Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Chuyện hôm nay

Quản lý cây xanh đô thị: Thống nhất về một đầu mối

Hải Hà: Chủ nhật 02/06/2024, 16:24 (GMT+7)

Lĩnh vực cây xanh đô thị có tính đặc thù cần quản lý theo hệ thống và có tính đồng bộ. Việc phân cấp quản lý cây xanh đô thị theo địa giới hành chính và do nhiều đơn vị quản lý phần nào gây ra khó khăn trong việc xử lý những tình huống khẩn cấp khi điều kiện thời tiết cực đoan.

 Do vậy, cần có một đơn vị đứng ra tiếp nhận thông tin, điều phối và xử lý mới đem lại hiệu quả.

Sau trận mưa giông ngày 20/4, cây xanh ngã đổ trước số 43 Thanh Bình chất đống chiếm một nửa lòng đường gây cản trở giao thông 

Sau trận mưa giông ngày 20/4, cây xanh ngã đổ trước số 43 Thanh Bình chất đống chiếm một nửa lòng đường gây cản trở giao thông 

Theo quy định hiện nay, Sở Xây dựng có trách nhiệm quản lý cây xanh trên vỉa hè các tuyến đường phố theo danh mục thuộc cấp Thành phố quản lý còn UBND cấp quận, huyện, thị xã được giao quản lý cây xanh đô thị theo danh mục thuộc cấp huyện quản lý theo phân cấp.

Sở Xây dựng, UBND cấp quận, huyện có thể thực hiện đấu thầu trong quản lý vận hành cây xanh và thực hiện giao cho các đơn vị trúng thầu quản lý, triển khai thực hiện xử lý khi có trường hợp cây đổ, cành gẫy.

Theo các chuyên gia, cơ chế đấu thầu trong quản lý vận hành cây xanh, một mặt  làm giảm bớt những áp lực về vốn cho Nhà nước, nhưng nó cũng gây ra tình trạng chậm trễ, trì trệ trong công việc. Do các đơn vị chỉ thực hiện đúng với công việc của các gói thầu, không thực hiện những công việc ngoài hợp đồng.

Cứ thử hình dung, trong đợt mưa bão giông lốc vừa qua tại Hà Nội, chỉ có 2 quận Long Biên và Hà Nội có số lượng cây xanh bị thiệt hại nặng, công việc xử lý, dọn dẹp cây xanh của những đơn vị quản lý hai địa bàn này bị quá tải. Trong khi nhiều trang thiết bị, nhân lực của công ty cây xanh khác lại không sử dụng đến. Điều này gây ra sự lãng phí và kém hiệu quả, trong khi cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng, nhiều tuyến đường giao thông đi lại bị tắc nghẽn.

Bởi vậy, việc xác định cơ chế quản lý cây xanh trên địa bàn thành phố cần được xem xét, đánh giá lại, để lựa chọn một cách thức phù hợp.

Ngành hạ tầng kỹ thuật trong đô thị, trong đó có cây xanh đô thị mang tính chất đặc thù, quản lý theo hệ thống, có tính đồng bộ cao. Việc phân chia công tác quản lý cây xanh theo hướng “cắt khúc” theo địa giới hành chính để thực hiện đấu thầu trong quản lý vận hành chưa chắc đã hợp lý.

Nếu quản lý hạ tầng kỹ thuật nói chung và cây xanh nói riêng trên địa bàn các đô thị được coi là một dịch vụ công ích, có sự hỗ trợ toàn bộ từ Nhà nước, thì khi xảy ra các sự cố thời tiết cực đoan, cây xanh gãy đổ ở bất kỳ khu vực nào, thành phố cũng có thể huy động được toàn bộ nhân lực đến để xử lý, thu dọn với thời gian nhanh nhất.

Còn trong trường hợp, thực hiện quản lý cây xanh theo cơ chế đấu thầu, thì cần rà soát, bổ sung thêm các quy định cho chặt chẽ. Chẳng hạn như quy định yêu cầu các đơn vị trúng thầu phải xây dựng các kế hoạch, kịch bản ứng phó rủi ro trong trường hợp khẩn cấp, các phương án huy động nguồn lực từ các đơn vị, cơ quan liên quan đảm bảo tính kịp thời. Đồng thời có chế tài xử lý đối với những đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ.

Tuy nhiên, dù theo cơ chế quản lý nào, các công ty, hàng năm đơn vị cây xanh cần chủ động lên kế hoạch kiểm tra, rà soát cây xanh trên địa bàn thành phố, chuẩn bị về nhân lực, trang thiết bị, có kế hoạch cắt tỉa trước mùa mưa bão. Luôn có đội ngũ ứng trực xử lý trong những tình huống khẩn cấp, rủi ro.

