Mức phạt và cách đi khi gặp vạch mắt võng
Vạch kẻ kiểu mắt võng được sử dụng để báo cho người điều khiển không được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch để tránh ùn tắc giao thông.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Dạo một vòng quanh các tuyến đường, khu dân cư ở ĐBSCL, không khó bắt gặp những bãi rác mọc lên kiểu tự phát. Đáng nói hơn, một số nơi dù có những biển báo cấm đổ rác kèm theo mức phạt được chính quyền địa phương cắm dọc theo tuyến đường, nhưng một số người vẫn phớt lờ, tiện tay là vứt rác.
Ghi nhận của phóng viên, tuyến Đường tỉnh 925, từ Bệnh viện Đa Khoa số 10 vào trung tâm hành chính huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, nhiều bãi đất trống đã “nghiễm nhiên” trở thành nơi chứa rác bất đắc dĩ. Với tâm lý “người này bỏ được, người khác bỏ được” nên những bãi rác như vậy ngày một nhiều thêm.
Ngay cạnh dốc cầu Cái Chanh, thuộc ấp Đông Thuận, xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, xuất hiện một bãi rác ngay bảng “Cấm đổ rác”.
Theo người dân địa phương, trước đây, vị trí này là điểm thu gom rác tập trung, nhưng hiện xe rác không thu gom chỗ này nữa. Dẫu vậy, vì nhiều lí do, một số người dân mang rác đến bỏ ở đây. Nhà nằm đối diện bãi rác tự phát, một người dân ở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, bức xúc:
"Để hoài mà nói không được. Mấy người đó nói trời ơi lấy tiền rác mà không lấy, tôi nói nhà mấy người đẳng mấy người để cho người ta lấy chứ làm gì mang lại đây. Bán rau, bán đồ, bọc lá chuối quá trời. Ở đâu chở lại, 3 giờ khuya, cô thấy cô cũng nói nữa. Ban đêm ban ngày cũng có, thấy quá trời, hôi rồi ruồi dữ lắm luôn cô phải mua miếng dán, ruồi, hôi chịu không nổi. Lúc hỗm tai nạn luôn. Mong muốn là dẹp cho hết chỗ này, dốc cầu nên dễ gây tai nạn."
Theo người dân sống xung quanh khu vực này, mùa nắng thì còn đỡ, còn khi mưa xuống nước từ bãi rác tự phát cộng với nước mưa chảy ra đường bốc mùi hôi thối nồng nặc, khiến người đi qua ai cũng lắc đầu ngao ngán. Một người dân sống dọc tuyến Đường tỉnh 925 cho biết:
"Mấy khúc trống nhà thì người ta vứt đại. Còn người dân tuyến này đều để trước nhà rồi có người đi thu gom, hàng tháng đóng tiền đầy đủ."
Thực tế cho thấy chỗ nào có biển “cấm đổ rác” thì nơi đó lại ngập tràn rác dù thùng rác được bố trí cách đó không xa. Một người dân nói:
"Quá khủng khiếp, hôi dữ lắm. Ý thức người dẫn cũng không tốt đâu. Tại vì ở đâu không biết nữa nó chạy lại xe hon đa, nó bỏ cái chạy đi. Bên kia cầu qua bỏ cái chạy đi, còn địa phương này ít ai bỏ lắm. Tại vì bên đây có xe rác của địa phương lấy hết. Có biển cấm cái để đầy hết trơn vậy đó."
Dẫu biết, việc thay đổi thói quen vốn không dễ, thay đổi sự tùy tiện lại càng khó hơn. Do vậy, ngoài chuyện “cấm” thì việc kiểm tra, xử phạt nặng và phải làm đến nơi đến chốn của cơ quan chức năng phải được tăng cường và thường xuyên.
Điều quan trọng vẫn là ý thức, vì vậy mỗi người dân nên quan tâm giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, để cùng xây dựng một cuộc sống văn minh, xã hội tốt đẹp hơn. Xóa các bãi tập rác tự phát không đơn giản, không phải là chuyện ngày một ngày hai nhưng nếu quyết tâm thì không gì là không thể.
Vạch kẻ kiểu mắt võng được sử dụng để báo cho người điều khiển không được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch để tránh ùn tắc giao thông.
Trong ngày đầu tiên thí điểm lắp hệ thống camera phạt nguội và điều chỉnh các hướng giao thông qua nút giao Nguyễn Xiển - Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến, nhiều người tham gia giao thông thấy “bỡ ngỡ” với các phân luồng này, việc di chuyển qua các tuyến đường gặp nhiều khó khăn vì ùn tắc.
Những ngày qua, Nghị định 168/2024 của Chính Phủ là từ khoá được tìm kiếm và bàn luận nhiều nhất bởi những tác động chưa từng thấy đối với đời sống người dân từ nông thôn đến thành thị.
Những ngày cuối năm, các cuộc liên hoan diễn ra triền miên dẫn đến các vi phạm nồng độ cồn tiếp tục tái diễn. Trong những ngày này, lực lượng CSGT thủ đô vẫn liên tục tăng cường công tác phát hiện và xử lý vi phạm liên quan đến nồng độ cồn nhằm đảm bảo ATGT trên các tuyến đường.
Hàng Than là một trong những phố cổ của Hà Nội. Thuở xa xưa, đây là phố chuyên bán than, dần dà theo thời gian nghề than bị mai một, phố chỉ còn giữ lại cái tên.
Cận Tết Nguyên đán, để ngăn chặn tình trạng xe “dù”, bến “cóc”, lực lượng CSGT TP.HCM tăng cường xử lý các hành vi vi phạm; đồng thời, từ nay đến 14/02, triển khai cao điểm tổng kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm đối với các phương tiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô.
Nghị định số 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.