Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Không thể không phân loại, nếu muốn rác thành tài nguyên

Phóng viên - 19/06/2020 | 5:38 (GTM + 7)

Việc phân loại rác từ nguồn được cho là điều kiện tiên quyết để xử lý rác hiệu quả, đồng thời biến rác thành những nguồn nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp tái chế. Điều này cũng giúp giải quyết nghịch lý: rác trong nước quá tải, nhưng doanh nghiệp xử lý

Coi rác thải như là tài nguyên của nền kinh tế tuần hoàn- là xu hướng được nhiều đô thị trên thế giới đã áp dụng thành công và hiệu quả, còn tại Việt Nam quá trình này đang được thực hiện như thế nào? (Ảnh: Quang Hùng/VOVGT)
Coi rác thải như là tài nguyên của nền kinh tế tuần hoàn- là xu hướng được nhiều đô thị trên thế giới đã áp dụng thành công và hiệu quả, còn tại Việt Nam quá trình này đang được thực hiện như thế nào? (Ảnh: Quang Hùng/VOVGT)

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Vào giờ cao điểm sáng, những xe chở rác chất đầy các túi ni lông đựng rác tại khu vực tập kết ở ngay gần ngã tư đường Nguyễn Khuyến- đường 19/5, ở quận Hà Đông luôn bốc mùi khó chịu. Những người công nhân công ty vệ sinh môi trường đang cần mẫn giở từng túi ni lông đựng rác để phân loại. 

PV: Xin chào anh, thường ngày công việc của anh bắt đầu vào lúc mấy giờ?

Nhân viên: Công việc thường ngày của mình bắt đầu vào lúc 4h30. Và chuyên đi thu gom các loại rác sinh hoạt của mọi người.

PV: Sau khi thu gom về các anh có phải tách ra một lần nữa không?

Nhân viên: Họ vẫn vứt lung tung. Thì mình sẽ nhặt riêng ra, phân loại ra các loại chai bia riêng ra, các loại chai nhựa riêng ra, giấy riêng ra, mọi thứ sẽ phân loại ra thành rác tái chế.

KTS Đinh Đăng Hải- Chuyên gia cao cấp tổ chức Healbridge – Nhịp cầu sức khỏe đánh giá, nhiều đô thị trên thế giới, trong đó có Việt Nam hiện đang lãng phí nguồn tài nguyên từ rác thải, chưa tận dụng hết được những vật liệu có trong rác làm nguồn nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp tái chế nhựa, kim loại, giấy, hay công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ. Nguyên nhân chủ yếu là do người dân chưa ý thức được tầm quan trọng cũng như chưa thực hiện việc phân loại rác tại nguồn. 

Theo ông Hải, phân loại rác tại nguồn là cấp độ cuối cùng trong quá trình làm giảm lượng rác thải ra môi trường, đồng thời giúp cho quá trình tái chế trở nên đơn giản và ít tốn kém hơn. Ngược lại, sẽ gây ra sự lãng phí:

"Nếu chúng ta không thực hiện phân loại rác ngay từ nguồn thì ngành công nghiệp tái chế gần như là rất là khó. Bởi vì chúng ta phải chi rất nhiều tiền cho việc tái chế, thậm chí giá tái chế còn cao hơn giá mua nguyên liệu thô. Ngoài ra thì nếu với số các loại rác thải bị trộn lẫn vào nhau thì có một số  loại vật liệu không thể tái chế vì nó đã bị chuyển sang một cái thể loại khác".

So với công nghệ sản xuất giấy từ bột giấy, công nghệ tái chế giấy có thể giảm được nhiều khâu, tiết kiệm nhiên liệu, giúp giảm phát thải, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và thân thiện đối với môi trường. Tuy nhiên, có một thực tế là, hiện nay tỷ lệ thu hồi giấy tại Việt Nam hiện nay vẫn ở mức thấp, chỉ đạt trên 40%, thấp hơn mức trung bình của thế giới; lượng thu gom chỉ mới đáp ứng chưa tới 50% nhu cầu sử dụng. 

