Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Cách nào giải quyết tồn đọng phương tiện vi phạm giao thông?

Quách Đồng: Thứ năm 23/05/2024, 16:16 (GMT+7)

Như VOV Giao thông đã thông tin, mặc dù các cơ quan chức năng tìm nhiều biện pháp tháo gỡ, song tình trạng tồn đọng phương tiện giao thông tại các bãi tạm giữ vẫn không thuyên giảm.

Có những phương tiện bị tạm giữ từ năm 2020, đến nay vẫn chưa có người nhận, nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa thực hiện đấu giá, khiến dơn vị trông giữ khốn khổ, đối diện nguy cơ cháy nổ phương tiện, nhất là vào mùa hè. Cách nào khắc phục tình trạng này, đẩy nhanh tiến độ đấu giá phương tiện vi phạm tồn đọng?

 

Bãi trông giữ xe vi phạm thuộc Xí nghiệp 5, Công ty Khai thác Điểm đỗ xe Hà Nội (đường Lê Quang Đạo, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội)

Bãi trông giữ xe vi phạm thuộc Xí nghiệp 5, Công ty Khai thác Điểm đỗ xe Hà Nội (đường Lê Quang Đạo, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội)

Tại bãi trông giữ xe vi phạm thuộc Xí nghiệp 5, Công ty Khai thác Điểm đỗ xe Hà Nội (đường Lê Quang Đạo, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), sau một hồi hì hục tìm tòi và xê dịch hàng chục xe khác, chị Phạm Thị Hiền (ở Hoài Đức, Hà Nội) cũng lôi được chiếc xe của mình sau một tuần bị tạm giữ.

Nhìn chiếc xe phủ đầy bụi bặm, phơi mưa phơi nắng, chị Hiền không khỏi xót xa:

- Phương tiện chị bị giữ lâu chưa?

- Cũng mấy hôm rồi

- Vì lỗi gì vậy?

- Em đi vào đường cao tốc. Đoạn đường chỗ sân bóng bị tắc nên em đi vào, chỗ đoạn rẽ vào sân bóng Mỹ Đình đang làm đường, với lại em thấy cũng sợ muộn giờ làm ạ.

Cùng đến nhận lại phương tiện sau vài ngày bị tạm giữ vì điều khiển phương tiện khi đã uống rượu bia, anh Bùi Văn Thức, (ở Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho hay, tiếc chiếc xe đi được chưa lâu, nên anh bấm bụng bỏ hơn 5 triệu nộp phạt để được lấy xe về:

"Tôi bị nồng độ cồn, bị phạt tiền khoảng 5 triệu. Cũng khá cao, nhưng đây là phương tiện đi lại, mình phải lấy về để đi lại, phục vụ công việc của mình thôi. Còn những xe người ta không lấy về chắc cũng giá trị không cao, giá trị bằng tiền phạt thì người ta cũng bỏ".

Anh Nghiêm Văn Lợi, bảo vệ bãi trông giữ của Xí nghiệp 5 cho hay, mỗi ngày bãi tiếp nhận khoảng 40 phượng tiện vi phạm bị tạm giữ, song chỉ có khoảng 10 người đến nhận. Bởi vậy, dù mới đi vào hoạt động được khoảng 4 năm, nhưng bãi đã rơi vào tình trạng quá tải: "Bãi hết khả năng nhận thêm rồi, kịch quá rồi, chỉ cố gắng thu xếp được phần nào, còn đâu nhìn bãi chật chội hết rồi. Nguy cơ cháy nổ cao lắm. Bãi chật chội mà xếp xe sát thế này thời tiết nắng nôi cũng nguy hiểm. Bọn em còn lấy nước tưới, không thì thời tiết nắng, nền nhiệt bốc lên cũng nguy hiểm".

Anh Nghiêm Văn Lợi, bảo vệ bãi trông giữ của Xí nghiệp 5 cho hay, mỗi ngày bãi tiếp nhận khoảng 40 phượng tiện vi phạm bị tạm giữ, song chỉ có khoảng 10 người đến nhận.

