Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Phủ sóng phương tiện vận tải công cộng ra khu vực ngoại thành nhằm giảm ùn tắc

Phóng viên - 06/06/2018 | 10:25 (GTM + 7)

VOVGT - Theo tính toán của Tổng công ty vận tải Hà Nội, khoảng 3-5 năm nữa, toàn bộ xã phường thuộc 30 quận, huyện, thị xã của Hà Nội sẽ có xe buýt hoạt động.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Hiện trường một vụ TNGT ở Tp.HCM khiến 2 người bị thương. Ảnh: Trần Kha

Theo Sở GTVT Hà Nội, trong tuần qua, trên địa bàn Thành phố đã xảy ra 10 vụ TNGT, làm chết 9 người, bị thương 5 người. So với tuần liền kề tăng 3 vụ, tăng 1 người chết, tăng 2 người bị thương.

Trong tuần qua, lực lượng thanh tra GTVT Hà Nội đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với 732 trường hợp, phạt tiền hơn 1,4 tỷ đồng, tước giấy phép lái xe đối với 88 trường hợp, tạm giữ 8 phương tiện. Trong đó vi phạm trong lĩnh vực vận tải hành khách chiếm tới 267 trường hợp.

Các đại biểu cắt băng khai trương tuyến buýt số 108 Bến xe Thường Tín - Minh Tân (Phú Xuyên). Ảnh: Kinh tế đô thị

Từ tháng 2/2018, người dân xã Minh Tân, huyện Phú Xuyên, Hà Nội tỏ ra rất vui mừng khi lần đầu tiên chứng kiến hệ thống xe buýt kết nối đến trung tâm xã. Như vậy, khi có nhu cầu đi vào nội thành Hà Nội, người dân xã Minh Tân và khu vực lân cận chỉ cần đi 2 tuyến buýt số 108 từ minh tân đi Thường Tín và tuyến 26 từ Thường Tín vào khu vực nội thành.

Chứng kiến sự tiện lợi này, anh Hoàng Công Mạnh, một người dân xã Minh Tân cho biết: 

"Tôi làm việc ở khu vực Đuôi Cá, trước đây ngày nào cũng sáng đi tối về, khoảng cách gần 30km nên nhiều khi cũng ngại, nhưng vẫn phải đi xe máy, giờ thì có thể chuyển hẳn sang đi xe buýt để đi làm".

Theo đại diện Tổng công ty vận tải Hà Nội, tuyến buýt số 108 là tuyến đầu tiên trong kế hoạch mở mới 14 tuyến buýt trong năm 2018. Đây là tuyến buýt gom kết nối khu vực dân cư dọc trục Tỉnh lộ 428 qua các xã phía Đông thuộc huyện Phú Xuyên gồm Minh Tân; Trị Thủy; Quang Lãng; Hoàng Nguyên; Hoàng Dương… ra Quốc lộ 1 và kéo dài đến bến xe Thường Tín để trung chuyển hành khách về trung tâm thành phố với mục tiêu mở rộng vùng phục vụ xe buýt có trợ giá.

Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới xe buýt, đơn vị này cũng tích cực cải thiện chất lượng phương tiện để thu hút hành khách sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng.

Đại diện Tổng công ty vận tải Hà Nội cho biết: 

"Kể cả tuyến 92 vừa thay phương tiện năm 2017 khi Tổng công ty muốn dự thầu và muốn trúng thầu tuyến này thì đều phải chào phương tiện khí thải Euro 4, thứ nhất là để tăng cường phương tiện Euro 4 và thứ hai là để giảm ô nhiễm môi trường".

Đến thời điểm này, hệ thống xe buýt đã phủ sóng được 411/584 xã phường, đạt 70% số xã phường có xe buýt hoạt động. Trong số đó có 46 tuyến hướng tâm, từ ngoại thành vào khu vực nội thành. Theo lộ trình, mỗi năm Tổng công ty vận tải Hà Nội sẽ nâng từ 6-10% diện bao phủ của xe buýt. Như vậy, theo tính toán của Tổng công ty vận tải Hà Nội, khoảng 3-5 năm nữa, toàn bộ xã phường thuộc 30 quận, huyện, thị xã của Hà Nội sẽ có xe buýt hoạt động.

Tuyến buýt số 87 có lộ trình từ bến xe Mỹ Đình đi các huyện Quốc Oai và Chương Mỹ

Để tìm hiểu về mục tiêu nâng dân tỷ lệ bao phủ của mạng lưới hệ thống vận tải hành khách công cộng trong mục tiêu giảm dần tỷ lệ phương tiện cá nhân, qua đó giảm ùn tắc giao thông, phóng viên chương trình đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tuyển, Phó trưởng phòng quản lý vận tải, Sở GTVT Hà Nội. 

Nội dung cuộc trao đổi tại đây:

PV: Xin ông cho biết, việc phủ sóng ]vận tải hành khách công cộng ra khu vực ngoại thành được Sở GTVT Hà Nội xác định như thế nào trong việc góp phần giảm phương tiện cá nhân, qua đó giảm ùn tắc cho khu vực nội thành?

