Chủ vườn quất Tứ Liên thuê người Nigeria chuyển cây tránh ngập, 100.000/người/giờ
Một nhóm thanh niên người Nigeria được chủ một nhà vườn quất ở Tứ Liên, Hà Nội thuê chuyển cây khỏi vườn bị ngập nước.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Chị Phạm Kim Ngọc là một hành khách trung thành của xe buýt 16 năm nay. Hàng ngày, chị bắt xe tuyến 20A từ nhà ở Cầu Diễn lên trạm trung chuyển Cầu Giấy, sau đó bắt tiếp tuyến 32 để lên Kim Mã làm việc.
Lộ trình của chị đi dọc theo suốt chiều dài của tuyến đường sắt đô thị Nhổn-Ga Hà Nội. Chị cho biết, dù chờ tuyến đường sắt này hơn 1 thập kỷ nay, song khi biết thông tin sắp vận hành, chị vẫn hết sức hồ hởi trước viễn cảnh đi tàu điện đi làm hàng ngày:
“Thực ra tôi đợi dự án này lâu lắm rồi. Từ hồi con tôi học cấp 2 cơ, nhưng bây giờ nó học đại học rồi. Thấy lâu quá, nhiều khi cũng chả tin lắm. Nhưng tôi vẫn hy vọng nay mai nó sẽ thành hiện thự. Tôi hy vọng tuyến đường sắt này sẽ giúp người dân đi lại thuận lợi, giảm thiểu phương tiện cá nhân và bảo vệ môi trường”.
Đỗ Trung Quân, sinh viên năm thứ ba, Đại học Bách Khoa, có thói quen đi bộ và xe buýt. Theo Quân, việc đa dạng hóa các loại hình vận tải công cộng bằng tàu điện trên cao giúp người trẻ dễ dàng tiếp cận và có thêm lựa chọn đi lại, vừa hiện đại, an toàn, lại có chi phí hợp lý:
“Em cũng là người hay đi phương tiện công cộng. Càng có nhiều phương tiện thì càng có lựa chọn để đi, đỡ tốn thời gian, ùn tắc hơn. Em thấy xuống tàu điện cái như thế này xong bắt được xe buýt, xe đạp điện đi ngay thì rất hợp lý”.
Ở góc độ hành khách đi làm hàng ngày bằng cả tàu điện và xe buýt, chị Nguyễn Thị Lan Anh, một cán bộ làm việc trên sân bay Nội Bài, chia sẻ: Những phương tiện vận tải công cộng khối lượng lớn đã phát huy hiệu quả rõ rệt trong việc giảm ùn tắc, thu hút lượng lớn người từ bỏ phương tiện cá nhân.
Chị Lan Anh chia sẻ: “Tàu điện giải quyết mặt ùn tắc rất nhiều. Vì buổi sáng, có những giờ mình đi từ 6h, mình bắt tàu ở ga Hà Đông thì không còn chỗ ngồi, mình phải đứng. Lượng khách đi tàu rất nhiều, giải quyết được ô nhiễm môi trường. Tuyến Nhồn-Ga Hà Nội mở thì mình nghĩ sẽ giảm ùn tắc trong phố”.
Trong khi đó, anh Đặng Tiến Đông và Phạm Quang Linh, hai trong số những hành khách từng được trải nghiệm thử tuyến đường sắt đô thị Nhổn-Ga Hà Nội nhận định: Mạng lưới đường sắt đô thị, tàu điện trên cao, tàu điện ngầm ở các đô thị trong khu vực đều hoạt động rất hiệu quả.
Với việc đưa tuyến đường sắt đô thị thứ hai đi vào vận hành, Hà Nội sẽ dần tạo được mạng lưới di chuyển hướng tâm, hình thành thói quen cho cư dân đô thị:
“Chạy chuyến tàu đi thử này, em cảm thấy rất ổn. Tàu đi êm, thoải mái, không ồn ào như tàu truyền thống”
“Nói chung, ngồi trên toa tàu này chạy rất ổn định. Đón tiếp khách thì cũng có sự đổi mới, lịch sự, hợp lý. Mà tốc độ rất tốt, tôi nghĩ người dân sẽ rất thích thú, nếu tàu này chạy ổn định. Và lượng ùn tắc giao thông bên dưới sẽ giảm đi”.
Dự kiến, từ sáng 8/8/2024, đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội sẽ được vận hành thương mại, miễn phí cho tất cả hành khách trải nghiệm trong 15 ngày đầu.
Thời gian chạy tàu từ 5h30 đến 22h, tần suất 10 phút một chuyến từ ga số 1 (ga Nhổn) đến ga số 8 (ga Cầu Giấy).
Một nhóm thanh niên người Nigeria được chủ một nhà vườn quất ở Tứ Liên, Hà Nội thuê chuyển cây khỏi vườn bị ngập nước.
Hôm nay (10/9), PV VOV Giao thông đã ghi nhận rất nhiều thông tin về hàng loạt các điểm ngập, ùn tắc trên địa bàn Thủ đô.
Để bảo đảm an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông qua cầu, Sở Giao thông vận tải thông báo phương án điều chỉnh tổ chức giao thông trên Cầu Đuống, Thành phố Hà Nội
Trước diễn biến mưa kéo dài, mực nước sông tiếp tục lên nhanh, Sở NN&PTNT Hà Nội đã có công văn đề nghị các quận, huyện, thị xã triển khai công tác bảo đảm an toàn đê điều; sẵn sàng sơ tán người dân trong trường hợp khẩn cấp.
Sáng 10/9, đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, khu vực Km191 đến Km191+500 tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ ngập cả 2 chiều, các xe đi lại sẽ không đảm bảo an toàn.
Giờ cao điểm chiều nay (10/9) VOV Giao thông tiếp tục ghi nhận nhiều thông tin về tình hình ngập úng trên nhiều tuyến phố, nhất là các khu vực ven sông Hồng.
Mưa lớn ở thượng nguồn đổ về khiến nước sông Hồng dâng rất cao, hoa màu của người dân trồng ở bãi giữa bị dòng nước nhấn chìm.