Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Chuyện hôm nay

Chuẩn hóa để ngăn chặn lãng phí

Nguyễn Yên: Thứ tư 04/09/2024, 16:21 (GMT+7)

Những cuốn sách giáo khoa mua nhưng ít sử dụng hoặc không sử dụng đến không chỉ làm tăng chi phí của mỗi gia đình mà còn gây lãng phí cho xã hội. Bởi vậy, lựa chọn những đầu mục sách giáo khoa phù hợp, tái sử dụng những đầu sách ít dùng đến có thể góp phần giảm lãng phí.

Ảnh minh họa: Giaoduc.net

Ảnh minh họa: Giaoduc.net

Nghịch lý và lãng phí khi có những cuốn sách giáo khoa mà đầu năm mua nhưng cuối năm vẫn chưa dùng tới 1 lần đã xuất hiện từ khi triển khai "một chương trình, nhiều bộ sách". Vấn đề không không nằm ở “nhiều bộ sách” mà là cách chọn sách, dùng sách.

Các địa phương dựa vào danh mục sách các bộ sách mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt, căn cứ vào tình hình địa phương để “tự chọn”. Rồi đến mỗi trường học lại thành lập hội đồng, mỗi môn chọn một đầu sách... Thế nên có khi các sách được chọn không thuộc cùng một bộ, và sách giáo khoa được dùng ở mỗi trường một khác.

Để chống lãng phí và nâng cao hiệu quả sử dụng sách giáo khoa, tăng tỷ lệ sách giáo khoa được sử dụng lại nhiều lần; không ép buộc học sinh, gia đình học sinh mua sách tham khảo, sách bài tập, Bộ Giáo dục và đào tạo đã có chỉ thị yêu cầu các trường không thực hiện việc lập danh mục, đóng gói thành bộ sách giáo khoa kèm sách bài tập, sách tham khảo và các tài liệu khác ngoài danh mục sách được phê duyệt để học sinh, phụ huynh mua. Sau 2 năm ban hành Chỉ thị này, mọi việc dường như không có nhiều thay đổi.

Muốn tạo sự thay đổi, trước tiên cần chuẩn hóa lại hệ thống sách giáo khoa. Hiện, một bộ sách giáo khoa cũng khoảng từ 10 đến 13 cuốn. Còn thực tế, bộ sách mà phụ huynh mua lên đến trên 20 cuốn cho học sinh lớp 1 và gần 30 cuốn cho học sinh lớp 3. Cứ mỗi môn học lại kèm thêm một cuốn vở bài tập: Vở Bài tập Tiếng Việt, Toán, Âm nhạc, Mỹ thuật, Hoạt động trải nghiệm, Đạo đức...

Để giảm lãng phí cần cắt giảm ngay cả những cuốn sách giáo khoa trong danh mục bắt buộc bởi không nhất thiết môn học, hoạt động giáo dục nào cũng cần phải sách giáo khoa. Đơn cử như các môn học về thể chất, mỹ thuật, hoạt động trải nghiệm... thì những môn học này chỉ cần sách giáo khoa dành cho giáo viên mà không cần trang bị cho học sinh.

Mặc dù tất cả sách giáo khoa phải đáp ứng được chuẩn của chương trình nhưng không có bộ sách giáo khoa nào được coi là “bộ sách chuẩn”, nên quá trình triển khai nảy sinh những bất cập thì cần được xem xét, điều chỉnh cho phù hợp. Điều này vừa tránh lãng phí, vừa giúp các bậc phụ huynh giảm bớt gánh nặng kinh tế mỗi đầu năm học.

Trong thông tư hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT cũng nêu rõ, các cơ sở giáo dục phổ thông công bố công khai danh mục sách giáo khoa được lựa chọn trước khi bắt đầu năm học mới ít nhất bốn tháng. Nhưng như thế là chưa đủ mà cần có quy định về việc minh bạch, công bố rõ ràng cho phụ huynh nắm được đâu là cuốn thuộc danh mục bắt buộc còn đâu là cuốn sách tham khảo để phụ huynh nắm bắt rõ ràng trước khi mua.

Thậm chí, nhiều nhà giáo dục kinh nghiệm đã chỉ ra rằng, sách tham khảo trên thế giới chỉ nên dùng cho thầy cô giáo để làm phong phú thêm bài giảng của mình. Học sinh tiểu học không cần có sách tham khảo, do đó không nên đưa sách tham khảo vào các trường.

Đồng thời thông báo danh mục lựa chọn sách giáo khoa cần được công khai trên hệ thống website của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, các đơn vị trường và thông báo đến phụ huynh, học sinh.

