Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Chuyện hôm nay

Chuyện bàn cách "làm chuồng"

Quang Hùng: Thứ tư 29/05/2024, 20:16 (GMT+7)

Việc có những quy định chặt chẽ để quản lý các hoạt động kinh doanh như: từ dịch vụ kinh doanh karaoke, quán bar, kinh doanh nhà trọ, nhà nghỉ nói riêng và các loại hình dịch vụ khác… nói chung, là điều cần thiết, đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống cháy nổ.

Mặc dù chúng ta đã có những quy định khá chặt chẽ cho những loại hình hoạt động này, nhưng mỗi khi có tai nạn, sự cố nào đó xảy ra, cứ có cảm giác mọi việc tiếp theo trong xử lý hậu quả giống như việc “mất bò mới lo làm chuồng”. Các cơ quan hữu trách bắt đầu lục tục ra những đề nghị, kiến nghị, quyết định… ngăn cái nọ, cấm cái kia.

Còn nhớ cách đây không lâu, có vụ cháy ô tô, vậy là sau khi tìm hiểu chán chê các nguyên nhân gây ra sự cố thì người ta quyết định bắt buộc trên mỗi xe ô tô, cả dịch vụ và xe cá nhân, đều phải trang bị một bình chữa cháy… mini.

Phòng ngừa chưa thấy đâu mà những hàng bán loại mặt hàng này vốn ế chỏng chơ năm này qua năm khác bỗng dưng cháy hàng. Khan hiếm đến mức mà giá của bình chữa cháy cũng đội lên vài lần, bởi lái xe nào cũng lo sợ việc bị kiểm tra và xử phạt.

Thế rồi cũng như bao quy định “bất chợt” theo kiểu “mất bò mới lo làm chuồng” khác, một thời gian sau thì cả cơ quan chức năng lẫn chủ sở hữu xe ô tô đều quên béng chuyện này. Chả ai phạt nữa, nên các hàng bán đồ cứu hoả lại quay trở về thời kỳ ế ẩm như xưa.

Bây giờ thì chuyện đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô, xe máy đã trở thành thói quen của hầu hết mọi người, chứ không phải đội vì sợ lực lượng chức năng xử phạt nữa. Ấy thế nhưng có đợt lực lượng chức năng nghĩ tới việc người dân đội mấy cái mũ bảo hiểm “thời trang” là không đúng tiêu chuẩn và không an toàn như vốn phải có của một chiếc mũ bảo hiểm…

Vậy là ra quân xử lý, xử từ người bán hàng tới người điều khiển, ngồi trên mô tô, xe máy.

Cũng rầm rộ được vài bữa, bây giờ thì mũ bảo hiểm thời trang tràn ngập đường phố, vỉa hè, mua đâu cũng được, chỉ một, hai chục ngàn một chiếc. Ai đi xe máy cũng đội, chả ai cấm, cũng không ai xử phạt.

Không hiểu việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm để làm gì? Khi chúng không có tác dụng đảm bảo an toàn cho người dân tham gia giao thông?

Cháy nổ là điều không ai mong muốn, nhưng đừng để 'mất bò mới lo làm chuồng'

Cháy nổ là điều không ai mong muốn, nhưng đừng để "mất bò mới lo làm chuồng"

Vài năm trước, xảy ra vụ cháy quán karaoke làm chết người gây xôn xao dư luận. Ngay lập tức lực lượng chức năng, chính quyền địa phương triển khai quy định bắt buộc các quán kinh doanh loại hình này phải có cầu thang thoát hiểm, không thì buộc đóng cửa. Việc làm này thể hiện sự kiên quyết trong phòng chống cháy nổ tại những cơ sở kinh doanh loại hình đặc biệt này, vốn rất dễ xảy ra sự cố cháy nổ.

Thế nhưng, câu hỏi đặt ra là: Tại sao biết như vậy, nhưng cơ quan chức năng khi cấp phép không kiên quyết trong việc bắt chủ cơ sở phải có biện pháp đảm bảo an toàn? Và hơn nữa, với loại hình kinh doanh đặc biệt này, chắc chắn bị kiểm tra thường xuyên, nhưng chẳng ai phát hiện ra sự thiếu an toàn trong phòng chống cháy nổ ở những nơi ấy?

Và phải đợi đến khi có sự cố chết người mới nhao lên tìm giải pháp? Con bò đã mất rồi, vào nồi lẩu ở khắp các nhà hàng rồi thì làm sao mà tìm lại được để đem về mà nhốt vào cái chuồng bò mới xây cấp tốc kia cơ chứ?

Nhân nói đến chuyện cháy nhà trọ, cách đây vài năm cũng xảy ra một vụ cháy nhà trọ khiến 2 người thiệt mạng trên đường Đê La Thành, chủ nhà trọ cũng bị xử lý theo pháp luật. Rồi người ta cũng ra một loại các quy định về xây dựng, hoạt động của nhà trọ. Mới chỉ vài năm trôi qua cũng chẳng mấy ai còn nhớ mà làm theo.

Câu hỏi đặt ra là, để chủ nhà trọ cơi nới, xây dựng thêm những hạng mục không phép, sử dụng vật liệu dễ bắt lửa, lối thoát hiểm không đảm bảo, không đủ phương tiện chữa cháy… Trong khi tháng nào cơ quan chức năng cũng kiểm tra, mà lại không phát hiện ra?

Vậy trách nhiệm có phải chỉ thuộc về chủ nhà trọ, hay sự thiệt thòi chỉ có nạn nhân và người nhà gánh chịu?

Rồi vừa qua, đám cháy tại khu nhà trọ ở Trung Kính khiến 14 người thiệt mạng và nhiều người bị thương gây rúng động dư luận cả nước. Để lại hậu quả không thể khắc phục đối với các gia đình người bị nạn.

