Người đàn ông 'đam mê.. rác'

Bắt đầu theo nghiệp rác từ năm 2001, đến năm 2006 bắt đầu thành lập doanh nghiệp. Từ năm 2017 trở đi bắt đầu tiếp xúc với các doanh nghiệp nước ngoài...

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

 
Mô hình xử lý rác thải bằng công nghệ vi sinh không gây ô nhiễm môi trường.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác xử lý tái chế rác thải, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, qua thời gian nghiên cứu và thử nghiệm, ông Nguyễn Duy Bình đã nghiên cứu thành công công nghệ tái sử dụng rác thải và đưa vào thực nghiệm tại thị trấn Thường Xuân, Thanh Hóa. 

Với công nghệ gần như hoàn toàn tự động bằng máy móc, băng tải, mỗi ngày dây chuyền này có thể xử lý 50 tấn rác thải sinh hoạt. Sau 3 năm đưa vào sử dụng, công nghệ này mang lại những kết quả rất tích cực trong vấn đề xử lý rác thải.

Không những vậy, chi phí đầu tư ban đầu thấp, sản phẩm thu hồi có thể tạo giá trị kinh tế cao, đặc biệt hiệu quả với những bãi rác vốn đã quá tải hiện nay như: bãi rác Đông Nam, Sầm Sơn... với công suất từ 30 – 1.000 tấn/ngày.

PV VOV Giao thông có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Duy Bình Giám đốc công ty Công ty CP vệ sinh môi trường Lam Sơn;

PV: Ông có thể cho biết là mình bắt đầu dự án xử lý rác thải bằng công nghệ sinh học này từ khi nào?

Ông Nguyễn Duy Bình: Tôi bắt đầu theo nghiệp rác từ năm 2001, đến năm 2006 thì tôi bắt đầu thành lập doanh nghiệp. Từ năm 2017 trở đi tôi bắt đầu tiếp xúc với các doanh nghiệp nước ngoài trong đó tiêu biểu là Nhật Bản thì họ có sang Việt Nam để nghiên cứu và tìm hiểu.

Lúc đó tôi được chấp thuận chủ trương đầu tư 100 tỷ ở Thanh Hóa và tôi cũng đầu tư thiết bị hàng chục tỷ đồng để làm, nhưng thay đổi quy hoạch nên thất bại. Qua việc đó thì người Nhật cũng bổ sung cho tôi một số kiến thức và trao đổi kinh nghiệm nên tôi mới thấy đốt rác là vấn đề sai lầm.

Vấn đề tái tạo nguồn tài nguyên đầu tư dự án khó, sau đó tôi cũng trao đổi với một số đơn vị nước ngoài có kinh nghiệm thì từ đó tôi mới theo đổi cái nghiệp này.

Rác sau khi qua xử lý thành mùn hữu cơ được sử dụng để nuôi giun quế. Mùn hữu cơ không có mùi hôi thối...Ảnh: Hữu Dụng

PV: Như vậy công suất xử lý rác trung bình một ngày từ nhà máy là bao nhiêu?

Ông Nguyễn Duy Bình: Bây giờ như công nghệ hiện nay xử lý nếu rác đầu vào đã khô rồi thì được 48tấn/ngày.

PV: Những sản phẩm sau khi xử lý rác sẽ ứng dụng vào những việc gì?

Ông Nguyễn Duy Bình: Hiện nay sau khi xử lý thì sẽ có 2 loại mùn. Mùn thô thì chúng tôi trộn với đất để bầu cho cây. Hai là tôi mở một trại nuôi giun. Tôi phối trộn với các tạp chất thành phần xử lý môi trường để nuôi giun và tôi trộn đó để tạo ra một sản phẩm gọi là phân trùn quế. Còn lại những chất trơ được phép chôn lấp thì chúng tôi sẽ chôn lấp.

PV: Xin cảm ơn ông.