Trách nhiệm của nhà trường là lựa chọn sách giáo khoa, còn trách nhiệm của cơ quan quản lý là triển khai giám sát để chống lãng phí và nâng cao hiệu quả sử dụng sách giáo khoa, bằng việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc cung ứng và sử dụng sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục, kiên quyết xử lý vi phạm nghiêm các trường hợp vi phạm. Điều này có thể giúp ngăn chặn sự lãng phí sách giáo khoa lên tới cả nghìn tỷ.

Mặt khác, từ phía phụ huynh trước thềm năm học mới cũng cần nghiên cứu danh mục các loại sách giáo khoa, sách tham khảo mà nhà trường gửi về để cùng quyết định đăng ký những cuốn sách, những loại vở cần thiết. Khi đó, chẳng có trường học nào, chẳng có thầy cô giáo nào có thể ép buộc được tất cả phụ huynh cùng mua những cuốn sách cả năm không dùng tới.

Nguyễn Yên/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Nhiều khu vực ngập sâu và cấm phương tiện qua lại

Hà Nội: Nhiều khu vực ngập sâu và cấm phương tiện qua lại

Sáng nay, theo ghi nhận của nhóm PV VOV Giao thông, nhiều tuyến đường vẫn trong tình trạng ngập sâu, ảnh hưởng đến giao thông, nhiều nơi lực lượng chức năng phải đặt barie cấm phương tiện ra/vào, thậm chí có khu vực bị rạn nứt, tiềm ẩn nguy hiểm...

Hà Nội: Hạn chế phương tiện lưu thông trên đường 70

Hà Nội: Hạn chế phương tiện lưu thông trên đường 70

Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP. Hà Nội vừa có thông báo hạn chế các phương tiện lưu thông trên tuyến đường 70, đoạn qua UBND Phường Phúc La và nút giao Phúc La – Cầu Bươu (Quận Hà Đông, Hà Nội).

Có nên kích hoạt chế độ làm việc từ xa

Có nên kích hoạt chế độ làm việc từ xa

Trong bối cảnh nhiều cầu ngang sông đã cấm hoặc hạn chế đi lại, nhiều khu vực vẫn đang ngập nặng, giao thông bị chia cắt, việc đi lại trở nên khó khăn và nguy hiểm hơn; học sinh một số nơi đang phải tạm nghỉ, người lớn đi làm trong nước lũ và ùn tắc cũng rất khó khăn.

Cầu Vĩnh Tuy ùn tắc, vẫn còn nhiều điểm ngập sâu

Cầu Vĩnh Tuy ùn tắc, vẫn còn nhiều điểm ngập sâu

Chiều 11/9, mật độ phương tiện đổ dồn về cầu Vĩnh Tuy để sang Long Biên khá đông dẫn đến xảy ra ùn tắc, các phương tiện nối đuôi nhau di chuyển chậm, còn chiều ngược lại từ Long Biên sang Q. Hai Bà Trưng lại khá thông thoáng.

Đội mưa, lội nước đi mua đồ thiết yếu

Đội mưa, lội nước đi mua đồ thiết yếu

Bà Phạm Kim Thành - Trưởng phòng Kinh tế quận Hoàng Mai cho biết, ngay trong đêm 10/9 khi nhận được thông tin về mực nước sông Hồng sẽ đạt báo động 3, chính quyền địa phương đã hỗ trợ người dân di chuyển tài sản khỏi vùng bị ảnh hưởng ngập nước.

Giờ cao điểm “tràn khung”, tổ chức giao thông cần thay đổi ra sao?

Giờ cao điểm “tràn khung”, tổ chức giao thông cần thay đổi ra sao?

Như VOV Giao thông đã thông tin, giờ cao điểm tại các đô thị đang có sự thay đổi rõ rệt, trong đó, tình trạng ùn tắc buổi trưa diễn ra thường xuyên hơn, giờ cao điểm sáng, chiều kéo dài hơn.

TP.HCM: Để phát triển du lịch đường thủy, cần phát triển hạ tầng cảng, bến tăng tính kết nối

TP.HCM: Để phát triển du lịch đường thủy, cần phát triển hạ tầng cảng, bến tăng tính kết nối

TP.HCM hiện có 17 sản phẩm du lịch đường thủy, với 7 tuyến thường kỳ và 10 tuyến mới. Nỗ lực xây dựng du lịch đường thủy đã góp phần không nhỏ vào doanh thu hơn 108 nghìn tỷ đồng từ tổng thu du lịch trong 7 tháng qua.