Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

TPHCM: Cần có 'vaccine' để đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó

Phóng viên - 16/06/2021 | 6:27 (GTM + 7)

Trong bối cảnh dịch bệnh, TP.HCM thực sự phải chuẩn bị được nguồn vaccine (theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) để có thể cùng đồng hành, san sẻ và hỗ trợ cho doanh nghiệp, người lao động vượt khó trong đại dịch COVID-19.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Đại dịch COVID-19 tái bùng phát đã khiến TP.HCM phải gia hạn việc giãn cách xã hội theo chỉ thị 15 của Thủ tướng thêm 2 tuần. Không chỉ vậy, cộng đồng doanh nghiệp, người lao động tại thành phố lớn nhất nước này gặp vô vàn khó khăn.

Dịch Covid 19 khiến cộng đồng doanh nghiệp, người lao động tại thành phố lớn nhất nước này gặp vô vàn khó khăn.

Với những biện pháp điều hành kinh tế và phòng chống dịch linh hoạt thì 5 tháng đầu năm 2021, TPHCM vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, đảm bảo thực hiện mục tiêu kép với các kết quả tích cực.

Bên cạnh đó, hoạt động của doanh nghiệp cũng có nhiều tín hiệu khởi sắc khi có hơn 6500 doanh nghiệp hoạt động trở lại, góp phần lớn vào nguồn thu ngân sách hơn 170.000 tỷ đồng của thành phố.

Tuy vậy, sự bùng phát mạnh trở lại của dịch bệnh COVID-19 với nhiều ca nhiễm mới một lần nữa khiến cộng đồng doanh nghiệp và người lao động trên địa bàn phải đối mặt với những khó khăn hết sức nặng nề.

Ông Chu Tiến Dũng - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM cho biết trong đợt tái bùng phát dịch bệnh lần thứ 4, 84% doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Trong đó có khoảng 80% doanh nghiệp bị tác động khi thị trường bị ảnh hưởng và thu hẹp; 52% doanh nghiệp phải cắt giảm lao động; 50% doanh nghiệp bị ảnh hưởng do các biện pháp tăng cường phòng chống dịch trong kinh doanh; 40% doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn chiếm khoảng 40% và 14% doanh nghiệp bị tác động từ việc đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu.

Ông Dũng phân tích thêm:

"Tình hinh rất căng thẳng với các chi phí đầu vào. Doanh nghiệp đang phải đối mặt với áp lực rất lớn hiện nay là thiếu vốn và giá nguyên liệu tăng lên chưa biết điểm dừng. chi phí sản xuất tăng cao khiến cho sức cạnh tranh thị trường giảm.

Nhiều doanh nghiệp muốn tái cấu trúc, chuyển dổi sản phẩm, ứng dụng công nghệ và đẩy mạnh mua bán online nhưng lại kẹt về vốn.

Các gói hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động lần thứ nhất tuy kịp thời nhưng thực thi có tác động chưa rõ nét, mức độ hấp thu của doanh nghiệp còn thấp…"

Theo ông Nguyễn Đặng Hiến - Chủ tịch Hiệp hội lương thực thực phẩm TP.HCM, Tổng giám đốc công ty Tân Quang Minh cho biết dịch bệnh đã trực tiếp khiến công ty ông và các doanh nghiệp trong hiệp hội bị đứt gãy chuỗi cung ứng, khiến giá đầu vào tăng chóng mặt. Ông Hiến bày tỏ:

"Giá cả tăng rất nhiều, có cái 10 lần, 20 lần, có cái 35 lần trong khi ngành lương thực thực phẩm tham gia vào việc bình ổn giá của TPHCM nên việc tăng giá đầu ra là rất khó khăn. Đặc biệt là ngành tiêu dùng nhanh này trong thời buổi COVID-19 lan nhanh mà tăng giá sẽ bị dư luận nói là vô đạo đức.

Do đó chúng tôi không đủ can đảm để tăng giá. Chúng tôi rất mong lãnh đạo thành phố đồng hành, san sẻ để doanh nghiệp có thêm động lực vượt qua khó khăn hiện nay".

