Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Ai giám sát bộ phận an toàn giao thông của doanh nghiệp vận tải?

Quách Đồng: Thứ hai 01/07/2024, 07:13 (GMT+7)

Tình trạng phương tiện ô tô vi phạm tốc độ diễn ra phổ biến, nhưng dường như chưa được phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Vậy, bộ phận ATGT trong doanh nghiệp có thực sự giám sát hoạt động của doanh nghiệp như yêu cầu?

Cần cơ chế nào để giám sát hoạt động của bộ phận này, để bộ phận An toàn giao thông trong doanh nghiệp phát huy đúng vai trò của mình?

Là một doanh nghiệp lớn, có tới hơn 3.000 xe, bộ phận ATGT của G7 taxi có tới hơn 10 người. Bộ phận này sẽ bao gồm thanh tra, hành chính, bộ phận tổng đài, có trách nhiệm theo dõi, cập nhật nhật ký của từng phương tiện, cảnh báo với tài xế nếu vi phạm tốc độ…

Ông Nguyễn Anh Quân, Tổng giám đốc G7 taxi cho hay, trường hợp xảy ra va chạm, TNGT, bộ phận ATGT cũng có trách nhiệm phối hợp với các lực lượng chức năng để xử lý, giải quyết tai nạn, hỗ trợ nạn nhân (nếu có):

"Hoạt động của Ban ATGT giúp doanh nghiệp giảm thiểu và phòng ngừa rủi ro, TNGT không đáng có. Ví dụ doanh nghiệp G7 taxi chẳng hạn, Ban ATGT hoạt động rất hiệu quả và trên những công cụ, thiết bị hiện đại như GPS, app quản lý lái xe, trên những thiết bị đó sẽ biết được những lái xe thường hay vi phạm về tốc độ thì Ban ATGT sẽ cảnh báo, nhắc nhở, giúp lái xe an toàn hơn và tránh được những rủi ro, tai nạn đáng tiếc".

Bộ phận ATGT sẽ bao gồm thanh tra, hành chính, bộ phận tổng đài, có trách nhiệm theo dõi, cập nhật nhật ký của từng phương tiện, cảnh báo với tài xế nếu vi phạm tốc độ…

Bộ phận ATGT sẽ bao gồm thanh tra, hành chính, bộ phận tổng đài, có trách nhiệm theo dõi, cập nhật nhật ký của từng phương tiện, cảnh báo với tài xế nếu vi phạm tốc độ…

Thừa nhận điều này, ông Lê Anh Dũng, giám đốc điều hành doanh nghiệp vận tải hành khách Hà Sơn – Hải Vân cho biết, với hơn 120 phương tiện vận tải hành khách, chủ yếu chạy tuyến Hà Nội – Lào Cai, nên bộ phận ATGT được đặt trong Phòng Chất lượng của đơn vị, bố trí 5 người, thường xuyên theo dõi dữ liệu thiết bị giát sát hành trình gắn trên từng phương tiện, đồng thời đưa ra cảnh báo đối với tài xế đang lưu thông trên đường:

"Thường xuyên, hàng ngày lúc nào cũng có nhân sự riêng biệt, chỉ có ăn và giám sát thiết bị giám sát hành trình. Ví dụ như để đảm bảo an toàn trên đường cao tốc thì doanh nghiệp đã ban hành giớ hạn tốc đô trên đường cao tốc. Tốc độ tối đa trên đường cao tốc cho chạy 100km/h, nhưng với Hà Sơn – Hải Vân chỉ cho chạy 90 thôi. Đồng thời có biểu hiện vi phạm là sẽ bị xử lý ngay".

Tuy vậy, không ít trường hợp doanh nghiệp vận tải coi nhẹ hoạt động của bộ phận ATGT, thành lập chủ yếu cho có để đối phó cơ quan chức năng. Bởi vậy, chưa kịp thời đưa ra cảnh báo hoặc quản lý lái xe một cách hiệu quả. Về điều này, ông Bùi Văn Viết, Giám đốc doanh nghiệp Minh Quý (Thanh Hóa) bày tỏ:

"Các doanh nghiệp thường thường có bộ phận an toàn kỹ thuật, tùy quy mô doanh nghiệp, có dụ có 2 xe khách với có 50 xe, nhân sự ít hơn. Bên em thì có 3-4 anh em. Nhưng quan trọng nhất vẫn là lái xe, nếu lái xe an toàn, điều khiển xe an toàn…"

Ông Nguyễn Hoàng Anh, Phó trưởng Phòng Quản lý vận tải, Phương tiện và Người lái, Cục Đường bộ VN cho hay, theo quy định việc thành lập và giám sát hoạt động của bộ phận ATGT trong doanh nghiệp thuộc trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị vận tải.

