Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tháo khó khăn cho bất động sản: Trách nhiệm thôi chưa đủ

Phóng viên - 28/02/2020 | 7:53 (GTM + 7)

Trách nhiệm và quyết tâm từ lãnh đạo chính quyền là điều đáng ghi nhận, song để “ cởi trói” cho thị trường bất động sản TP.HCM thì trách nhiệm thôi là chưa đủ mà là sự kiểm tra, giám sát, xử lý sự trì trệ.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Theo thống kê từ UBND TPHCM, trong năm 2019 dù chiếm tới 70% tổng số vốn đăng ký trên địa bàn, nhưng các doanh nghiệp bất động sản lại đóng góp ít nhất trong số 9 loại hình dịch vụ cho GDP TPHCM.

Đáng chú ý là 10 tháng đầu năm 2019, tăng trưởng của ngành xây dựng TPHCM là âm, cuối năm 2019 chỉ tăng trưởng 1%.

Hoạt động của lĩnh vực bất động sản gần như “đứng hình”. Đâu là những khó khăn mà các doanh nghiệp bất động sản TPHCM đang gặp phải và chính quyền thành phố cần làm gì để cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này?

Quy mô thị trường bất động sản và nguồn cung ở TP.HCM giảm mạnh.
Quy mô thị trường bất động sản và nguồn cung ở TP.HCM giảm mạnh. Ảnh: Lao động

"Tôi cho rằng chuyện của tôi không phải quá khó, có thể đã có hàng trăm vụ tương tự xảy ra ở thành phố này rồi mà tại sao cứ chuyền đi chuyền lại giữa UBNDthành phố với các sở ngành 2 năm trời. Tôi xin nói thẳng hiện nay thì văn phòng UBND thành phố và Sở tài nguyên môi trường là làm chậm nhất".

"Dự án này quá lớn, tổng doanh thu đến năm bảy chục ngàn tỷ thì một mình Quốc Cường không đủ khả năng triển khai nên đã phải tìm liên doanh nước ngoài. Chúng tôi đã có những đối tác đồng hành 3 năm nay nhưng bây giờ họ rất nản và muốn rút vì họ không thể hiểu vì sao đã được chấp thuận chủ trương đầu tư 3 bước rồi nhưng không được gia hạn kế hoạch sử dụng đất. Giờ quay lại từ đầu thì bao giờ mới xong, họ bỏ tiền cho Quốc Cường khi nào mới lấy tiền ra được. Đây là một bài toàn rất trăn trở, rất khổ tâm".

"Hiện nay, chúng tôi có dự án Lê Thành Tân Kiên 2160 căn hộ, quy hoạch ở đó là nhà cao 15 tầng, mật độ xây dựng 30% nhưng hệ số sử dung đất chỉ là 2, có nghĩa là cho hệ số của nhà thấp tầng để áp cho nhà cao tầng. Khi trình lên thì hồ sơ bị bác vì làm sai quy hoạch, khi lấy tính ngược lại thì ra nhà 5 tầng và trình nhà ở thấp tầng. Khi đó các sở nói tôi làm sai vì khi này là nhà cao tầng, dẫn đến 1 năm trời chúng tôi không làm được luôn".

Vừa rồi là 3 trong số hàng chục ý kiến bức xúc từ các doanh nghiệp tại cuộc gặp gỡ và trao đổi giữa chính quyền TPHCM và các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên địa bàn diễn ra vào sáng 22/2 vừa qua. Có thể khó khăn, vướng mắc của mỗi doanh nghiệp không giống nhau, nhưng mẫu số chung mà chúng tôi ghi nhận được tại cuộc gặp này là những thiệt hại rất lớn lên đến hàng chục hàng trăm ngàn tỷ đồng đổ vào bất động sản nhưng chưa hoặc không được triển khai.