Và việc làm đầu tiên của các cơ quan chức năng và một số người là đề xuất: Đề xuất và đề xuất... Trong đó, có đề xuất cấm thuê nhà trọ kết hợp kinh doanh; Cấm thuê nhà trọ không đảm bảo tiêu chuẩn hoạt động; Cấm cho thuê nhà trọ chật hẹp, chứa nhiều người… Rồi buộc cưỡng chế, thậm chí phá bỏ các vật cản trên đường để nếu chẳng may xảy ra hoả hoạn thì lực lượng chức năng có thể tiếp cận gần phục vụ cho công tác chữa cháy…

Nói thì nghe cũng hợp lý, mà sao chẳng thấy có chút thực tế nào ở đây. Ai cũng biết với việc quy hoạch thiếu đồng bộ, ảnh hưởng quá dài của lịch sử xây dựng một cách tuỳ tiện của đô thị khiến khắp nơi là các ngõ hẻm chật chội, nhà cửa lộn xộn, nhếch nhác.

Liệu ai có đủ khả năng để “đập đi xây lại” cho đảm bảo thông thoáng an toàn, và cho “chuẩn quy hoạch” đây? Hay là việc khi có sự việc xảy ra là phải nói, còn thực tế có làm được hay không lại không thuộc về trách nhiệm của một cá nhân nào?

Mất bò rồi, thì cũng cứ làm chuồng cái đã… Dù sao, thế cũng đã là trách nhiệm lắm rồi!!!

Có lẽ, điều cần làm duy nhất trong tình trạng hiện nay ở đô thị, như tại Hà Nội, đó là trong khi chưa thể có được một quy hoạch đô thị an toàn, thì công tác kiểm tra phải được thực hiện một cách nghiêm túc, thường xuyên của lực lượng chức năng. Không bỏ sót, không bỏ qua và không nhân nhượng đối với những trường hợp kinh doanh không đảm bảo quy định.

Đồng thời tự người dân cũng phải cố gắng có trách nhiệm với chính mạng sống của bản thân mình...

 

Quang Hùng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Thấy gì sau 1 tháng CSGT Hà Nội triển khai 5 tổ công tác đặc biệt?

Thấy gì sau 1 tháng CSGT Hà Nội triển khai 5 tổ công tác đặc biệt?

Sau hơn 30 ngày, 5 tổ công tác đặc biệt của Phòng CSGT (Công an TP. Hà Nội) đã linh hoạt triển khai nhiệm vụ vào các khung giờ cao điểm, trên các tuyến đường huyết mạch của của nội đô.

Nút giao Kim Đồng – Giải Phóng: Căng mình phân làn vẫn không hết ùn tắc

Nút giao Kim Đồng – Giải Phóng: Căng mình phân làn vẫn không hết ùn tắc

Tình trạng ùn tắc, bụi bẩn và tiềm ẩn mất nguy cơ gây ATGT trong thời gian qua đã được Kênh VOV Giao thông phản ánh nhiều lần thế nhưng vẫn chưa được khắc phục, dẫn đến việc di chuyển qua nút giao này như một cực hình…

Hà Nội sống và yêu: Mùa hè, dấu ấn khó phai

Hà Nội sống và yêu: Mùa hè, dấu ấn khó phai

Khi nhắc tới vẻ đẹp bốn mùa Hà Nội rất ít người liên tưởng tới mùa Hè. Nhưng kỳ thực, mùa Hè Hà Nội cũng thật đẹp. Bạn có bao giờ tự hỏi những sắc màu mùa hè đã tô điểm cho thành phố và con người Hà Nội thế nào…?

Nhức nhối tình trạng xe máy, xe ba gác ở Vành đai 2 trên cao

Nhức nhối tình trạng xe máy, xe ba gác ở Vành đai 2 trên cao

Sẽ không quá lời nếu nói tình trạng xe máy di chuyển lên Vành đai 2 trên cao tại thủ đô Hà Nội là vấn đề nhức nhối, bởi ngoài việc VOV Giao thông liên tiếp nhận phản ánh của thính giả, mức độ vi phạm còn có chiều hướng ngày càng nghiêm trọng.

Giải đua Victory Challenge Sailun Cup 2024 chính thức khởi tranh

Giải đua Victory Challenge Sailun Cup 2024 chính thức khởi tranh

Sáng ngày 21/6, Lễ khai mạc Giải đua xe ô tô địa hình Chinh phục thử thách - Victory Challenge Sailun Cup 2024 đã chính thức diễn ra tại Nghinh Lương Đình, TP Huế.

TP.HCM chủ động các kịch bản đối phó với dịch sởi

TP.HCM chủ động các kịch bản đối phó với dịch sởi

Mới đây, TP.HCM liên tiếp ghi nhận 9 ca bệnh sởi, hầu hết chưa tiêm vaccine phòng bệnh. Đây cũng chính là điểm lo ngại mà nhiều chuyên gia đã cảnh báo ở những mùa dịch trước đó.

Bangkok có “bí mật tỷ đô” mà Hà Nội lãng quên (Kỳ 1): Ưu tiên cao độ bộ hành, giao thông công cộng

Bangkok có “bí mật tỷ đô” mà Hà Nội lãng quên (Kỳ 1): Ưu tiên cao độ bộ hành, giao thông công cộng

Từ năm 2023 đến nay, Bangkok (Thái Lan) bùng nổ du lịch, là thành phố số 1 thế giới về điểm đến, doanh thu đạt tới 15 tỷ USD/năm. Đáng chú ý, toàn bộ hệ thống giao thông Bangkok ưu tiên tuyệt đối cho bộ hành và giao thông công cộng, thứ mà 23 triệu khách quốc tế đến đây đều phụ thuộc.