Ảnh: Quang Hùng/VOVGT

Chia sẻ bên lề hội thảo Thúc đẩy nền Kinh tế tuần hoàn ít phát thải các bon tại Việt Nam – từ kinh nghiệm Thụy Điển, ông Hoàng Trung Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam cho biết những khó khăn, thách thức trong quá trình thu gom giấy tái chế: 

"Người dân chưa có thói quen phân loại rác tại nguồn và chưa có sự xử lý sơ bộ, đặc biệt là các loại vỏ hộp uống giấy. Cho nên, khi chúng tôi tổ chức thu gom, các loại vỏ hộp vẫn còn nước ở bên trong, quá trình phân hủy ở trong đấy, đến khi ép lại để đưa về nhà máy, nó rất có mùi  khó chịu; Hay có thể để lẫn giấy vào rác hữu cơ".

Một số chuyên gia cho rằng, khi giấy bị để lẫn với những loại rác khác có thể khiến giấy không thể tái chế  được hoặc để tái chế được tốn thêm rất nhiều công sức, chi phí, một mặt làm tăng giá thành sản xuất giấy, mặt khác lại lãng phí một lượng lớn tài nguyên.  

Cũng tương tự đối với ngành sản xuất phân bón hữu cơ, nếu các loại rác hữu cơ không được phân loại ngay từ đầu, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất. Ông Phùng Hà- Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết

"Một trong các điều kiện quan trọng của nguyên liệu đầu vào sản xuất nói chung và phân bón hữu cơ nói riêng là nguồn nguyên liệu nào nó phải đồng nhất và nó phải được được tiêu chuẩn hóa. Chính vì thế, nếu mà thực hiện được phân loại ngay từ nguồn thì rất tốt. Chúng ta sẽ nhận được nguồn nguyên liệu đồng nhất và thứ hai không có tạp chất".

Ông Hà cũng cho biết, hiện nay hiện nay các nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ của Việt nam mới đạt sản lượng 1 triệu tấn, thấp hơn nhiều so với mức 11 triệu tấn phân bón thông thường. Quá trình thu gom bị vụn, nhỏ lẻ và nguồn cung nguyên liệu đầu vào không đáp ứng đủ nhu cầu là một trong những nguyên nhân khiến công nghiệp sản xuất phân bón hữu cơ còn hạn chế.

Nhiều chuyên gia môi trường nhận định, thực hiện phân loại rác tại nguồn, sẽ thúc đẩy hoạt động của các ngành công nghiệp tái chế và làm giảm thiểu đáng kể lượng rác thải ra môi trường cũng như có thể làm thay đổi công nghệ xử lý rác.

Nếu như công nghệ chôn lấp rác gây ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của nhiều người dân xung quanh, trong khi diện tích các bãi chôn lấp rác ngày một hạn chế; công nghệ đốt rác hiện đại lại có chi phí lớn thì giải pháp đơn giản, hiệu quả và bền vững chính là thực hiện phân loại rác tại nguồn để phục vụ cho công nghiệp tái chế.

Thụy Điển đã thực hiện tái chế tới 99% rác thải sinh hoạt hay các quốc gia khác như Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc…cũng đã thực hiện thành công xu hướng này.

Thấy được giá trị của rác, người dân sẽ càng có động lực phân loại rác tích cực hơn (Ảnh: Quang Hùng/VOVGT)
Thấy được giá trị của rác, người dân sẽ càng có động lực phân loại rác tích cực hơn (Ảnh: Quang Hùng/VOVGT)

Phân loại rác tại nguồn có thể giảm chi phí thay đổi công nghệ xử lý rác thải theo hướng thân thiện với môi trường, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn để phát triển. Tuy nhiên, để làm được điều này, không thể chỉ dừng lại ở tư duy của nhà quản lý mà cần những biện pháp, hướng dẫn thiết thực để người dân nhận thức được rác thải là tài nguyên.

Đừng đổ lỗi cho nhận thức

Tài nguyên, hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là những thứ vật chất có sẵn trong tự nhiên, mà còn bao gồm tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người. Theo nghĩa này, rác thải là một dạng tài nguyên với rất nhiều giá trị sử dụng mới có thể tạo ra, như khí đốt, phân bón, điện năng, nhựa đường, vật liệu tái chế…

Nhưng không phải toàn bộ rác thải là tài nguyên, mà đúng hơn là có rất nhiều tài nguyên trong rác. Với trữ lượng khổng lồ và không ngừng tăng theo cấp số nhân, nếu không có cách hiệu quả để “đãi rác tìm vàng”, con người hoàn toàn có khả năng bị rác nhấn chìm trước khi kịp nhìn thấy những ánh kim lấp lánh.