Cần sớm phải có được nguồn vaccine để kịp thời chặn đứng tốc độ lây lan của dịch bệnh Covid 19. Ảnh: TTO

Về phía ngành dệt may thêu đan TPHCM thì lại có một “cơn đau đầu dễ chịu hơn” đó là nhiều doanh nghiệp đã đủ đơn hàng sản xuất đến hết năm 2021, song đợt tái bùng phát dịch bệnh đầu năm và mới đây nhất là đầu tháng 5 trở lại đây đã khiến các doanh nghiệp dệt may phải thu hẹp sản xuất, giảm nhân công trong ca làm để hạn chế lây lan dịch bệnh.

Không chỉ vậy, số lao động bị ảnh hưởng dịch bệnh đã về quê hoặc chuyển sang ngành nghề khác cũng khiến doanh nghiệp đau đầu tìm người thay thế.

Ông Phạm Văn Việt - Phó chủ tịch Hiệp hội dệt may thêu đan TP.HCM cho biết thêm:

"Chúng tôi đang thiếu hụt khoảng 20% lao động khi đã có đơn hàng phục hồi sản xuất, ngoài ra chi phí điện nước, logistics kho bãi cũng ngày càng tăng trong năm nay".

Bên cạnh các khó khăn vừa nêu thì cộng đồng doanh nghiệp tại TP.HCM đều thống nhất quan điểm rằng cần sớm phải có được nguồn vaccine để kịp thời chặn đứng tốc độ lây lan của dịch bệnh COVID-19.

Bởi dù có tháo gỡ các khó khăn về vốn, thị trường hay chuỗi cung ứng mà doanh nghiệp xuất hiện ca nhiễm thì sẽ làm đình trệ ngay quá trình sản xuất kinh doanh.

Từ thực tế của các doanh nghiệp thành viên, ông Đỗ Phước Tống - Chủ tịch Hiệp hội cơ khí và điện TP.HCM chia sẻ:

"Thực ra, doanh nghiệp hiện nay đang rất lo, lo vô cùng nếu công ty mình có F1 chứ đừng nói là F0. Hiện nay, một số doanh nghiệp thuộc Hội doanh nghiệp cơ khí điện TPHCM đã có F2, mà chỉ cần có thông báo F2 thành F1 là công ty coi như đóng cửa và coi như chết. Vì vậy, giải pháp chính bây giờ như anh em nói: giải pháp 1 vaccine, giải pháp 2 vaccine, giải pháp 3 vaccine".

Xác định cái khó của doanh nghiệp của người lao động cũng là cái khó của của thành phố, do đó lãnh đạo TP.HCM đã rất chủ động tìm ra các giải pháp để hỗ trợ và đồng hành với doanh nghiệp cũng như người lao động.

Bên cạnh việc tung gói hỗ trợ lần 2 với trị giá khoảng 1000 tỷ đồng để hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng, mất việc, trợ cấp cho người yếu thế hay cho doanh nghiệp vay ưu đãi để trả lương cho người lao động; thành phố đã lập nhiều tổ liên ngành để trực tiếp tháo gỡ các khó khăn về thủ tục hành chính; đảm bảo chuỗi cung ứng không bị đứt gãy; thảo luận với các địa phương để tháo gỡ các vướng mắc trong công tác phòng chống dịch….

Ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TP.HCM nhấn mạnh:

"Đảng bộ và chính quyền thành phố một lần nữa khẳng định rằng thành phố luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp, tổ chức và người lao động. Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất và sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp trong những lúc khó khăn bằng những hành động cụ thể cũng như các chính sách hỗ trợ thiết thực.

Tôi đề nghị các Sở ngành cũng phải thấu hiểu việc này và phải hành động nhanh chóng, kịp thời. Phải dứt khoát nói với nhau rằng không để doanh nghiệp nào phải chịu thiệt thòi, vấp phải khó khăn vì sự chậm trễ của chính quyền".

Riêng về vấn đề tiêm vaccine, Uỷ viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đã khẳng định thành phố đặt mục tiêu tiêm vaccine cho toàn dân. Bên cạnh số vaccine được phân bổ thì Chính phủ đã thống nhất cơ chế để TP.HCM cũng như các doanh nghiệp có thể tiếp cận, đàm phán và nhập vaccine sớm nhất có thể:

"Mục tiêu của chúng ta là tiêm vaccine toàn dân nhưng có ưu tiên vì lượng vaccine ít. Đề xuất Chính phủ mở rộng cơ chế cho các doanh nghiệp được tiếp cận vaccine bất cứ nơi đâu.

