Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Nhịp cầu giao thông

Cầu vượt bộ hành - “mảnh ghép” còn thiếu cho đường Vành đai 2 hiện đại

Minh Hiếu: Chủ nhật 09/07/2023, 08:09 (GMT+7)

Đường Vành đai 2 chính thức thông xe vào tháng 1/2023, tuy nhiên, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến ngã tư Sở dài hơn 5km không có cầu vượt bộ hành, duy nhất một hầm cho người đi bộ tại ngã tư Sở (hoạt động từ năm 2007), và chỉ 10 vị trí có vạch kẻ sang đường.

Đường Vành đai 2, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến ngã tư Sở dài hơn 5km nhưng không có cầu vượt bộ hành, duy nhất một hầm cho người đi bộ tại ngã tư Sở (hoạt động từ năm 2007).

Đường Vành đai 2, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến ngã tư Sở dài hơn 5km nhưng không có cầu vượt bộ hành, duy nhất một hầm cho người đi bộ tại ngã tư Sở (hoạt động từ năm 2007).

Để đi bộ sang đường hằng ngày, chị Ngô Thị Hường, ở ngõ 461 Minh Khai, phải chuẩn bị tâm lý và mặc trang phục sặc sỡ để các chủ phương tiện nhận diện tốt hơn. Dù đường Minh Khai đoạn qua Times City có mật độ phương tiện cao, tốc độ di chuyển lớn, hai bên đường có nhiều chung cư cao tầng nhưng lại không có cầu vượt hay vạch kẻ sang đường cho người đi bộ:

"Mình cố gắng đợi lúc thoáng nhất để đi rồi nhưng vẫn chùn chân, rất là sợ. Cũng có những tai nạn đáng tiếc đã xảy ra, ví dụ như cách đây khoảng 2 tuần, từ cổng chung cư Imperia, buổi tối có một cô qua đi qua đường và bị tai nạn. Rất mong Nhà nước có thể xây dựng cầu vượt cho người đi bộ để mọi người sang đường an toàn hơn", chị Hường cho biết.

Băng qua đường rộng tới 50-60m, dù nơm nớp lo sợ nhưng dường như là lựa chọn bắt buộc với người dân.

Băng qua đường rộng tới 50-60m, dù nơm nớp lo sợ nhưng dường như là lựa chọn bắt buộc với người dân.

Đường Vành đai 2 chính thức thông xe vào tháng 1/2023, với đường cao tốc trên cao và đường dưới thấp 8-10 làn xe. Tuy nhiên, theo khảo sát của phóng viên, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến ngã tư Sở dài hơn 5km không có cầu vượt bộ hành, duy nhất một hầm cho người đi bộ tại ngã tư Sở (hoạt động từ năm 2007), và chỉ 10 vị trí có vạch kẻ sang đường (gồm 8 nút giao có đèn tín hiệu và 2 điểm quay đầu xe). Đặc biệt, đoạn từ cầu Mai Động đến ngã tư Bạch Mai dài hơn 1km nhưng không có bất cứ điểm sang đường nào.

Băng qua đường rộng tới 50-60m, dù nơm nớp lo sợ nhưng là lựa chọn bắt buộc với người dân sinh sống hai bên đường, và cả những người đi xe buýt như anh Nguyễn Văn Linh, ở quận Hai Bà Trưng: "Đầu tiên là không có vạch kẻ cho người đi bộ, thứ hai là mật độ xe khá dày. Thỉnh thoảng em phải sang bên kia để bắt xe buýt, em có vấn đề ở chân, không đi được xe máy. Em phải dậy sớm để sang đường bởi vì tầm 6-7h trở đi thì sang đường mất rất nhiều thời gian, rất là đông".

Chuyên gia giao thông, PGS. TS. Doãn Minh Tâm đánh giá, việc thiết kế và thi công đường Vành đai 2 thực hiện đúng theo quy định bởi Tiêu chuẩn Việt Nam 13592 không quy định bao nhiêu mét có một điểm sang đường. Tuy nhiên, về mức độ an toàn và đáp ứng nhu cầu giao thông thì các cơ quan chức năng cần xem xét thêm:

"Đường Vành đai 2 mặt đường rất rộng, có chu kỳ đèn đi chăng nữa, chu kỳ đèn 30 giây đến 60 giây thì người đi bộ qua đường, nhất là người cao tuổi và trẻ em khó thực hiện được hành trình an toàn. Khi nhu cầu qua đường đủ lớn thì người ta mới làm cầu vượt, hầm chui. Đây là “bài toán” của chủ công trình, các ban, ngành có thẩm quyền xem xét, chỉ đạo tư vấn khảo sát, thiết kế, đáp ứng nhu cầu qua lại của nhân dân", PGS. TS. Doãn Minh Tâm cho biết.