Anh Nghiêm Văn Lợi, bảo vệ bãi trông giữ của Xí nghiệp 5 cho hay, mỗi ngày bãi tiếp nhận khoảng 40 phượng tiện vi phạm bị tạm giữ, song chỉ có khoảng 10 người đến nhận.

Ông Nguyễn Đức Lộc, Phó Giám đốc Xí nghiệp 5, Công ty Khai thác Điểm đỗ xe Hà Nội- đơn vị quản lý bãi giữ xe vi phạm trên đường Lê Quang Đạo, Hà Nội cho hay, bãi tiếp nhận phương tiện vi phạm từ các Đội CSGT số 3, số 6, Đội 7, Đội tuần tra, dẫn đoàn và công an các quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm… Hiện bãi đang tạm giữ khoảng 6 nghìn xe, trong đó riêng xe tồn từ năm 2020 đã lên tới gần 4 nghìn xe.

Theo ông Nguyễn Đức Lộc, gần 4 năm nay các lực lượng chức năng vẫn chưa thực hiện đấu giá phương tiện lần nào: "Tất cả đều đang làm thủ tục, trên Phòng và các Đội cũng đang triển khai làm sao nhanh nhất, nhưng chắc vẫn còn nhiều vướng mắc. Công ty cũng nhiều lần có công văn, báo cáo sang Phòng để phối hợp cùng các đơn vị kiểm soát lại, để thanh lý sớm nhất, nhưng cũng chưa thực hiện được".

Đáng chú ý, số phương tiện bị tồn càng gia tăng sau mỗi đợt lực lượng chức năng ra quân kiểm tra, nhất là cao điểm xử lý vi phạm nồng độ cồn. Chẳng hạn, từ đầu năm đến nay, Đội CSGT số 6 đã tạm giữ gần 2.200 phương tiện, trong đó hơn 1.300 phương tiện bị tạm giữ do vi phạm nồng độ cồn.

Chỉ tính 3 ngày ra quân vừa qua, 5 tổ công tác đặc biệt của Công an TP. Hà Nội đã tuần tra, xử lý 277 trường hợp vi phạm, tạm giữ 106 phương tiện, trong đó có 3 xe 3 bánh “tự chế”.

Để làm rõ bức tranh tổng thể số lượng phương tiện tồn đọng tại các bãi tạm giữ trên địa bàn Hà Nội, phóng viên VOVGT đã gửi công văn, liên hệ Công an TP. Hà Nội, Phòng CSGT, nhưng đều chưa nhận được phản hồi.

Luật sư Đặng Văn Cường, Giám đốc Văn phòng luật sư Chính pháp (Hà Nội) cho hay, có nhiều nguyên nhân khiến việc thanh lý phương tiện tồn đọng khó khăn, bởi, theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và được sửa đổi bổ sung năm 2020, phương tiện giao thông bị tạm giữ không ai đến nhận, nếu xác định được chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp, để tịch thu phương tiện cũng phải mất hơn 1 tháng. Còn nếu không xác định được chủ sở hữu, thời gian này kéo dài hơn 1 năm. Đó là chưa kể các thủ tục để đấu giá phương tiện bị tịch thu mất khá nhiều thời gian, khiến lượng phương tiện tồn đọng ngày càng nhiều:

"Đến nay thủ tục xử lý, bán đấu giá các tang vật, phương tiện đó chưa có quy định cụ thể, trực tiếp, dẫn đến câu chuyện là các cơ quan chức năng thực hiện công việc này vẫn có những vướng mắc, khó khăn, đặc biệt là đối với các trường hợp không xác định được chủ phương tiện là ai", Luật sư Đặng Văn Cường cho biết.

Để giải quyết tình trạng này, theo Thượng tá Nguyễn Văn Quỹ, nguyên cán bộ Đội CSGT số 1, Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội, bên cạnh việc rút ngắn các thủ tục để tịch thu, thanh lý, đấu giá phương tiện tồn động, cần ràng buộc trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị ra quyết định tạm giữ phương tiện, khi hết hạn tạm giữ phải kịp thời tiến hành các thủ tục tịch thu, đấu giá.

"Để việc thực thi pháp luật được đảm bảo, thì cũng phải gắn trách nhiệm của những cơ quan, đơn vị không làm những thủ tục tịch thu phương tiện theo quy định. Khi gắn trách nhiệm ấy vào thì tôi tin chắc rằng những cai skeos dài thời gian, không thực hiện được việc đó sẽ được xử lý nghiêm", Thượng tá Quỹ nêu ý kiến.

z5465610821989_762fbd2bad25882dba17c407ad4f4866

Theo quy định hiện hành, để có thể ra quyết định tịch thu, đấu giá phương tiện vi phạm giao thông bị tồn đọng, thường phải mất hàng năm, thậm chí 2 năm. Bởi vậy, để giảm thiểu tình trạng tồn đọng phương tiện, ngoài việc rút ngắn quy trình, hiện đại hóa việc rà soát, đối chiếu, thông báo, cần ràng buộc và xử lý trách nhiệm của đơn vị có chức năng ra quyết định tịch thu, thanh lý.

Góc nhìn của VOVGT qua bài bình luận: "Để tồn đọng, hư hỏng là chưa làm hết trách nhiệm".

 

Theo quy định hiện hành, để tịch thu một phương tiện vi phạm giao thông bị tồn đọng, cơ quan chức năng phải trải qua nhiều bước nhiều thủ tục khiến người ngoài cuộc còn thấy nản lòng.

Cụ thể, với trường hợp xác định được chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp, thì cơ quan chức năng cũng phải thông báo cho họ 2 lần, trong vòng 10 ngày làm việc. Hết thời hạn 1 tháng kể từ ngày thông báo lần thứ 2, nếu người vi phạm, chủ sở hữu không đến nhận thì cơ quan chức năng mới có thể ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.

Với trường hợp không xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, để tịch thu phương tiện phải mất hàng năm, sau khi đã thông báo 2 lần trên phương tiện thông tin đại chúng.

Ngoài ra, còn các thủ tục đối soát thông tin để loại trừ phương tiện liên quan đến các vụ án…

Đó mới là các thủ tục để tiến hành tịch thu phương tiện vi phạm.

Ngoài ra, phải trải qua các bước xác minh, thông báo, tịch thu, thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, thẩm định giá, thành lập hội đồng để bán đấu giá, bán đấu giá… với sự tham gia của lực lượng CSGT, thuế, tư pháp… Để hoàn thành quy tình này mất khoảng 2 năm, hoặc hơn. Điều đó phần nào lý giải được tình trạng chậm trễ trong việc đấu giá phương tiện tồn đọng tại các bãi trông giữ.

Bởi vậy, nhiều ý kiến cho rằng, để giảm thiểu tình trạng tồn đọng phương tiện vi phạm tại các bãi tạm giữ, công an các địa phương cần tham mưu, rút ngắn quy trình, thời gian và số lần thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng khi phương tiện vi phạm đã quá thời hạn tạm giữ mà người vi phạm không đến nhận, hoặc trường hợp không xác định được chủ xe vi phạm, để tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng thực hiện đấu giá, thanh lý.

Bên cạnh đó, cần ràng buộc trách nhiệm của chủ xe trong việc chấp hành các quy định xử phạt, buộc họ phải chấp hành quyết định xử phạt đối với hành vi mình gây ra. Từ dữ liệu biển số định danh, không khó để tìm ra chủ sở hữu phương tiện, nếu chủ phương tiện không chấp hành quyết định xử phạt, bỏ phương tiện, có thể từ chối cấp đăng ký mới để buộc người vi phạm phải chấp hành.

Đặc biệt, các cơ quan chức năng cũng cần nghiêm túc thực hiện trách nhiệm của mình trong việc tiến hành các thủ tục tịch thu, thanh lý phương tiện tồn đọng. Các bên Công an, thuế, tư pháp cần có quy chế làm việc riêng để có quy trình xử lý nhanh chóng với phương tiện tồn đọng.

Bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính đã quy định trách nhiệm của các bên khi chậm trễ thực hiện quy trình thanh lý, đấu giá, sau khi đã có quyết định tịch thu phương tiện, nhưng đến nay chưa có cơ quan, đơn vị nào bị xử lý trách nhiệm, càng khiến phương tiện tồn đọng càng nhiều, gây lãng phí, thất thoát tài sản quá lớn cho người dân và xã hội.

Ngoài ra, cần nghiên cứu lại quy định cho phép người dân cược tiền để tự bảo quản phương tiện. Nếu các nghiên cứu về tác động xã hội của chính sách này cho thấy người dân không mặn mà thì có thể bỏ.

Ngược lại, nếu thấy cần thiết, cần nghiên cứu theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là việc xác nhận của chính quyền địa phương, nơi tạm giữ, cam kết không mang phương tiện ra lưu thông… để tạo thêm cho người vi phạm một sự lựa chọn, vừa giảm tải cho các bãi trông giữ, vừa đảm bảo hiệu quả xử phạt mà không lo người vi phạm “bỏ của chạy lấy người”./.

Quách Đồng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Cấm xe máy, góc nhìn từ những người đã bỏ xe máy

Cấm xe máy, góc nhìn từ những người đã bỏ xe máy

Hà Nội sẽ hạn chế ô tô, xe máy chạy xăng vào 5 khu vực phát thải thấp trong thành phố. Muốn di chuyển, các phương tiện phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt, hoặc trả phí rất cao. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng định hướng việc tiến tới dừng hoạt động xe máy trong khu vực nội đô vào năm 2030.

Xe máy va chạm xe tải trên đường Cầu Diễn, một người tử vong

Xe máy va chạm xe tải trên đường Cầu Diễn, một người tử vong

Vụ va chạm đáng tiếc xảy ra vào sáng nay (30/10) trên đường Cầu Diễn (Hà Nội) khiến một người nữ điều khiển xe máy tử vong tại chỗ, giao thông qua khu vực cũng bị ảnh hưởng.

Tai nạn trên đường Cổ Linh, một người đi xe máy tử vong

Tai nạn trên đường Cổ Linh, một người đi xe máy tử vong

Vào khoảng 11h35 trưa nay (30/10), một vụ tai nạn giữa một xe máy và xe tải đã xảy ra tại đoạn Cổ Linh, cách ngã tư Thạch Bàn (Hà Nội) khoảng 50m theo hướng đi QL5B, khiến một người tử vong tại chỗ.

Mùa đông không lạnh với “Cộng đồng ấm”

Mùa đông không lạnh với “Cộng đồng ấm”

Cứ đến dịp cuối năm, khi không khí lạnh tràn về, một nhóm những người trẻ lại tụ họp với nhau, lên phương án hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là người vô gia cư, trẻ em ở vùng sâu, vùng xa.

Thu gom rác ở Hà Nội không khác mấy so với hàng chục năm trước

Thu gom rác ở Hà Nội không khác mấy so với hàng chục năm trước

Với một thành phố gần chục triệu người như Hà Nội, rác sinh hoạt sẽ luôn là một vấn đề lớn. Nhưng, điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể nỗ lực để xử lý rác tốt hơn.

Giá rẻ, rủi ro cao: Cảnh báo từ thực tế mua sắm trên Temu

Giá rẻ, rủi ro cao: Cảnh báo từ thực tế mua sắm trên Temu

Những ngày qua, sàn thương mại điện tử Temu đã tạo nên một “làn sóng mới” trên thị trường Việt Nam với chiến lược giá rẻ đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, đằng sau sự hấp dẫn ấy lại là những rủi ro không nhỏ mà người tiêu dùng phải đối mặt.

Lấn chiếm sau GPMB tại dự án thi công đường Tam Trinh và Lĩnh Nam

Lấn chiếm sau GPMB tại dự án thi công đường Tam Trinh và Lĩnh Nam

PV VOV Giao thông ghi nhận phản ánh từ người dân về tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè và một số diện tích vừa được giải phóng mặt bằng phục vụ thi công xây dựng các tuyến đường Tam Trinh và Lĩnh Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai (Hà Nội) làm nơi kinh doanh buôn bán và tập kết vật liệu.