Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Giải cứu vỉa hè Hà Nội: Để đừng là 'đầu voi đuôi chuột'

Phóng viên - 21/01/2019 | 11:11 (GTM + 7)

VOVGT - Vỉa hè Hà Nội có nơi đã thông thoáng hơn, gọn gàng và trật tự hơn. Song cũng còn một số nơi vẫn lộn xộn, nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Vỉa hè trên đường Láng trở thành một "khu mua sắm sầm uất" vào buổi tối. Ảnh: Lao động thủ đô

Sau 2 năm TP. Hà Nội ra quân quyết liệt lập lại trật tự đô thị, đòi lại vỉa hè cho người đi bộ, bộ mặt thành phố đã có những chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, cũng không khó để bắt gặp tình trạng tái phạm ở nhiều tuyến phố. Ví dụ như nơi tôi đang đứng là đường Láng, mặc dù không vào giờ cao điểm, xe máy đã đỗ chật cứng vỉa hè.

Tình trạng tương tự cũng đang diễn ra tại các tuyến phố Khâm Thiên, Núi Trúc hay Kim Mã, Ngọc Khánh, nhiều xe đỗ tràn xuống lòng đường, trong khi hàng quán ăn uống lấn hết vỉa hè của người đi bộ.

Thực sự, với những vỉa hè chật cứng xe máy như tôi đang đứng, thì người đi bộ không còn lựa chọn nào khác là đi xuống lòng đường. Để hiểu rõ hơn về những bức xúc của người dân, mời quý vị và các bạn nghe một số ý kiến sau:

“Lòng đường vỉa hè cũng bị lấn chiếm nhiều vì ở đây gần cổng trường nên phụ huynh đưa đón con, gần cổng bệnh viện nên hàng quán cũng nhiều để phục vụ nhu cầu mua bán của người dân”

“Đi dưới vỉa hè nguy hiểm lắm, bới vì đi như thế xe cô va chạm bị thương rất nhiều. Mà không có lối đi thì buộc phải đi xuống dưới đường”.

“Để duy trì được nề nếp trật tự đô thi thì mỗi người dân phải có ý thức. Những người cho thuê của hàng cũng phải có trách nhiệm nhắc nhở người thuê đấy”.

“Đi như thế này rất nguy hiểm, không những cho người lớn tuổi mà cho cả trẻ con hoặc cho những người nước ngoài, người ta đến Việt Nam cũng không biết phải đi trên vỉa hè hay dưới lòng đường đây”.

“Thực ra nhiều xe đậu ở lòng đường vỉa hè thì bọn em không có chỗ đi, nên bọn em phải đi xuống đường, xe cộ đi qua rất nguy hiểm cho bọn em”.

“Kiến nghị là cho hết xe vào bãi gửi đàng hoàng. Trong khi bãi đỗ xe rất vắng vẻ mà ô tô xe máy để đầy ra ngoài đường”.

Qua thực trạng phóng viên VOV Giao thông vừa nêu, có thể nói, vỉa hè Hà Nội có nơi đã thông thoáng hơn, gọn gàng và trật tự hơn. Song cũng còn một số nơi vẫn lộn xộn, nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị, lấn chiếm cả không gian cho người đi bộ. Sở dĩ có những nét đối lập trong bức tranh vỉa hè Thủ đô hiện nay, là do tùy thuộc vào mức độ quyết tâm của chính quyền cơ sở, cụ thể là chính quyền các quận, UBND các phường.

Trao đổi với phóng viên, Trung tá Hoàng Ngọc Quyết – Phó Trưởng Công an Quận Ba Đình, TP Hà Nội – cho rằng, việc thường xuyên ra quân xử lý những hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng đường được cho là một giải pháp hữu hiệu. Trong năm 2018, lực lượng chức năng quận Ba Đình đã xử phạt 2.166 trường hợp vi phạm về trật tự đô thị, với số tiền phạt gần 550 triệu đồng, chủ yếu ở những khu vực cổng bệnh viện, cồng trường học, các chợ, địa điểm công cộng.

Mặc dù vậy, công tác xử lý vi phạm luôn cần song hành cùng các biện pháp tuyên truyền phù hợp, từ đó giành được sự ủng hộ của người dân trong các chiến dịch “giải cứu vỉa hè”.

Trung tá Hoàng Ngọc Quyết chia sẻ:

“Trong việc giải quyết xử lý các vi phạm về trật tự giao thông đô thị, vệ sinh môi trường gặp rất nhiều khó khăn từ ý thức chấp hành của người dân đến sự vào cuộc của các cơ quan ban ngành, đoàn thể, đặc biệt là việc cộng tác của nhân dân. Nếu được sự đồng tình của người, nhất là những người kinh doanh, những hộ sử dụng vỉa hè, lòng đường, cửa hàng mặt đường để kinh doanh khi họ cộng tác thì sẽ giải quyết được nhiều thuận lợi hơn”.

