Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Chuyện hôm nay

Để tồn đọng, hư hỏng là chưa làm hết trách nhiệm

Quách Đồng: Thứ năm 13/06/2024, 07:09 (GMT+7)

Theo quy định hiện hành, để có thể ra quyết định tịch thu, đấu giá phương tiện vi phạm giao thông bị tồn đọng, thường phải mất hàng năm, thậm chí 2 năm.

Bởi vậy, để giảm thiểu tình trạng tồn đọng phương tiện, ngoài việc rút ngắn quy trình, hiện đại hóa việc rà soát, đối chiếu, thông báo, cần ràng buộc và xử lý trách nhiệm của đơn vị có chức năng ra quyết định tịch thu, thanh lý.

Ảnh minh họa: Pháp luật Việt Nam

Ảnh minh họa: Pháp luật Việt Nam

Theo quy định hiện hành, để tịch thu một phương tiện vi phạm giao thông bị tồn đọng, cơ quan chức năng phải trải qua nhiều bước nhiều thủ tục khiến người ngoài cuộc còn thấy nản lòng.

Cụ thể, với trường hợp xác định được chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp, thì cơ quan chức năng cũng phải thông báo cho họ 2 lần, trong vòng 10 ngày làm việc.

Hết thời hạn 1 tháng kể từ ngày thông báo lần thứ 2, nếu người vi phạm, chủ sở hữu không đến nhận thì cơ quan chức năng mới có thể ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.

Với trường hợp không xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, để tịch thu phương tiện phải mất hàng năm, sau khi đã thông báo 2 lần trên phương tiện thông tin đại chúng.

Ngoài ra, còn các thủ tục đối soát thông tin để loại trừ phương tiện liên quan đến các vụ án…

Đó mới là các thủ tục để tiến hành tịch thu phương tiện vi phạm.

Ngoài ra, phải trải qua các bước xác minh, thông báo, tịch thu, thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, thẩm định giá, thành lập hội đồng để bán đấu giá, bán đấu giá… với sự tham gia của lực lượng CSGT, thuế, tư pháp…

Để hoàn thành quy tình này mất khoảng 2 năm, hoặc hơn. Điều đó phần nào lý giải được tình trạng chậm trễ trong việc đấu giá phương tiện tồn đọng tại các bãi trông giữ.

Bởi vậy, nhiều ý kiến cho rằng, để giảm thiểu tình trạng tồn đọng phương tiện vi phạm tại các bãi tạm giữ, công an các địa phương cần tham mưu, rút ngắn quy trình, thời gian và số lần thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng khi phương tiện vi phạm đã quá thời hạn tạm giữ mà người vi phạm không đến nhận, hoặc trường hợp không xác định được chủ xe vi phạm, để tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng thực hiện đấu giá, thanh lý.

Empty

 

Bên cạnh đó, cần ràng buộc trách nhiệm của chủ xe trong việc chấp hành các quy định xử phạt, buộc họ phải chấp hành quyết định xử phạt đối với hành vi mình gây ra. Từ dữ liệu biển số định danh, không khó để tìm ra chủ sở hữu phương tiện, nếu chủ phương tiện không chấp hành quyết định xử phạt, bỏ phương tiện, có thể từ chối cấp đăng ký mới để buộc người vi phạm phải chấp hành.

Đặc biệt, các cơ quan chức năng cũng cần nghiêm túc thực hiện trách nhiệm của mình trong việc tiến hành các thủ tục tịch thu, thanh lý phương tiện tồn đọng. Các bên Công an, thuế, tư pháp cần có quy chế làm việc riêng để có quy trình xử lý nhanh chóng với phương tiện tồn đọng.

Bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính đã quy định trách nhiệm của các bên khi chậm trễ thực hiện quy trình thanh lý, đấu giá, sau khi đã có quyết định tịch thu phương tiện, nhưng đến nay chưa có cơ quan, đơn vị nào bị xử lý trách nhiệm, càng khiến phương tiện tồn đọng càng nhiều, gây lãng phí, thất thoát tài sản quá lớn cho người dân và xã hội.

Ngoài ra, cần nghiên cứu lại quy định cho phép người dân cược tiền để tự bảo quản phương tiện. Nếu các nghiên cứu về tác động xã hội của chính sách này cho thấy người dân không mặn mà thì có thể bỏ.

Ngược lại, nếu thấy cần thiết, cần nghiên cứu theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là việc xác nhận của chính quyền địa phương, nơi tạm giữ, cam kết không mang phương tiện ra lưu thông… để tạo thêm cho người vi phạm một sự lựa chọn, vừa giảm tải cho các bãi trông giữ, vừa đảm bảo hiệu quả xử phạt mà không lo người vi phạm “bỏ của chạy lấy người”./.

 

Quách Đồng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Ngập úng đô thị: 'Lỗi' nào của quy hoạch?

Ngập úng đô thị: "Lỗi" nào của quy hoạch?

Từ các đô thị vùng cao đến đô thị sát biển, ven sông đều biến thành “sông” khi mưa lớn. Dẫu cho các đô thị đã có quy hoạch và thực hiện theo quy hoạch nhưng vẫn không thể giải được bài toán ngập úng. Vậy có "lỗi" nào đến từ công tác quy hoạch trước đó còn thiếu sót?

Quản lý an toàn xe đưa đón học sinh, vẫn “5 người 10 ý”

Quản lý an toàn xe đưa đón học sinh, vẫn “5 người 10 ý”

Hơn 19.000 học sinh tại Hà Nội và hơn 21.000 học sinh TPHCM sử dụng xe đưa đón đến trường mỗi ngày. Hàng ngàn phương tiện đang phục vụ hoạt động này.

Nỗ lực tối đa để đưa nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất về đích đúng 30/4/2025

Nỗ lực tối đa để đưa nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất về đích đúng 30/4/2025

Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu các bên liên quan phấn đấu hết mình để hoàn thành và đưa vào khai thác dự án Nhà ga hành khách T3 – Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đúng dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước 30/4/2025.

Chủ trọ, chủ nhà ống đua nhau đi mua đồ phòng cháy

Chủ trọ, chủ nhà ống đua nhau đi mua đồ phòng cháy

Chưa khi nào, hỏa hoạn ở Hà Nội lại xảy ra liên tiếp và hậu quả nặng nề như thời gian qua. Trong vòng 9 tháng, có 5 vụ hỏa hoạn nghiêm trọng, khiến 81 người thiệt mạng.

Báo giấy, những hình ảnh hiếm hoi trên phố

Báo giấy, những hình ảnh hiếm hoi trên phố

Theo thời gian, cùng với sự phát triển của công nghệ, thói quen đọc báo giấy dần mất đi. Bây giờ, để tìm được một sạp bán báo giấy, hay hình ảnh những độc giả ngồi lần giở những trang báo trên phố, trong quán cà phê buổi sáng, thật khó...

Gặp khó vì phí bảo hiểm ô tô tăng vọt

Gặp khó vì phí bảo hiểm ô tô tăng vọt

Trong bối cảnh lạm phát, giá cả leo thang việc sở hữu ô tô đang trở thành gánh nặng đối với không ít gia đình. Không những vậy, những năm gần đây phí bảo hiểm xe tăng phi mã khiến nhiều tài xế lâm vào cảnh lao đao.

Tín dụng tăng chưa đầy 4% sau nửa năm 2024

Tín dụng tăng chưa đầy 4% sau nửa năm 2024

Theo Ngân hàng Nhà nước, tốc độ tăng trưởng tín dụng cải thiện dần qua các tháng. Tính đến 14/6, tăng trưởng tín dụng tăng 3,79% so cuối năm 2023.