Cải thiện kinh tế của nông dân qua "nông nghiệp mặn"

Để thích ứng với biến đổi khí hậu, mở ra một hướng đi mới cho bà con nông dân ở những vùng thường xuyên chịu nhiều nhiều ảnh hưởng từ hạn hán và xâm nhập mặn, anh Lâm Quốc Nhựt cùng các cộng sự đã tìm tòi và triển khai dự án mang tên “HALOFAI- Hương vị từ đất mặn”.

PV:  Xin anh cho biết từ đâu mà anh lại có ý tưởng thực hiện dự án này?

Anh Lâm Quốc Nhựt: Thực hiện ý tưởng này xuất phát từ năm 2019, lúc đó mình có đọc tin tức, thấy hạn hán và xâm nhập mặn ở ền Tây ảnh hưởng đến những cánh đồng lúa và hoa màu của bà con nông dân. Mình thấy được hình ảnh của người thân mình.

Nó thôi thúc mình cần phải làm một cái gì đó, trồng những loại cây gì có thể chịu được hạn, mặn, không cần nước tưới nhiều hoặc có thể sử dụng nước mặn để tưới. Đến năm 2020, trong quá trình triển khai, mình được gặp người đồng sáng lập dự án, anh này có cùng ý tưởng là trồng những loại cây xử lý bằng nước thải. Khi gặp những người cùng chung ý chí thì mình đã bắt tay vào làm.

Đến nay bản thân mình và nhóm đã trồng và phát triển một số sản phẩm có thể chịu được độ mặn, thích hợp cho các tỉnh ở ĐBSCL và các tỉnh ven biển ở Việt Nam, độ mặn phù hợp từng vùng.

Dự án HALOFAI đã đạt giải nhất cuộc thi khởi nghiệp ĐBSCL năm 2021. Ảnh: Trung Chánh

PV: Được biết hiện nay Dự án đang triển khai các vùng trồng thử nghiệm ở cả ền Bắc, Trung và Nam, đồng thời cũng đã có một số sản phẩm được gửi đến một số khách hàng quen thuộc để ghi nhận phản hồi, đánh giá. Anh có thể chia sẻ nhiều hơn về những sản phẩm bước đầu?

Anh Lâm Quốc Nhựt: Những sản phẩm này Dự án đang gửi đến những khách hàng đầu tiên để họ dùng thử và đóng góp ý kiến cho mình. Những sản phẩm mà HALOFAI đang làm mới quá, kim chi nhưng mà kim chi bằng rau nhót, nghe nó hơi lạ.

Vì thế mình cần phải lấy ý kiến về hương vị, để làm sao cho nó phù hợp nhất với người Việt Nam. Trong đó có những chuyên gia về ẩm thực, những người sành về ăn uống để họ góp ý cho mình. Còn đối với thực phẩm chức năng được làm từ viên măng tây biển, thời gian đầu là viên thực phẩm thôi, chúng mình đang nghiền ra, nghiên cứu thêm một số chất có thể thêm vào đó để giúp khách hàng cần dùng để chống oxy hóa, bổ sung chất khoáng, vitan.

Trong năm 2022, HALOFAI sẽ cho ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO để bước đầu thăm dò thị trường.

PV: HALOFAI ra đời không chỉ giúp cải thiện đời sống kinh tế của bà con nông dân mà còn hướng đến mục tiêu giải quyết vấn đề về môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững. Mong anh chia sẻ thêm về ý tưởng này.

Anh Lâm Quốc Nhựt: Mình muốn cái giá trị về thương hiệu của HALOFAI nói riêng, để thế giới biết rằng một thương hiệu đến từ Việt Nam có những sản phẩm được trồng bằng nước mặn, mang hàm lượng công nghệ cao, có thể đáp ứng các chỉ tiêu mà thị trường đòi hỏi.

Thứ hai nữa, về việc hướng đến nền nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu và phát triển bền vững thì ngoài việc trồng rau để bán và để sản xuất những sản phẩm từ thực vật chịu mặn thì HALOFAI còn muốn hướng đến nền nông nghiệp có kinh doanh tín chỉ cacbon thông qua việc trồng rừng. Trên tán rừng đó có thể trồng những loài thực vật chịu mặn. Đó là định hướng về tương lai.

Một số vùng ở Cà Mau từ xưa đến giờ hầu như chỉ bỏ hoang vì không trồng được gì cả. Bây giờ mình dùng nước mặn để tưới thì những bờ đó được phủ xanh, hệ vi sinh trong cây trồng, đất đai sẽ thay đổi, như vậy sẽ thích ứng với biến đổi khí hậu hơn.

Hiện HALOFAI cũng đang nghiên cứu phương án trồng cây trên mặt nước thay vì mình trồng trên bờ. Đó là việc mà HALOFAI đã làm và sẽ làm trong thời gian tới.

PV: Xin cảm ơn anh.