an toàn. Không những thế, cần phát triển đa dạng các loại hình du lịch theo hướng tăng trưởng xanh như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái nông nghiệp-nông thôn, du lịch khám phá trải nghiệm các giá trị di sản tự nhiên và văn hóa, nghỉ dưỡng-chăm sóc sức khỏe….

Các địa phương và doanh nghiệp trong quá trình phát triển và kinh doanh du lịch cần tính đến bài toán “xanh hóa” và “bền vững hóa” các hoạt động du lịch, trên cơ sở gần gũi với thiên nhiên, thân thiện với môi trường. Đặc biệt cần thiết phải hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy định quản lý về phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh.

Đặc biệt, du lịch xanh ĐBSCL không thể tồn tại và phát triển nếu thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa các địa phương trong vùng. Việc tạo ra các mô hình hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và tài nguyên giữa các địa phương sẽ giúp nâng cao chất lượng và sức hút của du lịch xanh.

Để không bị "hụt hơi", phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh cần có một chiến lược phát triển bền vững, cân bằng giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường, cùng sự hợp tác chặt chẽ từ các bên liên quan. Chỉ khi đó, du lịch xanh ĐBSCL mới thực sự có thể phát triển và góp phần vào sự giàu có và bền vững của vùng đất này.

 

Mỹ Phụng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Để “mái ấm” biến thành “địa ngục”, lỗ hổng nào trong khâu quản lý?

Để “mái ấm” biến thành “địa ngục”, lỗ hổng nào trong khâu quản lý?

Những đứa trẻ sinh ra kém may mắn, những tưởng được che chở ở nơi gọi là “mái ấm”, nhưng không ngờ, bị xách, bị quăng, bị đánh đập không thương tiếc.

Mong chờ tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài

Mong chờ tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài

TP.HCM và Tây Ninh đang tập trung chuẩn bị những bước tiếp theo để triển khai dự án. Tại Tây Ninh, việc triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng của dự án đang được các sở, ngành, địa phương gấp rút thực hiện, phấn đấu hoàn thành vào ngày 15/4/2025.

Cây xanh bật gốc trong giông lốc, nhiều tuyến phố Hà Nội gặp khó khăn

Cây xanh bật gốc trong giông lốc, nhiều tuyến phố Hà Nội gặp khó khăn

Dự báo trong ngày 7/9, bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào các tỉnh Bắc Bộ với trọng tâm là các tỉnh, thành Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định. Cơ quan khí tượng đã đưa ra cảnh báo rủi ro thiên tai cấp 4 đối với Quảng Ninh, Hải Phòng.

Bộ GTVT: Tập trung triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3

Bộ GTVT: Tập trung triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có Công điện gửi các cơ quan, đơn vị trong ngành liên quan đến việc tập trung ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3 (bão Yagi).

Tạm ngừng khai thác tàu bay tại một số cảng hàng không do ảnh hưởng bão số 3

Tạm ngừng khai thác tàu bay tại một số cảng hàng không do ảnh hưởng bão số 3

Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam đã quyết định tạm ngừng tiếp thu, khai thác tàu bay tại các cảng hàng không nằm trong vùng ảnh hưởng của bão YAGI trong ngày 7/9/2024.

Để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, trở ngại là gì?

Để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, trở ngại là gì?

Ngành GD&ĐT đang đặt mục tiêu nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học để nhằm đẩy mạnh hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn mới.

Phố Hoàng Ngân (Hà Nội): Người đi bộ dưới lòng đường, 'nhường' vỉa hè cho ô tô  và hàng nước

Phố Hoàng Ngân (Hà Nội): Người đi bộ dưới lòng đường, "nhường' vỉa hè cho ô tô và hàng nước

Đoạn đường 1 chiều trên phố Hoàng Ngân thuộc phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy (Hà Nội) rất nhiều ô tô đỗ chật kín cả hai bên vỉa hè và lòng đường, buộc người đi bộ phải len lỏi qua khoảng trống giữa các xe, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông.