Đèn đỏ rẽ phải: Mạnh dạn tìm cách, thay vì lo sợ
Việc tổ chức giao thông cho phép rẽ phải liên tục thời gian qua đã mang đến nhiều hiệu quả tích cực, giúp tối ưu hóa dòng lưu thông và nâng cao hiệu suất sử dụng đường sá.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Những nguyên nhân đã được chỉ ra nhiều, còn ở góc độ người dân, họ cũng đã ý thức được tầm quan trọng của việc trang bị các thiết bị phòng cháy.
“Bây giờ có cái bình khí rất hay, nó quay quay ở trên trần này, đấy là đời mới đúng không?
“Quả cầu, chị mua cái đấy cũng hay. Nó là tự động, có áp lực khói, lửa là nó tự động bung ra. Trên 100 độ là nó tự động”
Vừa rồi là trao đổi của một chủ phòng trọ trên phố Giải Phóng với một chủ cửa hàng phòng cháy trên phố Vọng, Hà Nội. Người này đang tìm mua các tiêu lệnh phòng cháy, bình chữa cháy theo yêu cầu của lực lượng phòng cháy chữa cháy sở tại.
Theo người bán hàng, ông Đỗ Phương Đông, đối tượng đi mua dụng cụ phòng cháy chữa cháy chủ yếu là chủ các phòng trọ cho thuê và chủ cơ sở kinh doanh. Nhà ở kết hợp kinh doanh cũng là nhóm công trình xảy ra các vụ cháy nghiêm trọng nhất trên địa bàn Thủ đô.
Những ngày nắng nóng mùa hè gần đây, lượng người tìm mua gia tăng, gây nên tình trạng khan hàng và đẩy giá vật tư phòng cháy lên cao.
“Những ngày này giá đắt, tôi không nhập được. Nếu nhập hàng thì giá cao quá, bà con không mua, ế lại phiền. Nếu chấp nhận thì phải giá cao hơn 10%/ Chứng tỏ có sự khan hàng nhất định trên thị trường?/ Chính xác/ Hiện cửa hàng mình còn tồn bao nhiêu bộ bình cứu hỏa và mặt nạ?/ Độ 50 mặt nạ, 20 bình. Nhưng đó không phải tồn kho, mà là bán lẻ. Khách giờ đến mua buôn thì không có”
Trong quá trình trao đổi tại cửa hàng này, có một người đàn ông ở tập thể cũ trên phố Minh Khai tới hỏi mua bình chữa cháy:
"Cháu hỏi chú là hôm nay chú định mua món đồ gì?
Thì tôi đến mua bình phòng cháy, sau vụ hỏa hoạn kia thì phường người ta yêu cầu mỗi nhà phải mua một cái. Vì nhà chúng tôi là khu tập thể cũ”.
Không khí mua bán đồ bảo hộ và phòng cháy trên phố Yết Kiêu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cũng ghi nhận rất sôi động.
Một chủ cửa hàng cho hay, 80% số người đến mua hàng đều là người có nhà cho thuê. Với đặc điểm không ở gần nơi cho thuê, họ rất sốt sắng với việc trang bị đầy đủ các dụng cụ thoát hiểm để phòng ngừa bất trắc.
Ở cửa hàng của bà, ngoài mặt nạ phòng độc phổ biến ở mức giá 100.000-110.000 đồng/chiếc và bình cứu hỏa, thì thang dây cũng rất được ưa chuộng. Những căn nhà ống cao 4-5 tầng dùng làm nhà cho thuê rất phù hợp với loại thang này.
“Cứ nhà cao tầng là họ làm. Kể cả chung cư, nhưng tư gia thì nhiều hơn. Nhà cho thuê 4-5 tầng, 6-7 tầng thì đều sắm. Khi xảy ra cháy, người thuê thì thản nhiên như không, đổ hết cho chủ nhà. Mà chủ nhà có ở đấy đâu. Mà sau những vụ cháy mới biết, người Hà Nội giàu, ai cũng có vài căn cho thuê. 80% người tôi bán đều là chủ nhà cho thuê. Giáo viên, công chức, lương thế mà có vài căn cho thuê”
Theo chủ cửa hàng này, nguyên nhân xảy ra cháy thường vào cao điểm sử dụng điện, khi thiết bị điện đang chi phối quá nhiều tới cuộc sống cư dân đô thị.
“Thời buổi bây giờ, thiết bị điện quá nhiều. Các bạn trẻ bây giờ dùng rất nhiều, nhưng lại không để ý đến hệ thống dây. Có khi dây diện yếu, bị quá tải vẫn dùng. Nói chung, người thuê nhà họ cũng không để ý đến lắm”
Có kinh nghiệm lâu lăm trong ngành vật tư phòng cháy, ông Đỗ Phương Đông thì cho rằng, không nên trông cả vào ý thức của các hộ gia đình. Vẫn cần các cơ quan chức năng đốc thúc, kiểm tra sát sao và đưa ra hướng dẫn, yêu cầu cụ thể, khả thi cho các công trình thực hiện tốt công tác phòng cháy.
“Chốt lại vấn đề vẫn phải cơ quan chức năng kiểm tra kỹ, buộc thực hiện. Chứ không thì ngày mai lại bắt cóc bỏ đĩa, vẫn thế ấy mà. Cứ kiểm tra thật mạnh, phạt thật nặng, không làm thì đóng cửa. Chấm hết. Giải quyết được mọi vấn đề”.
Trước nhu cầu mua sắm đồ phòng cháy gia tăng, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần thận trọng, chỉ mua các thiết bị nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có tem kiểm định. Đặc biệt, với các dụng cụ thoát hiểm, cần có chuyên gia hướng dẫn trước khi thực hành để đảm bảo an toàn.
Việc tổ chức giao thông cho phép rẽ phải liên tục thời gian qua đã mang đến nhiều hiệu quả tích cực, giúp tối ưu hóa dòng lưu thông và nâng cao hiệu suất sử dụng đường sá.
Để phương tiện phát triển, đến khi các chính sách thu hút nhiều người mua xe ô tô điện, xe máy điện. Cần có sự cạnh tranh giữa hai bên, kinh tế mới phát triển được, không nên ngăn cấm, cấp quota, rồi từ đó nảy sinh tiêu cực, phức tạp, ảnh hưởng đời sống người dân.
Dừng đèn đỏ nhưng lấn vạch một chút, liệu có bị phạt? Đây là thắc mắc của nhiều tài xế khi tham gia giao thông. Theo Nghị định 168, hành vi này không chỉ bị xử phạt hành chính mà còn ảnh hưởng đến điểm trên giấy phép lái xe. Vậy mức phạt cụ thể ra sao?
Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng TP.HCM đình chỉ tài xế xe buýt tuyến 57 do thiếu an toàn khi đón trả khách, khiến một nữ sinh suýt gặp tai nạn. Sự việc gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng hình ảnh xe buýt thành phố.
Sau chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội, Công ty Cổ phần Dệt Công nghiệp Hà Nội (91 - 93 Lĩnh Nam, Hoàng Mai) sẽ phải hoàn thành di dời trước ngày 30/8/2025 nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm kéo dài.
Thính giả Văn Lâm (Hà Nội) hỏi: “Tôi sống và làm việc ở Thái Lan trong 5 năm. Trong thời gian này, tôi đã thi và lấy được GPLX tại Thái Lan. Nay, tôi muốn đổi GPLX quốc tế của mình sang GPLX Việt Nam nhưng tôi bị mất giấy tờ bản gốc. Vậy tôi có đổi được GPLX hay không?"
Những ngày gần đây, người dân TP.HCM lưu thông qua nhiều giao lộ lớn không khỏi hoang mang, thậm chí bức xúc khi đèn tín hiệu giao thông không còn hiển thị số giây đếm ngược.