Vấn đề ở chỗ, bắt đầu “đãi” từ đâu, và bằng cách nào? 

Nếu chỉ dựa vào đội ngũ đồng nát và những người thu gom phế liệu, chúng ta vẫn “đãi” được một lượng túi nilon, sản phẩm nhựa và một phần các thứ có thể tái chế, nhưng khối lượng không thể đủ nhiều, rác không đủ sạch cho các nhà máy xử lý được đầu tư hàng trăm triệu USD.

Điều đó dẫn đến bất cập: lựa chọn công nghệ xử lý rác bị phụ thuộc vào đặc điểm nguồn rác hiện có, chứ không theo các tiêu chuẩn đầu ra về sản phẩm và chỉ số môi trường. Công nghệ kém, sự ô nhiễm sẽ vẫn lửng lơ xung quanh các lò đốt, và tiếp tục lây lan theo vòng chu chuyển của sản phẩm tái chế. 

Hơn nữa, chỉ trông chờ đồng nát, những phần ngồn ngộn còn lại của rác thải sẽ về đâu khi chôn không được, đốt không xong? Đất và nước sẽ ô nhiễm nghiêm trọng như thế nào?

Cư dân các đô thị sẽ còn bị đem ra làm con tin đến bao giờ, mỗi khi khủng hoảng rác bùng lên, do người dân sống quanh bãi rác chịu không thấu? Câu trả lời gần như bế tắc. ích lợi thu về chẳng là bao, mà việc xử lý rác cơ bản sẽ chỉ thay đổi từ hậu quả này sang hậu quả khác, nếu chỉ trông đợi cách làm này

Muốn thay đổi công nghệ xử lý rác theo hướng hiện đại, thân thiện và hiệu quả hơn, muốn rác tạo ra nhiều giá trị hơn, quay trở lại phục vụ con người và làm giàu cho nền kinh tế, không còn cách nào khác là phải quyết liệt phân loại rác từ nguồn. Rác được “đãi” ngay từ hộ gia đình, từ mỗi cá nhân, dưới sự giám sát, hướng dẫn của các cơ quan có chuyên môn thì tình hình sẽ rất khác.

Thấy được giá trị của rác, người dân sẽ càng có động lực phân loại rác tích cực hơn. Trạng thái lý tưởng của hướng đi này, là đến lúc các nhà máy xử lý bỏ tiền ra mua rác của dân, chứ không phải người dân phải trả tiền để được đi đổ rác.

Tuy nhiên, ngày đó còn quá xa. Sự cấp bách của tình thế đòi hỏi phải thực hiện song song các giải pháp ngắn và dài. Quy định xử phạt với người không phân loại rác từ nguồn được đưa vào Dự thảo Luật bảo vệ môi trường sửa đổi là một bước đi rất quan trọng.

Nhưng để cụ thể hóa bước đi đó, cần nhiều nỗ lực và quyết tâm hơn, cần vừa động viên hướng dẫn vừa cưỡng chế thực thi, mới có thể rút ngắn quá trình dịch chuyển và thay thế công nghệ xử lý rác thải, trước khi chúng ta kiệt sức vì trả giá cho môi trường.

Dịch chuyển nào cũng cần bắt đầu từ nhận thức và ý thức. Vì sao rác là tài nguyên và cần làm gì để rác trở thành tài nguyên, cần trở thành nhận thức của số đông, chứ không chỉ dừng lại ở tư duy của nhà quản lý.

Trong quá trình thực hiện một chính sách, điều này tất nhiên khó hơn nhiều so với việc khoanh tay đổ lỗi cho nhận thức kém của người dân./.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương tiếp giáp biển như Bình Thuận, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Tiền Giang và mới đây nhất là Bến Tre đã liên tục phát hiện số lượng rất lớn ma túy trôi dạt vào bờ.

// //