Theo thống kê từ Hiệp hội bất động sản TPHCM, trong năm 2019, tất cả các số liệu đánh giá hoạt động của lĩnh vực bất động sản đều giảm mạnh. Phải kể đến là số dự án nhà ở có quyền sử dụng đất ở được chấp thuận chủ trương đầu tư giảm 92%; số dự án nhà ở thương mại được chấp thuận chủ trương đầu tư và công nhận chủ đầu tư giảm 85%; số dự án được chấp thuận đầu tư giảm 80%...Về những bất cập dẫn đến tình trạng nêu trên, ông Võ Văn Hoan - Phó Chủ tịch UBND TPHCM nói:

"Một là luật vướng, hai là nhận thức vướng tức là khi bị thanh kiểm tra thì co thủ lại dẫn đến không dám làm rồi sai vì luật cho phép, cái thứ ba nữa là vận hành cũng vướng. Chính vì vậy nên phải đi tìm một cách nào đó để gỡ tổng thể làm cơ sở để giải quyết cái cụ thể chứ nếu đi vào giải quyết từng trường hợp một thì muôn hình vạn trạng không gỡ nổi".

Nhiều dự án tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm đang gặp khó khăn vì vướng thanh tra nên chưa thể triển khai. (Ảnh: Nguyên Hà).
Nhiều dự án tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm đang gặp khó khăn vì vướng thanh tra nên chưa thể triển khai. Ảnh: Nguyên Hà.

Nhằm tháo gỡ nhanh hơn những bất cập mà các doanh nghiệp bất động sản đang gặp phải, mới đây, lãnh đạo TPHCM đã đề xuất 1 quy trình gồm 5 bước giải quyết các thủ tục trong đầu tư xây dựng dự án.

Bước 1 là Lập thủ tục quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật đầu tư do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư chịu trách nhiệm xử lý. Bước 2 là lập quy hoạch chi tiết 1/500 theo quy định của Luật quy hoạch đô thị do Sở Quy hoạch Kiến Trúc thụ lý. Bước 3 là lập thủ tục giao thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật Đất Đai do Sở Tài Nguyên Môi Trường chịu trách nhiệm.

Bước 4 là lập thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính, nộp tiền sử dụng đất theo quy định sẽ giao Sở Tài Chính và Sở Tài Nguyên Môi Trường cùng tham gia. Bước cuối cùng là lập các thủ tục tiếp theo để cấp giấy phép xây dựng và triển khai đầu tư xây dựng do Sở Tài Nguyên Môi Trường và Sở Xây Dựng cùng phối hợp giải quyết.

Ngoài ra, chủ tịch UBND TPHCM cũng yêu cầu thành lập ngay 1 đội chuyên viên chuyên trách trực tiếp xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư, xây dựng bất động sản trên địa bàn.

Đồng tình với sự quyết tâm của lãnh đạo thành phố, ông Nguyễn Văn Đồi - Giám đốc Công ty SSG cũng chỉ ra điểm nghẽn lớn nhất chính là sự thiếu đồng bộ trong các quy định pháp luật về đất đai, xây dựng, quy hoạch…Vì vậy cần có sự vào cuộc từ các Bộ ngành.

Ở một góc nhìn trực quan hơn, Ông Nguyễn Văn Đực - Chủ tịch Công ty cổ phần Xây dựng Địa ốc Xanh cho rằng:

"Ban ngành, Sở, UBND TP và nhất là các cán bộ thụ lý nếu chúng ta làm được 3G tức là Giảm luật lệ, Gom thủ tục và Gấp thụ lý thì các doanh nghiệp chúng tôi sẽ không còn phải cầu cứu, chúng ta cũng sẽ không cần đến những buổi gặp như thế này nữa".

Tiến sĩ Sử Ngọc Khương - Giám đốc cấp cao phụ trách bộ phận đầu tư của Savills Việt Nam đánh giá cao động thái của lãnh đạo TPHCM khi đề nghị thành lập 1 tổ chuyên trách để trực tiếp xử lý những điểm nghẽn trong hoạt động bất động sản. Tuy nhiên, Tiến sĩ cũng lưu ý rằng cần có cơ chế vừa làm vừa kiểm tra cũng như có mốc thời gian chi tiết cho từng công việc cụ thể:

"Tôi nghĩ vai trò của UBND thành phố là rất lớn trong trường hợp này để gắn tiếng nói chung nhằm giải quyết vấn đề vì cuối cùng thì UBND thành phố mới là người chịu trách nhiệm chính trước trung ương về tốc độ phát triển của thành phố. Trong trường hợp này phải giải quyết nhanh và cần có cơ chế vừa làm vừa kiểm tra. Nếu UBND thành phố và các Bộ ngành cùng tiếng nói thì câu chuyện sẽ giải quyết được".

Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho rằng, việc lắng nghe và tháo gỡ những vướng mắc của các doanh nghiệp bất động sản là một nhiệm vụ trọng tâm trong việc hình thành môi trường thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp bất động sản nói riêng. Vì vậy, người đứng đầu UBND TPHCM đã yêu cầu các cá nhân, tập thể có liên quan cần phải “nói được và làm được” khi xử lý các vướng mắc, bất cập trong lĩnh vực bất động sản:

"Về mặt tổ chức công việc thì phải xác định những bước đi cụ thể, nhưng mục tiêu chúng ta hướng tới là làm sao các cơ quan có trách nhiệm phải giải quyết nhanh giùm, đẩy nhanh giùm việc triển khai thực hiện dự án, không để kéo dài. Bởi khi kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều vấn đề như quá trình phát triển của thành phố cũng như nguồn lực kinh doanh của các nhà đầu tư cũng như chính uy tín của các cơ quan chức năng phục vụ cho quá trình phát triển của thành phố".

Tập trung tháo gỡ khó khăn

Không khó để nhận ra những khó khăn mà các doanh nghiệp bất động sản tại TPHCM đang gặp phải và lãnh đạo TPHCM cũng đã thể hiện sự quan tâm cầu thị trong việc thụ lý, giải quyết các khó khăn vướng mắc này. Trách nhiệm và quyết tâm từ lãnh đạo chính quyền là điều đáng ghi nhận, song để “ cởi trói” cho thị trường bất động sản TPHCM thì trách nhiệm thôi là chưa đủ mà là sự kiểm tra, giám sát, xử lý sự trì trệ. 

 Hóc Môn Tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản
Tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản

Cần khẳng định rằng, lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản đã đóng góp rất lớn cho nền kinh tế TPHCM cũng như thị trường bất động sản cả nước trong thời gian qua. Tuy nhiên những con số biết nói của thị trường bất động sản TPHCM trong năm 2019 thực sự đáng báo động. Không ít doanh nghiệp lao đao, hoạt động cầm chừng thậm chí đi đến phá sản, hàng loạt dự án không thể triển khai trong khi nhu cầu nhà ở của người dân vẫn rất bức xúc.

Không quá khó để chỉ ra những bất cập từ các quy định pháp luật hay ảnh hưởng từ công tác thanh tra, kiểm tra toàn diện đã tác động không nhỏ đến quá trình xét duyệt thủ tục đầu tư dự án tại TPHCM. Tuy nhiên, những tồn tại trong nhận thức và thái độ làm việc có phần cứng nhắc, quan liêu của một số cơ quan quản lý nhà nước đã khiến không ít doanh nghiệp phải lâm vào cảnh “kêu trời không thấu”.

Nỗ lực gặp gỡ, lắng nghe những bức xúc, góp ý từ cộng đồng doanh nghiệp bất động sản trên địa bàncủa lãnh đạo TPHCMtrong bối cảnh dịch Sars - Cov 2 diễn biến hết sức phức tạp là một điểm nhấn cần được ghi nhận.

Có chứng kiến sự sốt ruột đến bức xúc của Chủ tịch UBND TP.HCM khi chất vấn các vị trưởng ngành mới thấy được tâm lý trì trệ, sợ trách nhiệm thậm chí quan liêu đã bám rễ vào một bộ phận không nhỏ cán bộ thực thi công vụ. Vì thế, đã đến lúc phải có những chế tài cụ thể đối với từng đơn vị, cá nhân gây ra sự trì trệ trong việc giải quyết các thủ tục pháp lý cho hoạt động bất động sản. Hạn chế tối đa tình trạng “trên nóng, dưới nóng nhưng ở giữa lại lạnh”.

