TP.HCM đề xuất xe buýt điện cho tuyến buýt BRT số 1
Lê Tùng - 23/08/2022 | 15:03 (GTM + 7)
Mới đây, Sở GTVT TP.HCM có văn bản gửi UBND TP. đề xuất phương tiện cho tuyến buýt nhanh (BRT) số 1 – thuộc dự án phát triển giao thông xanh TP.HCM.
Tuyến BRT số 1 có tổng mức đầu tư gần 3.300 tỷ đồng; trong đó, vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới là hơn 2.849 tỷ đồng và vốn đối ứng từ ngân sách thành phố là gần 423 tỷ đồng.
Chiều dài toàn tuyến là 26km, chạy dọc hành lang Đại lộ Võ Văn Kiệt – Mai Chí Thọ; điểm đầu tuyến tại vòng xoay An Lạc (Quận Bình Tân) và điểm cuối tại ga Rạch Chiếc (TP. Thủ Đức). Theo kế hoạch, tuyến buýt nhanh đầu tiên ở TP.HCM sẽ đưa vào khai thác năm 2024.
Theo phương án trước đây, tuyến BRT số 1 có 42 xe sử dụng khí nén thiên nhiên (CNG) với sức chứa 60 - 72 hành khách. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu và tham vấn chuyên gia, Sở GTVT TP.HCM đề xuất UBND TP. xem xét chọn xe buýt điện cho tuyến BRT số 1.
Lý do lựa chọn xe điện mà Sở GTVT đưa ra là do xe buýt điện thân thiện môi trường, quá trình chạy không tiếng ồn, không có nguy cơ cao về cháy nổ. Chi phí vận hành, bảo dưỡng cũng tiết kiệm hơn so với xe sử dụng động cơ đốt trong.
Tuy nhiên xe buýt điện lại có hạn chế là chi phí đầu tư ban đầu cao hơn khoảng từ 1,5 - 3 lần xe buýt sử dụng nhiên liệu CNG, dẫn đến kinh phí trợ giá trong quá trình vận hành cao hơn. Việc đầu tư hệ thống bãi đỗ xe và hạ tầng trạm sạc đảm bảo đáp ứng nhu cầu nạp điện cho phương tiện với chi phí tương đối lớn.
Chưa kể, công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu cung cấp xe và dịch vụ trên tuyến gặp khó do xe buýt điện là loại hình mới nên chưa có định mức, đơn giá làm cơ sở lập dự toán kinh phí đấu thầu.
Vì vây, Sở GTVT TP.HCM kiến nghị UBND TP. giao chủ đầu tư phối hợp với đơn vị tư vấn và các nhà sản xuất xe buýt điện trong nước nghiên cứu, rà soát các thông số thiết kế xe cho phù hợp với thực tiễn, hạn chế các yêu cầu kỹ thuật quá đặc thù ảnh hưởng đến tính khả thi trong việc sản xuất cung cấp xe.
Đồng thời, khẩn trương xây dựng định mức, đơn giá dịch vụ cung ứng vận tải hành khách công cộng bằng buýt nhanh để làm cơ sở lập dự toán kinh phí đấu thầu hoặc đặt hàng.
Trong trường hợp không có doanh nghiệp nào tham gia đấu thầu hoặc nhận đặt hàng cung cấp dịchvụ cho tuyến BRT số 1, Sở GTVT TP.HCM sẽ nghiên cứu, đề xuất tham mưu UBND TP. các giải pháp thay thế phương tiện sử dụng năng lượng sạch khác phù hợp với tình hình thực tiễn.
Được biết, TP.HCM hiện có 2.043 xe buýt, gồm: 1.547 xe buýt sử dụng nhiên liệu dầu diesel và 496 xe buýt sử dụng nhiên liệu CNG. TP.HCM đã chấp thuận thí điểm đưa vào hoạt động 5 tuyến xe buýt điện, với dự kiến 77 xe buýt điện hoạt động trên địa bàn thành phố.
Khi biển chỉ tên phố Trần Đăng Khoa được dựng lên tại phường Long Biên (Hà Nội), không ít người đã hiểu nhầm hoặc tỏ ra ngỡ ngàng. Người dân nơi đây nghĩ sao về tên phố mới được đặt? Họ mong muốn gì về việc đặt tên phố mới trong tương lai khi xung quanh còn rất nhiều con đường “trống” tên?
Nhiều người trong chúng ta vẫn chưa quên những giây phút ám ảnh trong vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ, Hà Nội cách đây hơn 2 tháng làm 56 người tử vong. Và cũng không thể quên hình ảnh người đàn ông mặt đầy những vệt khói đen tham gia cứu 12 người trong vụ cháy thương tâm ngày ấy.
Sau đại dịch COVID-19, nhu cầu khám và chăm sóc sức khỏe tâm thần của người dân tăng mạnh. Nhiều người bị rối loạn tâm thần chưa tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc hiệu quả, làm gia tăng khoảng trống trị liệu, trong khi vẫn còn nhiều sự kỳ thị đối với bệnh nhân có những rối loạn tâm thần.
Ở những công viên cũ, những khoảnh sân cộng đồng khu dân cư, nhà văn hóa, phố đi bộ… khoảng 10 năm trở lại đây xuất hiện những sân chơi sáng tạo với vật liệu thân thiện cho trẻ, do doanh nghiệp xã hội “Nghĩ về sân chơi trong thành phố” khởi xướng.
Tuần qua thủ đô Hà Nội liên tục đứng trong bảng xếp hạng các thành phố không khí ô nhiễm nhất thế giới theo AirVisual. Những ngày cuối tuần, tình trạng đã cải thiện nhưng chúng ta vẫn trong mùa ô nhiễm không khí nhất năm.