Đã có thể 'đổ xăng trước - trả tiền sau'
Mới đây, Pvoil – 1 doanh nghiệp kinh doanh xăng đầu lớn tại Việt Nam đã tiên phong đưa vào triển khai tiện ích Mua xăng dầu trước - Trả tiền sau.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Nhằm cải thiện tình hình và thay đổi diện mạo của những con hẻm vì một thành phố Hồ Chí Minh văn minh – nghĩa tình, vừa qua phường Cô Giang, quận 1 đã cùng chung tay với các doanh nghiệp và người dân "hô biến" hẻm 42 Trần Đình Xu thành "tuyến hẻm xanh - sạch - đẹp".
Để tìm hiểu rõ hơn, phóng viên VOV Giao thông có cuộc trò chuyện cùng ông Trần Trọng Nghĩa – Chủ tịch UBND phường Cô Giang, quận 1 (TP.HCM).
PV: Thưa ông, công trình “tuyến hẻm xanh – sạch – đẹp” mà địa phương đã thực hiện tại hẻm 42 Trần Đình Xu vừa qua có ý nghĩa ra sao và gồm có những hoạt động gì?
Ông Trần Trọng Nghĩa: Hẻm này có khoảng 40 hộ dân, giấy tờ nhà thì có một số hộ có một số hộ không có. Thế nên việc sửa chữa nhà của các hộ dân rất khó khăn vì không cấp giấy phép được, hẻm thì nhỏ dưới 1m.
Nói chung là cơ sở hạ tầng thấp, từ việc đó uỷ ban cũng có những chủ trương để cải tạo những nơi này. Nói chung là làm gì đó để người dân được sống tốt hơn. Vậy nên đã phối hợp với quận 1 làm lại đường dây điện cho những nhà không thể sửa chữa, rồi đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, vận động người dân trang bị bình chữa cháy, trường hợp nào người dân không trang bị được thì địa phương sẽ trang bị.
Tại hẻm này thì người dân thường buôn bán để xe lộn xộn, nói chung là tình hình trật tự rất phức tạp. Do đó thì địa phương đã vận động người dân chuyển đổi ngành nghề khác hoặc địa phương sẽ bố trí nơi khác để thuận tiện và đảm bảo an ninh trật tự hơn.
Ngoài ra trong hẻm 42 Trần Đình xu có 4 trường hợp không có nhà vệ sinh thì uỷ ban cũng cải tạo giúp các hộ dân này rồi gắn các đường ống nước cho người dân dùng để sạch sẽ và khang trang tuyến hẻm hơn. Bên cạnh đó các mảng tường được địa phương sơn và vẽ lại cho đẹp hơn, để người dân họ nhìn thấy và ý thức hơn, để họ cảm thấy yêu nơi họ sống thì họ mới chung tay gìn giữ cùng với địa phương.
PV: Khi công trình tuyến hẻm xanh – sạch – đẹp được thực hiện thì người dân đã hưởng ứng ra sao thưa ông?
Ông Trần Trọng Nghĩa: Hẻm này cơ sở hạ tầng rất kém và nhỏ, đặc biệt trong hẻm có 6 hộ nhà gỗ xuống cấp và sắp sập. Bây giờ địa phương cải tạo sửa chữa lại thì tất cả bà con điều ủng hộ. Đây là một chủ trương chung, cố gắng tạo điều kiện để đời sống người dân tốt hơn.
PV: Địa phương sẽ có những kế hoạch gì để gìn giữ những thành quả này?
Ông Trần Trọng Nghĩa: Nguyên tắc là nhà nước và nhân dân cùng làm, có nghĩa là mình sẽ không cho người ta hết mà mình sẽ vận động họ làm được những gì và mình làm được chuyện gì. Họ cùng làm với mình thì họ mới giữ được và sức địa phương thì cũng có giới hạn bởi vì còn nhiều khu chứ không phải một khu như thế này.
PV: Qua những gì ông nói có thể thấy đây là một mô hình rất ý nghĩa, đặc biệt đối với những người dân gặp khó khăn. Vậy trong thời gian tới địa phương có định hướng phát triển và nhân rộng “tuyến hẻm xanh – sạch – đẹp” này ra sao?
Ông Trần Trọng Nghĩa: Tuyến hẻm xanh – sạch – đẹp thì thực hiện dễ thôi vì chỉ vào dọn dẹp vệ sinh. Thứ sáu hàng tuần địa phương có tổ chức cho các cán bộ, công chức, khu phố ra quân 15 phút vì cộng đồng và mở rộng ra các tuyến hẻm khác. Tuy nhiên quan trọng nhất là phải có sự đồng thuận của người dân ở đó. Và không phải chỉ làm vệ sinh thôi mà quan trọng nhất là làm tiếp các chuyện khác ví dụ như sửa cơ sở hạ tầng, đường điện, cấp thoát nước...
Nói chung là làm để cho người dân sống thấy thoải mái và tốt hơn, chứ không phải là làm vệ sinh hẻm thôi còn nhà dân thì kệ là không được, phải làm đến tận cùng nên mới cần chủ trương chung, cần nhiều đơn vị tham gia cùng. Hiện nay đã thực hiện được 3 hẻm rồi, cứ hẻm nào đủ điều kiện và có thể kết hợp giữa nhà nước và nhân dân cùng làm là triển khai làm ngay.
PV: Xin cảm ơn ông.
Mới đây, Pvoil – 1 doanh nghiệp kinh doanh xăng đầu lớn tại Việt Nam đã tiên phong đưa vào triển khai tiện ích Mua xăng dầu trước - Trả tiền sau.
Ở một toa tàu nhỏ và đặc biệt mang dáng dấp của Hà Nội xưa được tình cờ bắt gặp trên phố, sẽ đưa bộ hành du hành ngược thời gian về những năm tháng đã cũ với nhiều mảnh ký ức quan trọng đối với cuộc đời người dân Thủ đô một thời.
Liên tục trong những ngày vừa qua trên tuyến cao tốc TP.HCM - Nha Trang đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng gây thương vong cho nhiều người.
Mưa bão, ngập lụt đã khiến nhiều cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề. Nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp mất trắng. Chính phủ, các ngành và các địa phương cần có những chính sách gì để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sau thiên tai?
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang soạn thảo Luật Nhà giáo. Đáng chú ý, tại dự thảo Luật này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xếp giáo viên mầm non là công việc nặng nhọc và có thể nghỉ hưu khi đủ 55 tuổi.
Hồ Hoàn Kiếm, không gian văn hóa của gắn liền với nhiều di tích lịch sử. Thế nhưng thời gian qua, những gian hàng liên tục được dựng lên, những chương trình biểu diễn nghệ thuật được tổ chức vào các ngày cuối tuần hay các gánh hàng rong chèo kéo du khách đã làm xấu đi hình ảnh “trái tim của thủ đô”…
Từ 07/10, Hà Nội áp dụng quy định mới về điều kiện tách thửa, theo Quyết định số 61/2024 vừa được UBND thành phố Hà Nội đã ban hành. Theo đó, tại các phường, thị trấn, thửa đất phải có chiều dài và chiều rộng từ 4m trở lên, diện tích tối thiểu là 50m2, tăng 20m2 so với quy định hiện hành.