Ở tầm vĩ mô, Quốc Hội cũng sớm xem xét sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật về đất đai, đầu tư, xây dựng, nhà ở, kinh doanh BĐS…theo hướng hệ thống, đồng bộ và liên thông. Nhà nước và Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, kiến tạo môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh; chỉ đạo quyết liệt để sớm tháo gỡ “điểm nghẽn” của thị trường BĐS, để thị trường phục hồi và tăng trưởng trở lại, tạo điều kiện cho tất cả mọi người, trước hết là người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp đô thị có nhà ở.

Trách nhiệm của đội ngũ thực thi công vụ là cần thiết, nhưng chừng đó là chưa đủ nếu muốn đánh tan “cục máu đông” của thị trường bất động sản TPHCM hiên nay. Hơn lúc nào hết, lãnh đạo thành phố cùng các cá nhân đơn vị liên quan dù đã có một quyết tâm chính trị và một tinh thần cầu thị đủ mạnh, song cần hành động cụ thể; làm tới nơi, tới chốn; xử lý rốt ráo bất cứ ai còn chần chừ, đứng ngoài cuộc; chỉ hô hào mà không chuyển động.

Có làm được như vậy mới “xoay chuyển được tình thế”; giúp  bất động sản của thành phố chuyển động đúng như mong muốn.

Tags:
Ý kiến của bạn
Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Năm 2024 được xem là năm bùng nổ của hệ thống đường cao tốc ở Việt Nam, với hàng nghìn km đường cao tốc được đưa vào sử dụng. Bên cạnh hiệu quả và lợi ích của việc phát triển hệ thống đường cao tốc, thì rất nhiều thách thức mới cũng xuất hiện trong việc đảm bảo an toàn giao thông.

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Sau 20 năm xây dựng, với hơn 2.000 km đường cao tốc được đưa vào khai thác, hệ thống giao thông nước ta đã tạo được bước đột phá chiến lược, vươn tới và khai phá những không gian phát triển mới, tạo động lực thúc đẩy, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Bằng việc phân tích các thách thức hiện tại trong việc nâng cao kỹ năng, kiến thức của người tham gia giao thông trên cao tốc, VOV Giao thông cùng các đơn vị quản lý các tuyến cao tốc, qua đó giảm thiểu tai nạn giao thông, ứng phó hiệu quả với các tình huống xấu.

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Sau mỗi đợt mưa bão, nhiều xây xanh bị gẫy, đổ nhưng việc cắt gọt, thu dọn hiện trường còn chậm trễ, không kịp thời, ảnh hưởng đến đời sống và đi lại của nhân dân. Hiện nay, sự phân cấp, phân quyền đối với việc thu dọn, cắt tỉa cây xanh sau bão đang được quy định ra sao?Giải pháp nào để khắc phục?

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM hiện có khoảng 120 tuyến xe buýt công cộng trong đó có 90 tuyến được trợ giá. Hoạt động của hệ thống xe buýt công cộng nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân bởi nhiều vướng mắc chưa được giải quyết trong đó có tình trạng ùn tắc do triều cường, mưa ngập.

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Thông tin về việc hãng dược AstraZeneca của Anh và Thụy Điển lần đầu tiên thừa nhận vắc xin COVID-19 của họ có thể gây tác dụng phụ như " hiện tượng rối loạn máu đông" khiến nhiều người đã từng tiêm vắc xin này khá lo lắng.

Kiên Giang: Nhiều cơ sở chế biến bột cá gây ô nhiễm nghiêm trọng

Kiên Giang: Nhiều cơ sở chế biến bột cá gây ô nhiễm nghiêm trọng

Hàng chục năm qua người dân sống tại ấp An Bình, xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang đoạn dưới dạ cầu Cái Bé phải sống chung với mùi hôi và khói bụi từ các cơ cở chế biến bột cá.

// //