Thoát nước ở nông thôn
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Chị Thu Trang, một cư dân ở tòa HH2B, chung cư HH Linh Ðàm cho hay, khi mới chuyển về đây sống, chị đã phân loại rác theo từng túi riêng, nhưng sau đó thấy việc này không có ý nghĩa:
"Tôi rất ủng hộ việc phân loại rác, trước đây tôi đã từng phân loại riêng, rác sinh hoạt để riêng, rác tái chế để riêng, túi nilon cũng để riêng, tuy nhiên khi phân loại riêng lại ở chung cư sử dụng một họng rác thì xuống tập kết lẫn lộn hết nên thấy nó không có ý nghĩa gì và việc mình có ý thức phân loại nhưng đang thiếu các biện pháp phù hợp để mình thực hiện điều đó"
Hàng xóm của chị Trang là chị Minh Hạnh thì cho biết, khi quy định về việc phân loại rác trở thành bắt buộc thì những chung cư như nhà chị đang ở sẽ gặp nhiều khó khăn. Hiện các cư dân cũng chưa có hướng dẫn hay được thông báo về việc phân loại rác tại hộ gia đình:
"Không thu gom rác nếu chưa được phân loại sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của cư dân, ảnh hưởng không phải là chuyện cư dân chưa có thói quen phân loại rác mà là nếu phân loại rồi đổ chung vào một họng rác như thế thì có được thu gom nữa hay không. Ban quản lý rồi Ban đại diện cư dân cũng đang có những trao đổi về vấn đề này, tôi hy vọng sớm có giải pháp để giải quyết vấn đề này".
Không chỉ khu chung cư ở Linh Ðàm mà các tòa chung cư tại Hà Nội có hệ thống thu gom rác bố trí theo ống đứng hiện khá phổ biến. Anh Nguyễn Quốc Đông, cư dân sinh sống tại tòa chung cư trên đường Nguyễn Chí Thanh đánh giá, để thực hiện quy định từ chối thu gom rác thải không phân loại cần có chuẩn bị vì hầu hết cư dân tại đây chưa có thói quen phân loại rác:
"Các ông có từ chối thì chúng tôi vẫn vứt rác ở đấy thì nó sẽ tạo ra ô nhiễm môi trường thì mình cần tìm một lộ trình phù hợp, có thể nó sẽ phát sinh thêm những khoản đầu tư cho cả người dân và ban quản lý. Các chuyên gia cũng có những đề xuất với chung cư có một họng rác để có hướng xử lý phù hợp".
Thạc sỹ Phan Ánh Nguyên, Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng, người đã thực hiện nghiên cứu về buồng rác trong chung cư cao tầng phân tích, các chung cư xây dựng cách đây hơn 10 năm, dù là chung cư cao cấp thì diện tích buồng thu rác khá chật hẹp và chỉ có một ống rác nên việc phân thành hai loại là chất thải thực phẩm và chất thải rắn có khả năng tái chế tại buồng rác trên từng tầng gặp nhiều khó khăn.
Việc thay đổi kết cấu ống đổ rác đã gắn với công trình cũng rất phức tạp. Thực tế này khiến nhiều người lo ngại quy định về phân loại rác sinh hoạt tại chung cư cũng khó thực hiện trong tương lai gần. Thạc sỹ Phan Ánh Nguyên nêu đề xuất giải pháp: "Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã quy định, phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là việc làm bắt buộc với mọi cá nhân và hộ gia đình và tại điều 75 nêu CTRSH từ hộ gia đình, cá nhân sẽ phân loại theo nguyên tắc như sau:
Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; Chất thải thực phẩm; CTRSH khác (Quốc hội, 2020). Đối với các khu chung cư cao tầng cũ với thiết kế buồng thu rác trên từng tầng với một một ống rác duy nhất và một buồng chứa rác bên trong công trình (thường ở tầng hầm) thì để thực hiện phân loại CTRSH thì cần phải dành ra không gian để tổ chức thêm một khu tập kết rác thải để thu gom chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được, và CTRSH khác; còn đối với chất thải thực phẩm đã được các cư dân phân loại thì vẫn đổ vào ống rác chung.
Tuy nhiên, việc dành ra không gian nêu trên thì tùy thuộc vào hiện trạng thực tế của nhà chung cư, và mỗi chung cư cần phải nghiên cứu để có thể đề xuất giải pháp điều chỉnh cho phù hợp.
Phân loại CHTSH là một trong những hành động cơ bản nhất để bảo vệ môi trường và cần sự nỗ lực và đồng lòng của tất cả các bên liên quan".
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Sau đợt tăng vọt lên sát mức đỉnh lịch sử, giá cà phê Việt Nam đang đứng trước đà giảm mạnh.
Hồ Hoàn Kiếm từ lâu vốn được ví như “trái tim của thủ đô”, là không gian văn hóa của Hà Nội và là nơi thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Thế nhưng thời gian qua, khu vực này lại liên tục được dùng để làm nơi tổ chức các hội chợ và sự kiện.
Thời gian qua, trên các tuyến cao tốc liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản. Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Tại sao ngày càng có nhiều tuyến đường cao tốc được khánh thành với chất lượng tốt, nhưng tai nạn giao thông lại có xu hướng tăng cao?
Với tâm lý xe buýt là phương tiện hành khách công cộng được ưu tiên, nhiều tài xế đã cố tình vi phạm ATGT, ngang nhiên vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, thậm chí chạy trên cả vỉa hè
Dạo gần đây, trên các phương tiện truyền thông hoặc thậm chí là một vài tác phẩm văn học, chúng ta thường thấy xuất hiện cách hành văn khá “kỳ lạ”, không theo chuẩn thông thường của tiếng Việt. Cách viết này được dùng khá phổ biến, đến mức được cho là chuyện bình thường và mặc nhiên coi lối viết đó là đúng.
Ô nhiễm, bốc mùi, mất vệ sinh là những điều không hề khó để bắt gặp tại nhiều khu chợ truyền thống. Thực trạng này đã dẫn khiến những khu chợ “mất điểm” trong mắt người tiêu dùng, trở thành một trong những nguyên nhân khiến chợ truyền thống ngày càng vắng vẻ, đìu hiu.