Cầu vượt bộ hành là cần thiết, nhưng quan trọng hơn là các đô thị cần xây dựng một chiến lược ưu tiên phát triển hạ tầng cho người đi bộ.

Cầu vượt bộ hành là cần thiết, nhưng quan trọng hơn là các đô thị cần xây dựng một chiến lược ưu tiên phát triển hạ tầng cho người đi bộ.

Theo chuyên gia giao thông, TS. Nguyễn Hữu Đức, việc thiếu hệ thống cầu vượt, hầm bộ hành không chỉ diễn ra tại đường Vành đai 2 mà còn nhiều khu vực khác ở các đô thị, khi tổ chức giao thông chưa dành sự ưu tiên cho người đi bộ: "Người đi bộ không được để ý đến trong quá trình thiết kế, thực hiện đường Vành đai 2. Đã trót như vậy rồi thì sửa chữa không dễ một chút nào. Xây cầu vượt có khả thi, nhưng quan trọng là nó phải nằm trong chiến lược ưu tiên cho người đi bộ".

Về kế hoạch xây dựng cầu vượt bộ hành trên đường Vành đai 2 trong tương lai, VOV Giao thông đã liên hệ với Sở Giao thông vận tải Hà Nội và sẽ cập nhật thông tin ngay khi có phản hồi./.

Minh Hiếu/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Sửa đổi quy định về đèn xanh, đèn vàng từ 2025

Sửa đổi quy định về đèn xanh, đèn vàng từ 2025

Khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về tín hiệu đèn giao thông từ 1/1/2025.

Đào Nhật Tân, quất Tứ Liên sẵn sàng phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Đào Nhật Tân, quất Tứ Liên sẵn sàng phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Khoảng 15 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thời điểm này các nhà vườn tại làng đào Nhật Tân và làng quất Tứ Liên, quận Tây Hồ (Hà Nội) đang tất bật vận chuyển đào, quất phục vụ thị trường tết.

Đột quỵ khi đang lái xe: Nguy cơ không thể xem nhẹ

Đột quỵ khi đang lái xe: Nguy cơ không thể xem nhẹ

Trong năm qua, liên tiếp xảy ra tình trạng tài xế bị đột quỵ khi đang điều khiển phương tiện giao thông. Đây là tình trạng rất đáng lo ngại, bởi nếu là tài xế xe khách hoặc chở hàng cồng kềnh mà bị đột quỵ giữa hành trình sẽ gây nguy hiểm đến tín mạng nhiều người khác khi cùng tham gia giao thông.

Những cơ hội của “nhân sự Nhà nước dôi dư”

Những cơ hội của “nhân sự Nhà nước dôi dư”

Ngoài những người xấp xỉ tuổi nghỉ hưu thì hầu hết công chức, viên chức dôi dư đều sẽ bắt đầu tìm kiếm công việc mới bởi họ còn tuổi lao động và còn nhiệt tình cống hiến.

TP.HCM đưa vào sử dụng Công viên Sáng tạo

TP.HCM đưa vào sử dụng Công viên Sáng tạo

Sau 2 tháng khẩn trương triển khai, 1 quần thể công viên rộng lớn liền cạnh công viên Bờ sông Sài Gòn đã hoàn thành và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân TP.Thủ Đức nói riêng, TP.HCM nói chung.

TP.HCM: Người dân nói gì về về việc tăng mức phạt vi phạm giao thông?

TP.HCM: Người dân nói gì về về việc tăng mức phạt vi phạm giao thông?

Nghị định 168 quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2025, với nhiều lỗi giao thông bị xử phạt nghiêm.

Lấn chiếm lối đi chung, xây nhà vượt tầng: Liệu chính quyền bó tay?

Lấn chiếm lối đi chung, xây nhà vượt tầng: Liệu chính quyền bó tay?

Vừa qua, Kênh VOV Giao thông đã phát sóng bài viết “Bị chặn lối thoát nạn, hàng chục hộ dân số 9 Nguyễn Xiển kêu cứu”, phản ánh về những bức xúc của hàng chục hộ dân tại phường Thanh Xuân Trung (Thanh Xuân, Hà Nội) khi lối thoát nạn của họ bị chiếm dụng.