Song nhiều tường hợp, do sợ tốn thêm chi phí nên một số trường hợp doanh nghiệp có quy mô nhỏ lẻ, các hợp tác xã chưa thực sự quan tâm điều này.

Dẫn vụ việc quên học sinh trên xe dẫn đến hậu quả đáng tiếc tại Thái Bình vừa qua, ông Nguyễn Hoàng Anh cho rằng, hậu quả này có thể được ngăn chặn, nếu bộ phận ATGT kiểm soát, nhắc nhở lái xe, và lái xe tuân thủ quy trình kiểm tra toàn bộ xe trước khi kết thúc hành trình:

"Bộ phận theo dõi ATGT mà thực hiện đúng theo quy định chi tiết về quy trình này thì sẽ giảm thiểu tai nạn không đáng có. Tuy vậy, đối với những doanh nghiêp hoặc họ kinh doanh manh mún, nhỏ lẻ, áp dụng quy trình đảm bảo ATGT một cách hời hợt, có cũng như không thì rất dễ để xảy ra tai nạn, hoặc để người lái xe không đủ điều kiện điều khiển phương tiện".

Ứng dụng công nghệ, thiết bị giám sát hành trình để quản lý vận tải là xu hướng tất yếu (Ảnh minh họa)

Ứng dụng công nghệ, thiết bị giám sát hành trình để quản lý vận tải là xu hướng tất yếu (Ảnh minh họa)

Từ thực tế đó, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô VN đề xuất, bên cạnh việc yêu cầu hợp tác xã tăng cường vai trò quản lý, giám sát với các hội viên là các doanh nghiệp vận tải, cần nghiên cứu phương thức thuê đơn vị giám sát ATGT cho doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp nhỏ lẻ, quy mô phương tiện còn ít:

"Phải nghiên cứu một hình thức giám sát hay hình thành những bộ phận làm dịch vụ chung cho các đơn vị này để đảm bảo tăng cường sự giám sát tình hình hoạt động của phương tiện một cách trực tuyến để kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh những vi phạm của người lái xe ở trên đường".

TS Trần Hữu Minh, Chánh văn phòng UBATGTQG cũng cho rằng, việc ứng dụng công nghệ, thiết bị giám sát hành trình để quản lý vận tải là xu hướng tất yếu. Để phát huy hiệu quả các thiết bị này, chính quyền địa phương phải thường xuyên kiểm tra việc chấp hành quy định của doanh nghiệp:

"Phải xem xét từng khâu một, để xem bất cập đang ở đâu. Chẳng hạn như chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình đó đối với các doanh nghiệp tại địa phương là thuộc chính quyền địa phương. Vậy thì chính quyền địa phương đã làm tròn trách nhiệm chưa, Cái đó chúng ta phải tăng cường thì mới cải thiện được tình hình".

Không ít trường hợp doanh nghiệp có quy mô nhỏ lẻ, các hợp tác xã vẫn thờ ơ, bỏ qua hoặc thành lập bộ phận ATGT chỉ mang tính đối phó

Không ít trường hợp doanh nghiệp có quy mô nhỏ lẻ, các hợp tác xã vẫn thờ ơ, bỏ qua hoặc thành lập bộ phận ATGT chỉ mang tính đối phó

Bộ phận ATGT trong doanh nghiệp đóng vai trò cực kỳ quan trọng, từ việc giám sát tài xế trước khi xuất phát, khi xe đang hoạt động và cả khi kết thúc hành trình, đặc biệt là giám sát trực tuyến hoạt động của phương tiện và người lái.

