Phó Thủ tướng: Tuyệt đối không để xảy ra sự cố thu phí không dừng gây ùn tắc
Lê Tùng - 05/06/2022 | 8:57 (GTM + 7)
Mới đây, Văn phòng Chính phủ có văn bản thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tại buổi họp triển khai thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng (ETC).
Thông báo kết luận nêu rõ, việc triển khai thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức ETC để thay thế cho phương thức thu phí thủ công là yêu cầu bắt buộc; được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết liệt chỉ đạo, nhằm tạo sự văn minh, thuận tiện cho người tha gia giao thông, minh bạch trong hoạt động thu phí, tiết kiệm chi phí xã hội và giảm thiểu ô nhiễm môi trường…
Theo Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, thời gian qua, Bộ GTVT và các bộ, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan đã khẩn trương thực hiện, đạt kết quả bước đầu.
Nhằm sớm triển khai đồng bộ hệ thống thu phí theo hình thức điện tử không dừng, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT tiếp tục chủ trì, cùng với các cơ quan có liên quan triển khai thí điểm chỉ thu phí theo hình thức điện tử không dừng tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng kể từ ngày 1/6/2022.
Đồng thời, có phương án bảo đảm giao thông thông suốt, tuyệt đối không để xảy ra sự cố hệ thống thu phí điện tử không dừng làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông trên tuyến (trường hợp ùn tắc giao thông thì xem xét xả trạm).
Đối với các dự án đường cao tốc do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) quản lý, Bộ GTVT, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Tổng Công ty VEC và các đơn vị có liên quan khẩn trương triển khai thu phí theo hình thức điện tử không dừng theo đúng chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ.
Theo thống kê của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, tính đến hết tháng 4/2022, cả nước có hơn 2,7 triệu phương tiện đã dán thẻ thu phí tự động không dừng (chiếm 60% số lượng phương tiện); số lượng thẻ nạp tiền vào tài khoản để sử dụng dịch vụ đạt khoảng 60%.
Hiện, vẫn còn 106 làn thu phí thuộc 24 trạm BOT cần lắp đặt ETC, chưa kể 140 làn do VEC quản lý, để bảo đảm mỗi chiều xe chạy chỉ duy trì 1 làn thu phí hỗn hợp.
Trong đó, có 48 làn thuộc 13 trạm do Bộ GTVT quản lý hiện đang triển khai lắp đặt các làn ETC. Còn lại 58 làn thuộc 11 trạm do các địa phương: Quảng Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Lâm Đồng quản lý, sẽ do UBND các tỉnh, thành chịu trách nhiệm triển khai.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành khẳng định, kiên quyết không lùi bất cứ mốc tiến độ nào, nhất định hoàn thành trên toàn quốc trước ngày 31/7/2022. Sau thời hạn này, nếu trạm thu phí nào chưa hoàn thành sẽ phải xả trạm, không được tiếp tục thu phí, chủ đầu tư chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Sau khi phải xếp hàng để làm căn cước công dân gắn chíp, người dân tiếp tục phải mang các loại giấy tờ cá nhân để được cấp mã định danh điện tử, rồi đem căn cước đi thông báo cho các nơi giao dịch để cập nhật dữ liệu mới.
Xếp hàng rồng rắn từ tờ mờ sáng, đi lại nhiều lần nhiều nơi mà vẫn chưa thể làm được căn cước công dân, hay đợi chờ hàng tháng thậm chí cả năm mà chưa được nhận căn cước, đó là tình cảnh của nhiều người dân tại TP.HCM thời gian qua.
Ngành Y tế Việt Nam đối mặt với tình trạng “thiếu” thuốc, vật tư tiêu hao, sinh phẩm khám chữa bệnh trầm trọng. Người bệnh như đang ngồi trên đống “lửa” khi liên tục bỏ tiền túi mua thuốc thay vì như trước đây được bảo hiểm thanh toán.
Thời tiết nắng nóng, các cơ sở kinh doanh xăng dầu, khí hóa lỏng là địa điểm tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao. Các vụ cháy, nổ tại cửa hàng xăng dầu thường để lại thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.