Khi có nguồn, Bộ Y tế sẵn sàng tạo điều kiện, vì vậy chúng ta nên mở rộng, tăng cường liên kết, hợp tác và tìm nguồn. Cứ ai có nguồn thì báo thẳng cho Ủy ban rồi chúng ra sẽ tìm cách để đưa về càng sớm càng tốt, càng nhiều càng tốt".

Hàng trăm nghìn công nhân trong các khu công nghiệp ở Bắc Ninh, Bắc Giang được tiêm vaccine phòng COVID-19. Ảnh TTXVN
Hàng trăm nghìn công nhân trong các khu công nghiệp ở Bắc Ninh, Bắc Giang được tiêm vaccine phòng COVID-19. Ảnh TTXVN

Rõ ràng, dịch bệnh càng bùng phát bao nhiêu thì hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp, người lao động cũng như người dân sẽ bị ảnh hưởng bấy nhiêu.

Trong bối cảnh đó, TPHCM thực sự phải chuẩn bị được nguồn Vaccine (theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) để có thể cùng đồng hành, san sẻ và hỗ trợ cho doanh nghiệp, người lao động vượt khó trong đại dịch Covid 19.

Đây cũng là góc nhìn của Kênh VOVGT qua bài bình luận: "Cần có “vaccine” để đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó.

Sau hơn 1 năm xuất hiện và hoành hành, dịch Covid 19 đã đang và sẽ còn gây ra nhiều tác động tiêu cực đến mọi mặt kinh tế xã hội của nước ta.

Khi số ca nhiễm mới gia tăng, các khu vực phong tỏa được mở rộng thì cũng đồng nghĩa với việc hoạt động sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, doanh nghiệp lẫn người lao động phải rơi vào cảnh chới với, bất an.

Dù đang được xem là điểm nóng của dịch bệnh, phải căng mình để ứng phó với làn sóng lây lan của virus Sars CoV2 nhưng chính quyền TPHCM đã cho thấy được một tinh thần cầu thị đáng khen ngợi khi dành rất nhiều thời gian gặp gỡ, lắng nghe tất cả những khó khăn mà doanh nghiệp, người lao động đang gặp phải.

Từ đó nhanh chóng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn ngay lập tức phải có những biện pháp cụ thể, thiết thực để tháo gỡ khó khăn trước mắt cũng như tham mưu, đề xuất những chiến lược hỗ trợ lâu dài.

TPHCM đã không nói suông khi tiên phong đưa ra gói hỗ trợ lần thứ 2 trị giá hơn 1000 tỷ đồng dành cho người lao động, người yếu thế chịu tác động bởi dịch bệnh cũng như san sẻ phần nào gánh nặng tài chính với doanh nghiệp trong việc duy trì sản xuất, giữ chân người lao động.

Sự tiên phong còn được thể hiện ở việc mạnh dạn đề xuất Chính phủ cho phép TP.HCM chi trả toàn bộ chi phí tiêm vaccine cho hơn 7 triệu dân đủ điều kiện cũng như xin cơ chế để doanh nghiệp chủ động tiếp cận, đàm phán và mua vaccine để nhanh chóng hiện thực hóa mục tiêu tiêm chủng cho toàn dân.

Sự chủ động, tiên phong của TP.HCM là cần thiết trong bối cảnh quá nhiều thách thức như hiện nay. Điều đó không chỉ cho thấy được trách nhiệm mà còn là tinh thần cầu thị đến từ những người đứng đầu thành phố này.

Đây có thể được xem là một điều vaccine tinh thần cần thiết để cộng đồng doanh nghiệp và hàng triệu người dân tại TP.HCM có thêm động lực để vượt khó, đẩy lùi dịch bệnh, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đảm bảo hoàn thành mục tiêu kép.

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Ngày 24/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Góp ý Xây dựng Khung pháp lý Quản lý Tài sản ảo (VA, VASP).

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Điều quan trọng là các địa phương cần tính toán việc giữ chân khách để không chỉ đến một lần mà phải quay lại nhiều lần nữa. Chính vì vậy việc liên kết các địa phương, các sản phẩm du lịch, với văn hóa bản địa được xem là vấn đề sống còn đối với du lịch vùng.

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, năm 2023, 7,8% số vụ TNGT xảy ra với trẻ em. Quý 1/2024, TNGT với trẻ em cũng diễn biến phức tạp và chưa có chiều hướng giảm. Đáng chú ý, không ít vụ TNGT xảy ra khi các em điều khiển phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi.

// //