Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Vi phạm bình đẳng giới có thể bị phạt đến 30 triệu đồng

Phóng viên - 16/08/2021 | 15:55 (GTM + 7)

Nếu có tình tiết giảm nhẹ, thì mỗi tình tiết được giảm 10%; nếu có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt, nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

Nghị định 55 ra đời năm 2009 đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng cho việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, giúp duy trì và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước. Tuy nhiên, sau 12 năm thực hiện đã phát sinh một số vướng mắc, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Trước tình hình đó, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội xây dựng Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới.

Dự thảo có những điểm nổi bật nào? Những điều chỉnh mới này sẽ tác động ra sao đến công tác xử lý vi phạm trong lĩnh vực bình đẳng giới?

Ảnh minh hoạ (Internet)

HẦU HẾT MỨC XỬ PHẠT ĐỀU TĂNG

Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới gồm: 4 Chương, 24 Điều, hướng tới mục tiêu hoàn thiện, thống nhất với các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới; giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. 

Dự thảo Nghị định đã điều chỉnh mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực bình đẳng giới là 30 triệu đồng, đảm bảo phù hợp với quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2020. Trong đó, mức xử phạt đối với hầu hết các vi phạm đều tăng, đặc biệt là các nhóm hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm vì định kiến giới tăng từ 6 đến 10 lần so với trước.

Cũng theo dự thảo Nghị định, mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong lĩnh vực bình đẳng giới là 30 triệu đồng, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Nghị định cũng nêu rõ, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm là mức trung bình của khung tiền phạt. Nếu có tình tiết giảm nhẹ, thì mỗi tình tiết được giảm 10%; nếu có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng được tính tăng 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt, nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

Ngoài phạt tiền Dự thảo cũng quy định hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; đồng thời bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính”.

Dự thảo Nghị định cũng bãi bỏ quy định hình thức xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm hành chính trong bình đẳng giới để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ.

Ảnh minh hoạ (Internet)

MỨC PHẠT XÚC PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẨM TĂNG ĐẾN 10 LẦN

Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liệu có tạo ra cơ sở pháp lý đủ mạnh, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm trong lĩnh vực bình đẳng giới?

PV VOV Giao thông phỏng vấn ông Lê Khánh Lương, Phó Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới - Bộ Lao động Thương bình và Xã hội - đơn vị chịu trách nhiệm chính xây dựng Nghị định này.

Ông Lê Khánh Lương

PV: Thưa ông, ông có thể chia sẻ lý do vì sao ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới?

Ông Lê Khánh Lương: Thứ nhất, việc ban hành Nghị định mới thay thế cho Nghị định số 55 định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

Cụ thể, Nghị định số 55/2009 được ban hành căn cứ trên Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính 2002 (và sửa đổi năm 2008), đến năm 2012 Quốc hội đã ban hành Luật Xử lý vi phạm hành chính và mới đây là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020.

Do đó Nghị định số 55 sẽ hết hiệu lực, cần ban hành Nghị định mới thay thế. Bên cạnh đó, một số nội dung của Nghị định số 55 không còn phù hợp với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác được ban hành sau.

Ngoài ra, một số quy định liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới hiện đang quy định rải rác ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau và có sự trùng lặp với quy định tại Nghị định số 55 nhưng mức phạt không thống nhất, nên người có thẩm quyền xử phạt sẽ khó áp dụng.

Thứ hai, sau 12 năm thực hiện Nghị định số 55 bộc lộ một số bất cập nên cần phải ban hành Nghị định mới thay thế.

PV: Những điểm nổi bật của Dự thảo Nghị định lần này là gì?

Ông Lê Khánh Lương: Một là, điều chỉnh các căn cứ ban hành để phù hợp, thống nhất với hệ thống văn bản quy phạm luật hiện hành.

Hai là, dự thảo Nghị định đã được rà soát, loại bỏ những nội dung đã được quy định ở trong Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Ba là, dự thảo Nghị định đã được rà soát, loại bỏ những quy định về hình thức xử phạt không phù hợp, bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với một số hành vi trong dự thảo Nghị định.

Thứ tư là sửa đổi hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với một số hành vi, bổ sung một số quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm về bình đẳng giới phát sinh trên thực tế nhưng chưa có quy định hình thức xử phạt, bổ sung quy định viện dẫn việc áp dụng sang các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.

Đặc biệt, dự thảo đã điều chỉnh nâng mức phạt tiền đối với nhiều hành vi cho phù hợp với thực tiễn và điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, nhằm bảo đảm tính răn đe, phòng ngừa chung.

Trong đó các nhóm hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm vì định kiến giới với mức tăng từ 6 đến 10 lần so với quy định của Nghị định 55.

PV: Dự thảo Nghị định (nếu được thông qua) sẽ tác động như thế nào đến việc xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm trong lĩnh vực bình đẳng giới?

Ông Lê Khánh Lương: Nếu Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới được ban hành để thay thế Nghị định 55 sẽ xử lý kịp thời những hạn chế, vướng mắc, bất cập hiện nay, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật, bảo đảm tính hiệu quả.

