Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Để không phải loay hoay chống ngập...

Trọng Điển: Thứ năm 03/08/2023, 15:17 (GMT+7)

Ngập lụt đã và đang trở thành “vấn nạn” chung của nhiều đô thị ở nước ta, nhất là ở các đô thị có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng.

Đã đến lúc các đơn vị liên quan cần đổi mới tư duy chống ngập và vào cuộc khẩn trương, quyết liệt hơn nữa.

 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thời gian qua, TP.HCM và các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp để chống ngập như nâng cấp hệ thống cống thoát nước, cống kiểm soát triều, đê bao, xây dựng bản đồ số về các điểm ngập, sử dụng “siêu máy bơm” chống ngập…

Tuy nhiên, giải pháp bền vững để giải quyết tận gốc “vấn nạn” ngập lụt đô thị là xây dựng một “chiến lược” quy hoạch và quản lý quy hoạch hiệu quả. Đã đến lúc các đơn vị liên quan cần đổi mới tư duy chống ngập và vào cuộc 1 cách khẩn trương, quyết liệt hơn nữa.

 

TP.HCM và nhiều tỉnh, thành khu vực phía Nam bây giờ rơi vào tình trạng” đến hẹn là ngập”, nhất là vào mùa mưa. Nước mưa kết hợp với triều cường gây nên tác động kép, khiến nhiều nơi phố biến thành sông.

Đường sá ngập sâu có khi gần nửa mét; nước tràn vào nhà cửa; làm tê liệt các phương tiện tham gia giao thông. Cảnh người người dắt xe gắn máy; xe ô tô chết máy nằm giữa đường xảy ra thường xuyên dưới cơn mưa chiều tầm tã. Nhiều khu chung cư, dân cư; hầm chui, nước ngập mênh mông; khiến toàn bộ đời sống của người dân bị đảo lộn.

Đã có nhiều đề án, nghiên cứu chỉ ra nguyên  nhân của việc ngập; đề xuất giải pháp và trên thực tế nhiều công trình chống ngập đã được triển khai nhưng tình hình không xoay chuyển là bao. Tình trạng ngập lụt đang trở lên phổ biến, năm sau trầm trọng hơn năm trước.

Nguyên nhân chủ yếu là nhiều đô thị ở phía Nam; trong đó có TP.HCM có tốc độ đô thị hóa quá nhanh; hạ tầng cơ sở, đường sá; hệ thống cấp thoát nước không theo kịp; nhất là diện tích bê tông hóa ngày càng lớn.

Nước không có chỗ thẩm thấu lên trôi hết từ chỗ này qua chỗ khác; khiến ngập lụt ngày càng nặng. Bên cạnh đó là tình trạng lấp sông, rạch, ao hồ để xây dựng khiến cho mưa xuống là nước tù đọng, gâu ngập úng cục bộ kéo dài.

Tình trạng xả rác bừa bãi; bít các mặt cống, ống cống thoát nước diễn ra hàng ngày và không ai chịu trách nhiệm khiến cứ mưa xuống là ngập lênh láng; hệ thống cống gần như tắc nghẽn, không có giá trị. Lực lượng công nhân dù cố gắng làm sạch, moi từng đoạn ống, khúc ống nhưng việc xả rác vô tư của nhiều người đang hủy hoại các nỗ lực này và khiến cho ngập lụt ngày càng gia tăng.

Hiện nay, TP.HCM và các tỉnh phía Nam tình trạng ngập lụt đang chịu tác động kép bởi các yếu tố khách quan như biến đổi khí hậu; nước biển và triều dâng. Tình trạng sụt lún tự nhiên và do khai thác nguồn nước ngầm quá mức cũng diễn ra âm thầm.

Lượng mưa vào từng thời điểm tăng đột biến. Đây là những vấn đề đã được cảnh báo từ lâu. Vấn đề lúc này là khi đã nhận diện được thì việc quy hoạch và phát triển đô thị ở các địa phương cần theo tư duy phù hợp; thực hiện các giải pháp” thuận thiên” để thích ứng.

Trong đó, khâu lập quy hoạch, thực hiện và giám sát quy hoạch phải là ưu tiên hàng đầu. Các đô thị muốn phát triển, xây mới hay mở rộng phải đảm bảo các tiêu chuẩn về cấp thoát nước đồng bộ và có hiệu quả.