Ông Nguyễn Tuyển: Theo quy hoạch 519 của Thủ tướng Chính phủ cũng như đề án quản lý phương tiện giao thông đã được Hội đồng nhân dân thành phố thông qua tại kỳ họp thứ 4/2017 cũng xác định mục tiêu đến năm 2020 vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt khu vực nội thành đáp ứng 25%, ngoại thành đáp ứng 15%.

Tuy nhiên, đến nay về đáp ứng nhu cầu của xe buýt ở khu vực ngoại thành còn thấp, theo chúng tôi tính toán chưa đạt 10%. Vì vậy, việc phát triển xe buýt ở khu vực ngoại thành là cần thiết.

Thứ hai, thực trạng phương tiện giao thông cá nhân từ ngoại thành vào thành phố, chẳng hạn buổi sáng từ ngoại thành vào thành phố cũng như buổi chiều ở chiều ngược lại vẫn còn rất nhiều phương tiện cá nhân. Vì vậy, cần thiết phải mở thêm các tuyến buýt ở khu vực ngoại thành.

PV: Ông có thể dẫn chứng cụ thể một vài mô hình tuyến buýt hoạt động hiệu quả, qua đó góp phần nâng dần tỷ lệ người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng làm phương tiện đi lại hàng ngày?

Ông Nguyễn Tuyển: Hiện có một số tuyến buýt khu vực ngoại thành hoạt động hiệu quả như tuyến buýt số 46 từ bến xe Mỹ Đình, - Cổ Loa- thị trấn Đông Anh, tuyến 53 bến xe Mỹ Đình – thị trấn Đông Anh, tuyến bến xe Gia Lâm – phố Nỉ…

PV: Để nâng dần mục tiêu phương tiện vận tải hành khách công cộng khu vực ngoại thành như ông vừa nêu, thời gian tới, Sở GTVT Hà Nội sẽ tập trung vào những biện pháp trọng tâm nào?

Ông Nguyễn Tuyển: Thứ nhất, chúng tôi sẽ tập trung vào việc khảo sát, đánh giá nhu cầu thực tế của người dân để từ đó đề ra các tuyến vừa đáp ứng nhu cầu của người dân, vừa đem lại hiệu quả kinh tế.

PV: Xin cảm ơn ông.

Tags:
Ý kiến của bạn
Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Năm 2024 được xem là năm bùng nổ của hệ thống đường cao tốc ở Việt Nam, với hàng nghìn km đường cao tốc được đưa vào sử dụng. Bên cạnh hiệu quả và lợi ích của việc phát triển hệ thống đường cao tốc, thì rất nhiều thách thức mới cũng xuất hiện trong việc đảm bảo an toàn giao thông.

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Sau 20 năm xây dựng, với hơn 2.000 km đường cao tốc được đưa vào khai thác, hệ thống giao thông nước ta đã tạo được bước đột phá chiến lược, vươn tới và khai phá những không gian phát triển mới, tạo động lực thúc đẩy, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Bằng việc phân tích các thách thức hiện tại trong việc nâng cao kỹ năng, kiến thức của người tham gia giao thông trên cao tốc, VOV Giao thông cùng các đơn vị quản lý các tuyến cao tốc, qua đó giảm thiểu tai nạn giao thông, ứng phó hiệu quả với các tình huống xấu.

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Sau mỗi đợt mưa bão, nhiều xây xanh bị gẫy, đổ nhưng việc cắt gọt, thu dọn hiện trường còn chậm trễ, không kịp thời, ảnh hưởng đến đời sống và đi lại của nhân dân. Hiện nay, sự phân cấp, phân quyền đối với việc thu dọn, cắt tỉa cây xanh sau bão đang được quy định ra sao?Giải pháp nào để khắc phục?

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM hiện có khoảng 120 tuyến xe buýt công cộng trong đó có 90 tuyến được trợ giá. Hoạt động của hệ thống xe buýt công cộng nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân bởi nhiều vướng mắc chưa được giải quyết trong đó có tình trạng ùn tắc do triều cường, mưa ngập.

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Thông tin về việc hãng dược AstraZeneca của Anh và Thụy Điển lần đầu tiên thừa nhận vắc xin COVID-19 của họ có thể gây tác dụng phụ như " hiện tượng rối loạn máu đông" khiến nhiều người đã từng tiêm vắc xin này khá lo lắng.

Kiên Giang: Nhiều cơ sở chế biến bột cá gây ô nhiễm nghiêm trọng

Kiên Giang: Nhiều cơ sở chế biến bột cá gây ô nhiễm nghiêm trọng

Hàng chục năm qua người dân sống tại ấp An Bình, xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang đoạn dưới dạ cầu Cái Bé phải sống chung với mùi hôi và khói bụi từ các cơ cở chế biến bột cá.

// //