Đặc biệt là việc đấu tranh chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật của người dân, bảo đảm các quyền bình đẳng của nam và nữ, bảo đảm an ninh trật tự an toàn xã hội.

PV: Xin cảm ơn ông!

CẦN THÊM NHỮNG CĂN CỨ CỤ THỂ

Những quy định trong Dự thảo Nghị định liệu có đảm bảo tính khả thi? Việc điều chỉnh tăng hầu hết các mức phạt có đảm bảo tính răn đe?

PV VOV Giao thông phỏng vấn bà Đào Thị Vi Phương, Phó trưởng Ban Chính sách luật pháp - Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ VN xung quanh nội dung này.

Bà Đào Thị Vi Phương

PV: Theo nhận định của bà những quy định được sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Nghị định có đảm bảo tính khả thi?

Bà Đào Thị Vi Phương: Ban soạn thảo đã đưa ra những hình thức và mức xử phạt rất cụ thể, biện pháp khắc phục cũng như quy định rõ các thẩm quyền xử phạt.

Dự thảo hiện đang tập trung chủ yếu làm sao sửa đổi bổ sung đảm bảo tính đồng bộ thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Tuy nhiên đang thiếu một chút về kết quả cụ thể trong quá trình thực tiễn tiễn thi hành và áp dụng Nghị định 55.

Trong hơn 10 năm đó số vụ vi phạm về bình đẳng giới như thế nào, hành vi nào là hành vi phổ biến và xử lý như thế nào? Hoặc là khó khăn nào trong quá trình thi hành Nghị định này và mức phat có được áp dụng không?

Do vậy, dự thảo này có đảm bảo khả thi hay không thì vẫn cần thêm những căn cứ cụ thể.

PV: Ngoài những vấn nề nêu trong dự thảo, còn những vấn đề gì cần tiếp tục bổ sung, làm rõ để nghị định mang tính thực tiễn hơn?

 Bà Đào Thị Vi Phương: Ban soạn thảo đã chuẩn bị hồ sơ rất kỹ lưỡng, tuy nhiên, chúng tôi mong muốn rà soát thật kỹ các hành vi vi phạm hiện nay.

Đặc biệt hiện nay có rất nhiều vấn đề mới như: Các vi phạm mang tính định kiến giới trên mạng xã hội hoặc những vi phạm rất khó đối với những người chuyển giới và rất nhiều vấn đề nữa.

Trong bối cảnh mạng xã hội đang bùng nổ tôi nghĩ cần phải rà soát kỹ để đảm bảo toàn bộ các hành vi vi phạm đã được quy định và điều chỉnh.  

PV: Một trong điểm đáng chú ý của Nghị định lần này đó là tăng mức xử phạt đối với rất nhiều hành vi, đặc biệt là các nhóm hành vi liên quan đến xúc phạm danh dự nhân phẩm tăng lên nhiều lần so với trước đây. Theo bà việc điều chỉnh này có đảm bảo tính răn đe?

Bà Đào Thị Vi Phương: Hiện nay đang điều chỉnh để đảm bảo tính đồng bộ là mức trần không được vượt quá quy định hiện nay trong Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Thế nhưng cái khung trong từng nội dung vi phạm đều được điều chỉnh tăng lên, tôi cho rằng nếu chúng ta làm được sẽ đảm bảo tính răn đe.

Quan trọng là làm sao để áp dụng được và phải phổ biến giáo dục pháp luật về bình đẳng giới. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới như thế nào để đảm bảo quá trình triển khai hiệu quả, góp phần tạo ra môi trường lành mạnh, cơ hội của nam và nữ đều được như nhau.

PV: Xin cảm ơn bà!

Sau 12 năm thi hành, một số quy định trong Nghị định 55 không còn phù hợp, mức phạt tiền của nhiều hành vi không còn tương xứng với tính chất của vi phạm nên không đủ sức răn đe và phòng ngừa.

Để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả, hiệu lực pháp lý trong đấu tranh chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới, việc sửa đổi, bổ sung và ban hành Nghị định mới là vô cùng cấp thiết.

Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới đang hướng đến tạo cơ sở pháp lý để giải quyết vấn đề này.

Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo qua hotline 02437.91.91.91, qua fanpage VOV Giao thông, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động Thương binh và xã hội.

# Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” lúc 15h30 đến 15h50, thứ Hai và thứ Tư hàng tuần trên FM91, vovgiaothong.vn, hoặc trên các nền tảng podcast đanh cho di động: Spotify, Aple podcast và Google Podcast.

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Ngày 24/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Góp ý Xây dựng Khung pháp lý Quản lý Tài sản ảo (VA, VASP).

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Điều quan trọng là các địa phương cần tính toán việc giữ chân khách để không chỉ đến một lần mà phải quay lại nhiều lần nữa. Chính vì vậy việc liên kết các địa phương, các sản phẩm du lịch, với văn hóa bản địa được xem là vấn đề sống còn đối với du lịch vùng.

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, năm 2023, 7,8% số vụ TNGT xảy ra với trẻ em. Quý 1/2024, TNGT với trẻ em cũng diễn biến phức tạp và chưa có chiều hướng giảm. Đáng chú ý, không ít vụ TNGT xảy ra khi các em điều khiển phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi.

// //