Các dòng kênh, con rạch, ao hồ đã bị lấp phải được đào trả trở lại để nước có chỗ tiêu thoát. Diện tích mặt đất cũng cần được làm thông thoáng, xanh hóa; tránh bê tông hóa toàn bộ. Bên cạnh đó, hình thành các hồ, bể chứa nước nhân tạo để thu gom nước; xả thải kịp thời khi vào cao điểm.

Một vấn đề quan trọng có ý nghĩa quyết định là hình thành thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường cho từng người dân đô thị. Khi có ý thức cao trong việc không xả rác; không lấn chiếm hàng lang sông rạch, làm cản trở dòng chảy sẽ là tiền đề để việc tiêu thoát nước được nhanh và thoáng hơn.

Do vậy, phát triển đô thị để phục vụ cuộc sống của người dân tốt hơn, văn minh hơn; hạn chế ngập lụt trong nay mai thì cần một tầm nhìn và hàng động căn cơ với bàn tay quản lý mạnh, chặt. Trên cơ sở các nghiên cứu, đánh giá khoa học và thực tiễn với tư duy dài dài hạn; để đô thị thực sự đáng sống và là chốn bình yên với mỗi người.

 

Trọng Điển/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Bệnh nhi nguy kịch sau vụ ngộ độc bánh mì đang được hồi sức cấp cứu thế nào?

Bệnh nhi nguy kịch sau vụ ngộ độc bánh mì đang được hồi sức cấp cứu thế nào?

Trong gần như cùng một thời điểm, đã có hai vụ nghi ngộ độc thực phẩm hàng loạt xảy ra, đó là vụ nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại tiệm bánh Băng (phường Xuân Bình, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai).

Vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Số ca nhập viện lên 469, bệnh nhi thở máy có dấu hiệu khả quan

Vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Số ca nhập viện lên 469, bệnh nhi thở máy có dấu hiệu khả quan

Thông tin từ Sở Y tế Đồng Nai, tính đến sáng nay (03/5), các bệnh viện tại thành phố Long Khánh đã tiếp nhận cấp cứu 469 ca nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại tiệm bánh Băng (phường Xuân Bình, thành phố Long Khánh).

TP.HCM: Vụ ngộ độc thực phẩm khiến 15 học sinh tiểu học cấp cứu, chưa bé nào xuất viện

TP.HCM: Vụ ngộ độc thực phẩm khiến 15 học sinh tiểu học cấp cứu, chưa bé nào xuất viện

Sáng 3/5, BV Lê Văn Thịnh, TP Thủ Đức - nơi tiếp nhận 15 học sinh của 4 trường tiểu học trên địa bàn nghi ngộ độc thực phẩm nhập viện cho biết, hiện sức khỏe các em được cải thiện và đang tiếp tục được theo dõi.

Tự sự của đêm: Tiếng lòng mình...

Tự sự của đêm: Tiếng lòng mình...

Người ta nói những người thức đêm thường có hai lý do chính: hoặc là vì công việc, hoặc là để đối diện với chính mình. Vậy bạn thuộc lý do gì?

Kết nối không gian văn hóa qua dự án nghệ thuật trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật

Kết nối không gian văn hóa qua dự án nghệ thuật trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật

Ngày 03/5, tại Trung tâm Văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tổ chức “Lễ khai mạc Dự án nghệ thuật Công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật kết nối Dự án nghệ thuật Công cộng Phúc Tân”.

Từ chối thu gom rác thải không phân loại, liệu có thực hiện được?

Từ chối thu gom rác thải không phân loại, liệu có thực hiện được?

Công nhân môi trường có quyền kiểm tra túi đựng rác thải sinh hoạt của người dân và từ chối thu gom nếu chưa phân loại.

Ngáy và ngưng thở khi ngủ, âm thầm gây hại cho tài xế

Ngáy và ngưng thở khi ngủ, âm thầm gây hại cho tài xế

Chúng ta dành 1/3 cuộc đời mình để ngủ, song không mấy ai hiểu hết về khoa học giấc ngủ, giấc ngủ cũng biểu hiện sức khỏe thể chất tinh thần của một con người.