Vỉa hè nhiều nơi ở Hà Nội không dành cho người đi bộ. Ảnh: Kinh tế đô thị

Để giải quyết tình trạng buông lỏng quản lý ở những địa bàn giáp ranh, tái lấn chiếm sau kiểm tra, Trung tá Hoàng Ngọc Quyết cho biết, Công an Quận Ba Đình đã có biện pháp, và đang thực hiện khá hiệu quả:

“Tập trung ra quân giải quyết tại các điểm nóng phức tạp về trật tự giao thông đô thị trên địa bàn quận, thì chúng tôi xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Thứ hai là cơ chế duy trì sau khi ra quân xử lý, chúng tôi cũng tập trung chỉ đạo, huy động sức mạnh của các đơn vị đặc biệt là trong giải quyết các địa bàn giáp ranh. Hiện nay, chúng tôi đang có mô hình “tổ giải quyết các địa bàn giáp ranh”, công an các phương giáp ranh giải quyết các địa bàn giáp ranh để đảm bảo hiệu quả nhất”.

Ở góc độ khác, chuyên gia giao thông Phan Lê Bình đánh giá: Việc giành lại vỉa hè cho người đi bộ thời gian qua trên địa bàn Hà Nội còn khá hạn chế. Công tác này chỉ hiệu quả trong giai đoạn cao điểm xử lý vi phạm, còn sau đó, phần lớn đâu lại hoàn đấy theo kiểu “đầu voi đuôi chuột”.

Chuyên gia Phan Lê Bình nhấn mạnh, sự quyết liệt, sát sao của cơ quan chức năng cần được thể hiện rõ hơn nữa. Minh chứng cho luận điểm này là vi phạm không đội mũ bảo hiểm, lỗi vượt đèn đỏ, dừng xe không đúng vạch ở Hà Nội đã có chuyển biến tích cực, tạo ý thức cho người dân.

“Phía cơ quan quản lý nhà nước cũng phải tìm cách thay đổi cách làm, ví dụ những đợt ra quân không phải định kỳ nữa mà làm bất chợt và có những xử phạt mạnh tay như tịch thu bàn ghế, tạm giam các phương tiện lấn chiếm vỉa hè. Hoặc thực hiện kiểm tra đột xuất, ví dụ như phường A kiểm tra phường B và ngược lại, kiểm tra chéo với nhau.”

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, việc dọn dẹp vỉa hè không dừng lại ở những tác động cơ học, mà phải xem xét đến sinh kế của người dân, đến “nền kinh tế vỉa hè” đã trở thành nét đặc trưng ở các đô thị Việt Nam. Sắp xếp như thế nào để vừa tạo được mỹ quan đô thị, trả lại không gian vỉa hè cho người đi bộ, vừa hài hòa với lợi ích của các hộ kinh doanh là một bài toán cần giải cho chính quyền đô thị.

Tags:
Ý kiến của bạn
Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Năm 2024 được xem là năm bùng nổ của hệ thống đường cao tốc ở Việt Nam, với hàng nghìn km đường cao tốc được đưa vào sử dụng. Bên cạnh hiệu quả và lợi ích của việc phát triển hệ thống đường cao tốc, thì rất nhiều thách thức mới cũng xuất hiện trong việc đảm bảo an toàn giao thông.

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Sau 20 năm xây dựng, với hơn 2.000 km đường cao tốc được đưa vào khai thác, hệ thống giao thông nước ta đã tạo được bước đột phá chiến lược, vươn tới và khai phá những không gian phát triển mới, tạo động lực thúc đẩy, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Bằng việc phân tích các thách thức hiện tại trong việc nâng cao kỹ năng, kiến thức của người tham gia giao thông trên cao tốc, VOV Giao thông cùng các đơn vị quản lý các tuyến cao tốc, qua đó giảm thiểu tai nạn giao thông, ứng phó hiệu quả với các tình huống xấu.

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Sau mỗi đợt mưa bão, nhiều xây xanh bị gẫy, đổ nhưng việc cắt gọt, thu dọn hiện trường còn chậm trễ, không kịp thời, ảnh hưởng đến đời sống và đi lại của nhân dân. Hiện nay, sự phân cấp, phân quyền đối với việc thu dọn, cắt tỉa cây xanh sau bão đang được quy định ra sao?Giải pháp nào để khắc phục?

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM hiện có khoảng 120 tuyến xe buýt công cộng trong đó có 90 tuyến được trợ giá. Hoạt động của hệ thống xe buýt công cộng nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân bởi nhiều vướng mắc chưa được giải quyết trong đó có tình trạng ùn tắc do triều cường, mưa ngập.

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Thông tin về việc hãng dược AstraZeneca của Anh và Thụy Điển lần đầu tiên thừa nhận vắc xin COVID-19 của họ có thể gây tác dụng phụ như " hiện tượng rối loạn máu đông" khiến nhiều người đã từng tiêm vắc xin này khá lo lắng.

Kiên Giang: Nhiều cơ sở chế biến bột cá gây ô nhiễm nghiêm trọng

Kiên Giang: Nhiều cơ sở chế biến bột cá gây ô nhiễm nghiêm trọng

Hàng chục năm qua người dân sống tại ấp An Bình, xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang đoạn dưới dạ cầu Cái Bé phải sống chung với mùi hôi và khói bụi từ các cơ cở chế biến bột cá.

// //