Bởi vậy, cần theo dõi, giám sát việc thành lập bộ phận ATGT trong doanh nghiệp, cũng như có biện pháp xử lý các trường hợp vi phạm, để nâng cao hiệu quả phòng ngừa nguy cơ mất  ATGT.

Góc nhìn của VOV Giao thông qua bài bình luận: Quản nghiêm để nâng cao hiệu quả phòng ngừa

Không phải bỗng dưng cơ quan quản lý coi trọng và quy định thành lập bộ phận ATGT trong doanh nghiệp là điều kiện bắt buộc đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Bởi vậy, từ Thông tư 63/2014 đã quy định bộ phận ATGT trong doanh nghiệp vận tải có các nhiệm vụ: Lập và thực hiện kế hoạch bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải của đơn vị; Xây dựng và thực hiện quy trình bảo đảm an toàn giao thông; Kiểm tra các điều kiện về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trước khi xe tham gia hoạt động…

Đặc biệt là quản lý, theo dõi các thông tin bắt buộc từ thiết bị giám sát hành trình của phương tiện để kịp thời cảnh báo và ngăn chặn các hành vi vi phạm.

Tại Thông tư 12/2020 của Bộ GTVT, quy định thành lập bộ phận ATGT tiếp tục được nhắc lại và bổ sung nhiều quy định giám sát phương tiện trong quá trình hoạt động, đồng thời yêu cầu người lái xe trước khi rời khỏi xe phải kiểm tra khoang hành khách để bảo đảm không còn hành khách ở trên xe.

Quy định là vậy, song không ít trường hợp doanh nghiệp có quy mô nhỏ lẻ, các hợp tác xã vẫn thờ ơ, bỏ qua hoặc thành lập bộ phận ATGT chỉ mang tính đối phó. Hệ quả là bộ phận này hoạt động không hiệu quả, thiếu chuyên môn và trang thiết bị, dẫn đến việc không thể kiểm soát và giảm thiểu các rủi ro cho phương tiện khi tham gia giao thông.

Việc này còn gây hậu quả nghiêm trọng hơn khi các vụ tai nạn xảy ra, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người lao động và khách hàng mà còn gây thiệt hại lớn về tài sản và uy tín của doanh nghiệp.

Đối với xã hội, các vụ TNGT liên quan đến các doanh nghiệp vận tải còn tạo ra gánh nặng cho hệ thống y tế, gia tăng áp lực lên cơ quan quản lý và làm giảm niềm tin của người dân vào công tác đảm bảo an toàn giao thông.

Khi đã có quy định về bộ phận ATGT thì cơ quan quản lý nhà nước phải có cơ chế, biện pháp kiểm soát xem doanh nghiệp có thực hiện đúng như quy định hay không

Khi đã có quy định về bộ phận ATGT thì cơ quan quản lý nhà nước phải có cơ chế, biện pháp kiểm soát xem doanh nghiệp có thực hiện đúng như quy định hay không

Bởi vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo hiệu quả của bộ phận ATGT trong các doanh nghiệp vận tải, trước hết, cần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của lãnh đạo doanh nghiệp. Lãnh đạo doanh nghiệp cần hiểu rõ tầm quan trọng của công tác ATGT, từ đó cam kết đầu tư và hỗ trợ cho bộ phận này hoạt động hiệu quả.

Cùng với đó, chú trọng đào tạo và nâng cao năng lực cho nhân viên ATGT; Tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu về ATGT cho cán bộ phụ trách, đảm bảo họ có đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, cần xây dựng quy trình và kế hoạch cụ thể, từ việc thiết lập các quy trình và kế hoạch cụ thể để kiểm soát và giảm thiểu rủi ro giao thông, bao gồm kiểm tra định kỳ phương tiện và theo dõi trực tuyến thiết bị giám sát hành trình, cảm biến cảnh báo khi phương tiện vi phạm và phần mềm quản lý để nâng cao hiệu quả kiểm soát ATGT.

Một giải pháp khác cũng cần được tính đến là việc khuyến khích thành lập các đơn vị cung cấp dịch vụ ATGT cho doanh nghiệp. Các đơn vị này có thể chính là các hợp tác xã vận tải hoặc đơn vị hoạt động chuyên nghiệp và độc lập, cung cấp các dịch vụ như kiểm tra, giám sát, đào tạo và tư vấn về ATGT cho các doanh nghiệp vận tải.

Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp đảm bảo an toàn giao thông mà còn giúp họ tiết kiệm chi phí và tập trung vào hoạt động kinh doanh chính.

Việc khuyến khích thành lập các đơn vị dịch vụ ATGT sẽ tạo ra một hệ sinh thái an toàn giao thông toàn diện và chuyên nghiệp hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các doanh nghiệp và xã hội.

Để triển khai hiệu quả, cần có sự hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý nhà nước trong việc xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị dịch vụ ATGT phát triển.

Đặc biệt, khi đã có quy định về bộ phận ATGT thì cơ quan quản lý nhà nước phải có cơ chế, biện pháp kiểm soát xem doanh nghiệp có thực hiện đúng như quy định hay không. Cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đảm bảo tính minh bạch và công bằng.

Khi đó, công tác đảm bảo an toàn giao thông mới thực sự hiệu quả, góp phần giảm thiểu tai nạn, bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân, cũng như nâng cao uy tín và phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

Quách Đồng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Những tuyến phố không đèn giữa lòng Thủ đô

Những tuyến phố không đèn giữa lòng Thủ đô

Những ngày qua, Kênh VOV Giao thông tiếp tục nhận được hàng loạt phản ánh của nhiều thính giả về tình trạng một số tuyến phố ở Hà Nội rơi trạng thái tối tăm do không có đèn đường.

Để hàn gắn lại cuộc sống cho nạn nhân tai nạn giao thông

Để hàn gắn lại cuộc sống cho nạn nhân tai nạn giao thông

Cùng với tình trạng đáng lo ngại về tai nạn thương tích nói chung và tai nạn giao thông nói riêng, nhu cầu về điều trị phục hồi chức năng ngày càng gia tăng. Nhưng nghịch lý là khả năng cung cấp dịch vụ này còn nhiều hạn chế, bất cập khiến người bệnh phải chịu di chứng nặng nề hoặc không thể phục hồi.

Chuyển đổi xanh trong giao thông: Chính sách hỗ trợ cần những bước đi cụ thể

Chuyển đổi xanh trong giao thông: Chính sách hỗ trợ cần những bước đi cụ thể

Trong khi các nước, việc chuyển đổi xanh trong giao thông đã được thực hiện cách đây hàng chục năm, thì tại Việt Nam, việc chuyển đổi xanh mới được đặt ra tại Quyết định số 876 năm 2022 của Thủ tướng.

Giám sát trẻ trên xe, chỉ công nghệ vẫn chưa đủ

Giám sát trẻ trên xe, chỉ công nghệ vẫn chưa đủ

Không chỉ tại Việt Nam, tại một số quốc gia khác, việc để quên trẻ em trên xe đang là vấn đề nhức nhối, buộc các nhà chức trách phải tìm giải pháp ngăn chặn.

Giao thông kiểu “thách thức”

Giao thông kiểu “thách thức”

Chắc hẳn ai trong chúng ta khi tham gia giao thông cũng hơn một lần cảm thấy khó chịu khi đang đi trên đường và đột ngột bị một chiếc xe máy hay ô tô “tạt” ngang trước đầu xe, khiến giât nảy mình, nhấn phanh dúi dụi…

Hạ tầng giao thông thiệt hại hơn 30 tỷ đồng do mưa lũ

Hạ tầng giao thông thiệt hại hơn 30 tỷ đồng do mưa lũ

Sau hơn 1 tháng mưa lũ triền miên đã gây sạt lở, hư hỏng nhiều tuyến quốc lộ trọng yếu tại khu vực phía Bắc, ước thiệt hại hơn 30 tỷ đồng.

Ai giám sát bộ phận an toàn giao thông của doanh nghiệp vận tải?

Ai giám sát bộ phận an toàn giao thông của doanh nghiệp vận tải?

Tình trạng phương tiện ô tô vi phạm tốc độ diễn ra phổ biến, nhưng dường như chưa được phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Vậy, bộ phận ATGT trong doanh nghiệp có thực sự giám sát hoạt động của doanh nghiệp như yêu cầu?