Chính quyền các địa phương phân công trách nhiệm rõ ràng cho các phòng, ban  quản lý về cây xanh đô thị. Trong những tình huống khẩn cấp, các địa phương huy động nguồn nhân lực tại chỗ như đội dân quân tự nguyện, các đội bảo vệ trật tự đô thị, đoàn thanh niên... phối hợp với các cơ quan liên quan, nhanh chóng thu dọn giải phóng hiện trường.

Mùa mưa bão sắp đến, tình trạng cây xanh gẫy đổ không chỉ gây thiệt hại về tài sản, mà còn ảnh hưởng đến sự an toàn tính mạng và cuộc sống sinh hoạt của người dân. Bất kỳ một sự cố cây xanh gẫy đổ, nghiêng… ở khu vực nào đều cần được các đơn vị cây xanh nhanh chóng thu dọn, kịp thời.

Bởi vậy, cần có sự thống nhất quản lý cây xanh về một đầu mối, cơ quan này phải có một đường dây nóng tiếp nhận các thông tin về cây xanh, từ đó điều phối các công ty, đơn vị cây xanh trên địa bàn thành phố xử lý nhanh chóng, kịp thời.

Hải Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Khởi tố vụ mâu thuẫn ở quán bia, phóng hỏa quán cafe làm 11 người chết

Hà Nội: Khởi tố vụ mâu thuẫn ở quán bia, phóng hỏa quán cafe làm 11 người chết

Công an Hà Nội đã khởi tố vụ án Giết người và khởi tố bị can C.V.H. (trú huyện Đông Anh, Hà Nội), bị tình nghi đốt quán cà phê làm 11 người chết tại quận Bắc Từ Liêm vào đêm 18/12

Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên): 100% nhân viên tự tin vận hành an toàn và tốt nhất

Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên): 100% nhân viên tự tin vận hành an toàn và tốt nhất

Chỉ vài ngày nữa, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) được đưa vào khai thác. Đây không chỉ là cột mốc đánh dấu bước chuyển mình về hạ tầng giao thông công cộng của TP.HCM trong cải thiện chất lượng sống cho người dân, góp phần giảm ùn tắc, giảm ô nhiễm và hướng đến một đô thị xanh, bền vững.

TP.HCM: Người dân sử dụng tuyến buýt nào để đến các nhà ga metro?

TP.HCM: Người dân sử dụng tuyến buýt nào để đến các nhà ga metro?

Để tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) hoạt động hiệu quả, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, việc tổ chức kết nối các phương tiện giao thông, đặc biệt là các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có các tuyến xe buýt, đóng vai trò rất quan trọng.

Bến cóc, xe dù hoạt động mạnh dịp cận Tết

Bến cóc, xe dù hoạt động mạnh dịp cận Tết

Trong thời gian qua, đường dây nóng Kênh VOV Giao thông liên tục nhận được nhiều phản ánh của người dân về tình hình gần khu vực bến xe miền Đông cũ xuất hiện nhiều bến cóc, xe dù hoạt động mạnh trong thời gian gần Tết dương lịch.

Đẩy lùi lãng phí trong giao thông, bắt đầu từ đâu?

Đẩy lùi lãng phí trong giao thông, bắt đầu từ đâu?

Tiền tỷ đổ vào cầu đường, vào phân làn, vào lát đá, và rất nhiều hoạt động khác trong giao thông, không phải lúc nào cũng phát huy hiệu quả như mong đợi. Có những lãng phí nhìn thấy ngay, có những lãng phí nhiều năm sau mới “hiện hình”.

Thí điểm xe khách Giáp Bát - Sapa: Có cần giữ quy định hướng tuyến?

Thí điểm xe khách Giáp Bát - Sapa: Có cần giữ quy định hướng tuyến?

Lâu nay vận tải hành khách trên địa bàn Hà Nội được quy định theo hướng tuyến, nghĩa là các xe từ hướng nào về Hà Nội sẽ vào các bến thuộc hướng tuyến đó, để tránh việc xe khách chạy xuyên tâm, gây ùn tắc và TNGT.

Người dân trong vùng phát thải thấp chuẩn bị ra sao?

Người dân trong vùng phát thải thấp chuẩn bị ra sao?

Vào ngày 12/12, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) ở TP Hà Nội. Theo đó, trong giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.