Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thế Giới

Gặp khó vì phí bảo hiểm ô tô tăng vọt

Thái Sơn: Thứ năm 20/06/2024, 09:04 (GMT+7)

Trong bối cảnh lạm phát, giá cả leo thang việc sở hữu ô tô đang trở thành gánh nặng đối với không ít gia đình. Không những vậy, những năm gần đây phí bảo hiểm xe tăng phi mã khiến nhiều tài xế lâm vào cảnh lao đao.

Dawn King sống cùng chồng và hai con gái ở ngoại ô tiểu bang New Jersey (Mỹ) khu vực có hệ thống giao thông công cộng hạn chế. Chính vì vậy, việc đi lại của các thành viên hoàn toàn phụ thuộc vào 4 chiếc ô tô.

King cho biết, những năm gần đây, gia đình cô đối mặt với ‘cuộc chiến’ đầy khó khăn trong việc trả tiền bảo hiểm cho những chiếc xe: “Đến tháng 9/2023, số tiền bảo hiểm cho 4 chiếc xe của chúng tôi là 3.100 USD trong 6 tháng. Tôi vừa nhận được hợp đồng gia hạn thì số tiền phải trả là gần 4.000 USD. Nếu tỷ lệ này tiếp tục tăng, tôi không chắc chắn rằng tất cả chúng tôi đều có thể đi ô tô”.

Các phương tiện lưu thông trên đường tại thành phố Los Angeles, bang California, Mỹ - Ảnh REUTERS

Các phương tiện lưu thông trên đường tại thành phố Los Angeles, bang California, Mỹ - Ảnh REUTERS

Theo số liệu mới công bố từ Cục Thống kê Mỹ, kể từ đầu năm nay phí bảo hiểm ô tô tăng gần 3% so với chỉ số giá tiêu dùng. Tính trung bình hàng năm, phí bảo hiểm ô tô toàn phần tăng tới 26% so với cùng kỳ năm trước, lên mức hơn 2.500 USD.

Ông Teru, chồng cô Dawn King, cũng là một tài xế ô tô ở New Jersey chia sẻ: “Thu nhập của gia đình chỉ đủ trang trải chi tiêu từng tháng. Vì vậy, chúng tôi đang đối mặt với quyết định liệu có tiếp tục gia hạn hợp đồng bảo hiểm ô tô hay không nếu so sánh mức bồi thường và chi phí phải trả”.

Theo các chuyên gia, lạm phát gia tăng khiến các công ty bảo hiểm ô tô phải gánh chi phí cao hơn cho mọi hoạt động, từ trả phí thợ sửa xe, mua phụ tùng thay thế, cho đến các vụ kiện tụng.

Thống kê của Mitchell, nhà cung cấp phần mềm ô tô chuyên về lĩnh vực sửa chữa va chạm và bảo hiểm xe, cho biết, chi phí sửa xe tại Mỹ đang tăng với tốc độ khoảng 3,5-5% mỗi năm so với trước đại dịch COVID-19. Đỉnh điểm năm 2022, tăng đến 10%, với ước tính chi phí sửa chữa trung bình cho mỗi chiếc xe là gần 5.000 USD.

Ông Stephen Crewdson, Giám đốc phụ trách Thông tin bảo hiểm toàn cầu từ công ty J.D Power nhận định: “Trong 2 năm qua, các công ty bảo hiểm đã thua lỗ khi bán bảo hiểm ô tô vì chi phí thanh toán yêu cầu bồi thường và các khoản bảo lãnh khác cao hơn nguồn thu bảo hiểm mang lại".

Tại Mỹ, chủng loại ô tô và hồ sơ lái xe của tài xế ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ bảo hiểm mà họ phải đóng, do đó không phải ai cũng trả số tiền bảo hiểm như nhau.

Ví dụ, tại New York, người có điểm tín dụng kém sẽ bị tính phí bảo hiểm ô tô trung bình là 2.100 USD, cao gấp 3 lần so với cư dân có điểm tín dụng tốt.

Ông Doug Heller, chuyên gia bảo hiểm từ Liên đoàn người tiêu dùng Mỹ cho biết: “Nếu có điểm tín dụng thấp hoặc trung bình từ 650-700, bạn sẽ phải phí bảo hiểm ô tô cao hơn so với người có điểm tín dụng cao"

Theo các công ty bảo hiểm, tỷ lệ lái xe có điểm tín dụng tốt nộp đơn yêu cầu bồi thường thấp hơn nhiều so người có điểm tín dụng thấp. Nói về điều này, ông Bob Passmore, Phó chủ tịch Hiệp hội bảo hiểm tai nạn Mỹ bày tỏ: “Các công ty bảo hiểm dựa vào điểm tín dụng và nó đã được chứng minh là một trong những yếu tố mang lại dự toán tốt về việc tài xế có yêu cầu bồi thường về chi phí bảo hiểm ô tô hay không”.

Phí sửa xe tăng được xem là một trong những nguyên nhân kéo phí bảo hiểm ô tô tăng - Ảnh afr

Phí sửa xe tăng được xem là một trong những nguyên nhân kéo phí bảo hiểm ô tô tăng - Ảnh afr

Theo đài CNBC, phí bảo hiểm tăng đột biến thời gian qua đang đẩy số lượng tài xế không có bảo hiểm tăng cao. Ước tính số lượng lái xe không mua bảo hiểm ô tô tại Mỹ dao động ít nhất từ 5-10% và ngày càng tăng lên.

