Rác thải điện tử: Năng lực xử lý hạn chế, cần chính sách hỗ trợ và góc nhìn thoáng hơn

Các thiết bị điện tử khi chúng ở vòng đời cuối, bị hư hỏng, lỗi thời sẽ biến thành rác thải điện tử. Một loại rác thải vô cùng độc hại vì trong loại rác thải này có rất nhiều chất độc như Cadmium trong điện trở, chì, thủy ngân…

Tuy nhiên đến thời điểm này, quy trình thu gom xử lý của lại gặp không ít khó khăn, từ đó dẫn đến những hệ lụy đáng báo động đến môi trường trong tương lai.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

 

 

Trong rác thải điện từ có chứa rất nhiều chất độc gây hại cho sức khỏe của con người như chì, thủy ngân, cadum… Thông dụng nhất như một chiếc điện thoại iPhone cũng sử dụng tới 17 chất hóa học, trong đó có nhiều chất hiếm có thể gây thảm họa đối với sức khỏe của con người.

Theo quy định số 50/2013 của Thủ tướng chính phủ, có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 việc thu hồi các sản phẩm điện tử được thải bỏ là trách nhiệm của các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu.

Tuy nhiên, điểm đến cuối cùng của loại rác thải này lại chính là những chỗ thu mua phế liệu, ve chai. Những chiếc ti vi, máy in chỉ được bán với giá vài chục nghìn đồng/kg, chủ yếu chúng được đập ra để lấy chì và đồng:

'Tivi này cho ra nhôm sắt rồi đồng, mình đập ra xong đóng lại bán đi Trung Quốc'.

'Cái này mình chủ yếu mình đập ra để lấy chì thôi'.

'Chì thì cũng được 20 nghìn/kg hoặc hai mấy nghìn một ký'.

Sự đổi mới công nghệ, mẫu mã liên tục, các thiết bị lỗi thời, hư hỏng sẽ bị loại bỏ, dẫn đến sự gia tăng của các loại chất thải điện tử. Ảnh nh họa

Nếu không đến những điểm thu mua ve chai, phế liệu thì những loại rác thải nguy hại này sẽ được thu gom và xử lý bằng một phương pháp duy nhất là đốt. Tuy nhiên, phương pháp này mỗi năm lại thải ra hàng trăm tấn tro về môi trường.

Anh Phùng Văn Cường, Đội xử lý tái chế chất thải công nghiệp - Công trường Đông Thạnh chia sẻ: Sau khi rác thải được đốt hết bằng công nghệ của Bỉ thì mình sẽ mang ra hóa rắn, ở tại khu xử lý này luôn.

Trong khi năng lực xử lý còn hạn chế thì nhiều nhà đầy tư công nghệ mới lại gặp khó khăn bởi quy trình cấp phép xây dựng. Nhiều nhà máy đốt rác phát điện sau thời gian khởi công rầm rộ thì đến thời điểm này vẫn nằm im bất động.

Ông Ngô Như Hùng Việt - Tổng giám đốc công ty cổ phần Vietstar tâm tư: 'Nhà nước thúc đẩy, khuyến khích. Nhưng đến khi đi vào cái đó thì nảy sinh ra đủ thứ chuyện hết, muốn lấy một cái giấy phép đó đâu phải ba tuần đâu, 1 năm chưa xong, đủ thứ hết. Sở này thì nói không được, Sở kia thì nói chưa đúng theo quy chuẩn của luật này luật kia cứ dùng dằn qua dùng dằng về, thành thử tụi anh cũng chới với, không làm gì được hết vì đến bây giờ vẫn không có được một cái giấy phép.

Theo ông Cao Văn Tuấn - Trưởng phòng công nghệ môi trường và kiểm tra chất lượng Công ty Môi trường đô thị TP.HCM cho rằng, cần có góc nhìn thoáng hơn cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó cần có chính sách hỗ trợ cho các nhà đầu tư nước ngoài nhằm thu hút nguồn lực để xử lý bài toán mang tên rác thải điện tử:

'Nếu như chúng ta có một góc nhìn thoáng hơn, gợi mở hơn cho cách doanh nghiệp quyết định chủ trương đầu tư rồi chính sách ễn giảm thuế thì tôi nghĩ sẽ thu hút được một lượng lớn các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam chúng ta', ông Tuấn nói.

Có thể thấy, rác thải điện tử như một “quả bom nổ chậm” đang âm thầm gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, cũng như sức khỏe của con người.

Nếu không có những động thái tích cực, cấp bách từ phía cơ quan ban ngành ngay lúc này thì rất có thể một thời gian sau “quả bom” này sẽ được kích nổ, khi đó hậu quả sẽ rất khó lường.