Ngành điện: Cần minh bạch chi phí, hoạt động để các bên tham gia giám sát

Thị trường điện cạnh tranh đúng nghĩa sẽ mang lại lợi ích không chỉ cho nguồn thu ngân sách Nhà nước, hoạt động của các doanh nghiệp mà cả người dân. Tuy nhiên, sau 10 năm thực hiện theo lộ trình, người dân vẫn phải chi khoản tiền điện tăng dần qua các năm và vẫn phải chịu tình trạng cắt điện, mất điện.

Ngày 27/4/2023, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) đã có Quyết định số 377 điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân là trên 1.920 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tăng 3% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành từ ngày 4/5/2023.

Như vậy, trong 10 năm, từ năm 2009-2019, giá bán lẻ điện bình quân đã có 10 lần điều chỉnh tăng, mức tăng trung bình giai đoạn này đạt 10%/năm. Tính từ năm 2009 đến nay, giá điện bình quân của EVN đã tăng gần gấp đôi, từ mức 948,5 đồng/kWh lên 1.920 đồng/kWh

Theo đại điện của EVN, với mức tăng này, số tiền điện tăng thêm của các hộ tiêu thụ điện không có nhiều thay đổi, chẳng hạn hộ tiêu thụ 50kWh/ tháng chỉ tăng 2.500 đồng/ hộ và 5.100 đồng/ hộ đối với hộ tiêu thụ 100 kWh/tháng là 5.100 đồng/hộ,  và 27.200 đồng/hộ đối  với hộ tiêu thụ 400 kWh/tháng.

Tuy nhiên, điện là chi phí đầu vào của nhiều đơn vị sản xuất, như chiếm khoảng 9-10% giá vốn đối với doanh nghiệp sản xuất thép, chiếm từ 14-15% giá vốn hàng bán đối với lĩnh vực xi măng... thì việc tăng giá điện cũng khiến giá của nhiều mặt hàng khác cũng tăng theo, điều này khiến cho cuộc sống của người dân đô thị bị ảnh hưởng không nhỏ trong bối cảnh hiện nay.

Mặt khác, Điện đang chiếm  khoảng 3,5% tổng cấu thành rổ tính CPI nên điện nếu tăng 3% thì làm trực tiếp CPI tăng 0,105%, theo tính toán, có thể giảm GDP giảm khoảng 0,14%.

Việc nh bạch hóa các hoạt động sản xuất, kinh doanh và cách tính giá điện có thể giải quyết được phần nào những vướng mắc hiện nay. Ảnh: Người lao động

Từ năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 63 về lộ trình hình thành và phát triển thị trường điện  theo 3 cấp độ. Mục đích của việc hình thành thị trường điện cạnh tranh nhằm để đảm bảo tách bạch giữa quản lý Nhà nước và quản lý doanh nghiệp trong lĩnh vực điện.

Doanh nghiệp được quyền tự quyết định đến vận mệnh của mình, hoạt động theo cơ chế thị trường. Ở đó nhà sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng được quyền lựa chọn và hưởng lợi.

Tuy nhiên, việc thực hiện lộ trình thị trường điện cạnh tranh không đảm bảo tiến độ và chưa phát triển đúng nghĩa theo cơ chế thị trường khiến cho dư luận, doanh nghiệp, người dân “dậy sóng” mỗi khi có quyết định điều chỉnh tăng giá điện.

Vấn đề đặt ra là cần làm gì để hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia cũng như đảm bảo tính công khai, nh bạch của thị trường điện, giải tỏa những nghi ngại của doanh nghiệp của người dân.

Trước hết, cần sớm có những cơ chế, chính sách, quy định để xóa bỏ tình trạng độc quyền trên thị trường điện. Các nhà sản xuất, cung cấp điện lớn, nhỏ đều có quyền bình đẳng như nhau trong việc tham gia thị trường phát điện cũng như thị trường bán buôn, bán lẻ sau này. Đơn vị nào có giá điện cạnh tranh sẽ được ưu tiên.

Thứ hai, cần nh bạch hóa cách tính giá bán điện hiện nay, quản lý giá điện đầu vào và đầu ra. Thông thường giá  điện gồm có 4 thành phần chính bao gồm giá phát điện, chi phí truyền tải điện, chi phí phân phối điện và chi phí dịch vụ phụ trợ bao gồm điều hành hệ thống, dự phòng…

Trong đó, giá phát điện chiếm tới 70% nhưng hiện nay công tác quản lý giá phát điện đang đi buông lỏng. Cơ quan quản lý Nhà nước cần sớm ban hành định mức về giá phát điện, cũng như có một chiến lược quản lý chặt chẽ về định mức giá phát điện, kiểm soát chặt chẽ định mức than để sản xuất ra 1 kWh điện.

Đối với giá điện đầu ra (hay còn gọi giá điện bình quân), việc công khai, nh bạch cách tính giá thành sản xuất điện so với cách tính giá thành sản xuất của các ngành, các doanh nghiệp khác là điều cần thiết.

Giá điện là mặt hàng nhạy cảm, việc điều chỉnh có thể ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô, đời sống người dân nên quy định chính sách giá điện theo cơ chế thị trường và hoạt động mua bán điện đảm bảo sự phát triển của thị trường điện sẽ thúc đẩy thị trường hoạt động cạnh tranh, nh bạch và công bằng.

Nếu mà nh bạch hóa được và vận hành cạnh tranh sòng phẳng sẽ tạo động lực cho các doanh nghiệp cạnh tranh hoạt động hiệu quả và đảm bảo sự cạnh tranh, đem lại lợi ích cho cả Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân.

Chính sách giá điện, thị trường điện có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển kinh tế vĩ mô, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân.

Do vậy, theo nhiều chuyên gia, thời gian tới, Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước cần huy động sự tham gia của các chuyên gia ngành điện tiến hành rà soát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán lại toàn bộ hoạt động của thị trường điện lực trong 10 năm trở lại đây, chỉ ra những bất cập, tồn tại để sớm đưa ra những chính sách, giải pháp phù hợp, nhằm thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh phát triển theo đúng mục tiêu và lộ trình đã đề ra.