Ông Stephen Crewdson, Giám đốc phụ trách Thông tin bảo hiểm toàn cầu từ công ty J.D Power chia sẻ: “Tỷ lệ người tiêu dùng không mua bảo hiểm tăng cao cho thấy, nhiều người sẵn sàng lái xe mà không có bảo hiểm”.

Tại nhiều bang ở Mỹ, những lái xe không mua bảo hiểm có thể bị phạt nặng, tịch thu xe thậm chí là ngồi tù. Tuy nhiên, chính sự gia tăng số ca tử vong do ô tô mới khiến các quan chức phụ trách an toàn giao thông lo ngại.

Thống kê cho thấy, số ca tử vong do tai nạn giao thông ở Mỹ tăng hơn 16%, từ 36.000 người vào năm 2018, lên 42.000 trường hợp năm 2023. Ông Stephen Crewdson cho biết thêm: “Khi có nhiều tai nạn hơn, chi phí cho những vụ va chạm cao hơn điều đó cũng có nghĩa phí bảo hiểm ô tô sẽ tăng cao. Đó là logic cho tất cả những gì chúng ta phải trả” 

Tại Việt Nam, hiện nay, phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với từng loại ô tô đang được áp dụng theo Nghị định 67 của Chính phủ.

Theo đó, với xe dưới 6 chỗ ngồi, mức phí đóng bảo hiểm là hơn 400.000 đồng/năm; xe từ 6-11 chỗ ngồi là gần 800.000 đồng/năm.

Tuy nhiên, căn cứ vào lịch sử bồi thường bảo hiểm của từng xe ô tô hoặc lịch sử gây tai nạn của chủ xe ô tô, doanh nghiệp bảo hiểm có thể chủ động xem xét, điều chỉnh tăng hoặc giảm giá bán bảo hiểm. Mức tăng, giảm phí bảo hiểm tối đa là 15% tính trên mức giá bán bảo hiểm ô tô nói trên. 

Thái Sơn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Ra đường “sống chết có số”?

Ra đường “sống chết có số”?

Những con số biết nói về tình hình tai nạn giao thông những tháng qua cho thấy, đây vẫn luôn là nỗi ám ảnh của toàn xã hội. Điều đó cũng đòi hỏi các giải pháp và chính sách cải thiện an toàn giao thông cần thiết thực hiệu quả hơn để tai nạn giao thông hạ nhiệt trong thời gian tới.

Vĩnh Long: Di dời bến phà nối 4 xã cù lao, người dân đi lại thế nào?

Vĩnh Long: Di dời bến phà nối 4 xã cù lao, người dân đi lại thế nào?

Bến phà An Bình mỗi ngày vận chuyển trên 10.000 lượt phương tiện qua lại giữa TP.Vĩnh Long và 4 xã cù lao thuộc huyện Long Hồ. Cách đây 2 ngày, bến phà đã được di dời đi nơi khác vì phía bờ TP.Vĩnh Long được đưa vào khu vực có khả năng sạt lở nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao.

Tàu Cát Linh - Hà Đông dừng bất ngờ, mức độ nghiêm trọng ra sao?

Tàu Cát Linh - Hà Đông dừng bất ngờ, mức độ nghiêm trọng ra sao?

Khoảng 19h00 ngày 17/9, một đoàn tàu đang chạy từ Cát Linh về Hà Đông, khi đến ga Phùng Khoang bất ngờ dừng lại, khi còn 5 ga nữa mới đến ga Yên Nghĩa. Vậy, mức độ nghiêm trọng của sự cố này ra sao? Làm thế nào để đảm bảo đảm an toàn cho hành khách đi tàu?

Trạm BOT Phú Hữu hoạt động, người dân nói 'vô lý'

Trạm BOT Phú Hữu hoạt động, người dân nói "vô lý"

Trạm BOT Phú Hữu đặt trên đường Nguyễn Thị Tư (phường Phú Hữu, TP.Thủ Đức, TP.HCM) chính thức thu phí các phương tiện ra vào Khu công nghiệp Phú Hữu. Mặc dù người dân trong khu vực được miễn phí khi qua trạm nhưng nhiều người cũng cho rằng, việc thu phí khi qua trạm BOT chưa hợp lý, tạo thêm gánh nặng cho họ.

Những ngày “mở sóng”

Những ngày “mở sóng”

Đối với rất nhiều phóng viên của VOV Giao thông, khoảng thời gian cơn bão số 3 (Yagi) và hoàn lưu của nó hoành hành ở miền bắc, có lẽ sẽ là một trong những ký ức khó quên.

Thoát nước cho cao tốc, trách nhiệm của ai?

Thoát nước cho cao tốc, trách nhiệm của ai?

Như VOV Giao thôn đã thông tin, sau 10 ngày cơn bão số 3 đi qua, tình trạng ngập úng vẫn diễn ra trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, dù mực nước trên các sông liên tục giảm, ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại của người dân và chất lượng kết cấu công trình.

Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất hoàn thành lắp đặt hạng mục quan trọng nhất

Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất hoàn thành lắp đặt hạng mục quan trọng nhất

Sau 120 ngày thi đua thi công, hạng mục kết cấu mái công trình nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất đã hoàn thành đúng mục tiêu tiến độ, tạo tiền đề quan trọng đưa cả dự án về đích.