Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Tín dụng xanh: Động lực cho phát triển kinh tế xanh

Hải Hà: Thứ bảy 04/05/2024, 11:07 (GMT+7)

Phát triển bền vững, phát triển kinh tế số, kinh tế tuần hoàn và tăng trưởng xanh đang là xu hướng chuyển dịch tất yếu của thế giới, là mô hình phát triển được nhiều quốc gia lựa chọn.

Tuy nhiên, để có thể khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực tham gia phát triển xanh, Chính phủ và các địa phương cần tháo gỡ những nút thắt về vốn, tín dụng và có những chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp.

Giai đoạn 2017-2021, Việt Nam đã thu hút được khoảng 9 tỷ USD vốn FDI vào lĩnh vực xanh, tập trung chủ yếu vào năng lượng tái tạo và sản xuất thiết bị máy móc cho các dự án thuộc lĩnh vực tăng trưởng xanh.

Đây là những dấu hiệu tích cực trong quá trình chuyển đổi và phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong cơ cấu nền kinh tế xanh hiện nay chưa cân đối, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực năng lượng, lĩnh vực xây dựng, giao thông, rác thải chiếm tỷ lệ thấp (17%). Trong khi đây là những lĩnh vực đóng góp chính vào ô nhiễm không khí.

Tiếp cận nguồn vốn, tín dụng là một trong ba yếu tố cơ bản, bên cạnh tiếp cận công nghệ, đào tạo nhân lực để các doanh nghiệp có thể thực hiện chuyển đổi xanh. Do vậy, cần có những chính sách, cơ chế nhằm tháo gỡ những khó khăn trong tiếp cận nguồn tín dụng mới có thể giúp Việt Nam thực hiện được mục tiêu của Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tiếp cận nguồn vốn, tín dụng là một trong ba yếu tố cơ bản, bên cạnh tiếp cận công nghệ, đào tạo nhân lực để các doanh nghiệp có thể thực hiện chuyển đổi xanh

Tiếp cận nguồn vốn, tín dụng là một trong ba yếu tố cơ bản, bên cạnh tiếp cận công nghệ, đào tạo nhân lực để các doanh nghiệp có thể thực hiện chuyển đổi xanh

Trước hết, Việt Nam cần có một chiến lược tổng thể để phát triển thị trường tài chính xanh trong đó phân bổ các nguồn vốn một cách hài hòa, hiệu quả. Trong đó, cần xác định các lĩnh vực ưu tiên như năng lượng, giao thông, xây dựng, công nghiệp...

Cùng với đó, Chính phủ, Bộ Tài chính và các bộ ngành liên quan cùng nhau phối hợp hoàn thiện các khung chính sách, pháp luật về tài chính xanh; từng bước xây dựng và hoàn hiện về khung pháp lý, hạ tầng công nghệ, các tiêu chí xây dựng thị trường trái phiếu xanh và sớm đưa vào hoạt động thị trường các-bon vào năm 2026.

Về phía Ngân hàng Nhà nước, thời gian tới hoàn thiện các quy định, định hướng về ngân hàng xanh, tín dụng xanh phù hợp với mục tiêu tăng trưởng xanh. Theo đó, cần có thêm nhiều các giải pháp, chính sách nhằm thúc đẩy các ngân hàng, tổ chức tín dụng thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh, đa dạng hóa các sản phẩm ngân hàng tín dụng xanh;

Đồng thời sớm có những hướng dẫn các tổ chức tín dụng cấp tín dụng xanh cho các doanh nghiệp đối với Danh mục phân loại xanh quốc gia sau khi Thủ tướng Chính phủ có Quyết định phê duyệt Danh mục phân loại dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh

Đối với các ngân hàng, tổ chức tín dụng, cần rà soát những khó khăn vướng mắc hiện nay của các doanh nghiệp để có sự điều chỉnh về chính sách, cơ chế, sao cho các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi. Ngành ngân hàng cũng cần đào tạo nguồn nhân lực hiểu biết, nắm rõ về các lĩnh vực phát triển xanh nhằm rút ngắn thời gian thẩm định.

Bản thân các doanh nghiệp, các nhà quản lý cần nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển xanh trong việc đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững của mỗi lĩnh vực và từng quốc gia

Bản thân các doanh nghiệp, các nhà quản lý cần nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển xanh trong việc đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững của mỗi lĩnh vực và từng quốc gia

Về phía Bộ Tài nguyên môi trường và các bộ ngành liên quan cần tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện hành lang pháp lý, sớm ban hành hướng dẫn về Danh mục xanh và tiêu chí xác định các dự án xanh. Bởi đây là cơ sở quan trong để các tổ chức tín dụng xác định định mức, quy mô vốn đầu tư cho phù hợp với từng dự án. Đồng thời xây dựng lộ trình thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ về thuế, phí, vốn, công nghệ cho từng lĩnh vực.

Tùy vào điều kiện thực tế của mỗi tỉnh, thành, chính quyền các địa phương cũng cần nghiên cứu có những chính sách, cơ chế ưu đãi đối với những dự án, doanh nghiệp hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, hạn chế những ảnh hưởng ra môi trường.

Những tháo gỡ về vốn, nguồn tín dụng, tài chính xanh sẽ là động lực chính thúc đẩy các doanh nghiệp tiếp cận các công nghệ sản xuất xanh sạch. Bên cạnh đó, các cơ chế chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp phát triển theo hướng bền vững cũng cần tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế, nhằm tạo điều kiện thu hút nguồn lực đầu tư lớn từ các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam

Tuy nhiên, điều quan trọng là bản thân các doanh nghiệp, các nhà quản lý cần nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển xanh trong việc đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững của mỗi lĩnh vực và từng quốc gia.

Điều này sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, giúp Việt Nam nâng cao lợi thế cạnh tranh và vị thế với các nền kinh tế khác trên thế giới.

Hải Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Số ca nhập viện lên 469, bệnh nhi thở máy có dấu hiệu khả quan

Vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Số ca nhập viện lên 469, bệnh nhi thở máy có dấu hiệu khả quan

Thông tin từ Sở Y tế Đồng Nai, tính đến sáng nay (03/5), các bệnh viện tại thành phố Long Khánh đã tiếp nhận cấp cứu 469 ca nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại tiệm bánh Băng (phường Xuân Bình, thành phố Long Khánh).

Bệnh nhi nguy kịch sau vụ ngộ độc bánh mì đang được hồi sức cấp cứu thế nào?

Bệnh nhi nguy kịch sau vụ ngộ độc bánh mì đang được hồi sức cấp cứu thế nào?

Trong gần như cùng một thời điểm, đã có hai vụ nghi ngộ độc thực phẩm hàng loạt xảy ra, đó là vụ nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại tiệm bánh Băng (phường Xuân Bình, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai).

TP.HCM: Vụ ngộ độc thực phẩm khiến 15 học sinh tiểu học cấp cứu, chưa bé nào xuất viện

TP.HCM: Vụ ngộ độc thực phẩm khiến 15 học sinh tiểu học cấp cứu, chưa bé nào xuất viện

Sáng 3/5, BV Lê Văn Thịnh, TP Thủ Đức - nơi tiếp nhận 15 học sinh của 4 trường tiểu học trên địa bàn nghi ngộ độc thực phẩm nhập viện cho biết, hiện sức khỏe các em được cải thiện và đang tiếp tục được theo dõi.

Từ chối thu gom rác thải không phân loại, liệu có thực hiện được?

Từ chối thu gom rác thải không phân loại, liệu có thực hiện được?

Công nhân môi trường có quyền kiểm tra túi đựng rác thải sinh hoạt của người dân và từ chối thu gom nếu chưa phân loại.

Tự sự của đêm: Tiếng lòng mình...

Tự sự của đêm: Tiếng lòng mình...

Người ta nói những người thức đêm thường có hai lý do chính: hoặc là vì công việc, hoặc là để đối diện với chính mình. Vậy bạn thuộc lý do gì?

Phong trào chạy bộ: Để vui khỏe nhưng không bát nháo

Phong trào chạy bộ: Để vui khỏe nhưng không bát nháo

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, các giải chạy đang “bùng nổ” ở các nơi, do nhiều đơn vị tổ chức, thu hút hàng trăm nghìn người tham gia.

Kết nối không gian văn hóa qua dự án nghệ thuật trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật

Kết nối không gian văn hóa qua dự án nghệ thuật trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật

Ngày 03/5, tại Trung tâm Văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tổ chức “Lễ khai mạc Dự án nghệ thuật Công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật kết nối Dự án nghệ thuật Công cộng Phúc Tân”.