Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Phân luồng để sửa chữa cầu Thăng Long: Cẩn thận thừa còn hơn lạc quan tếu

Phóng viên - 23/07/2020 | 14:58 (GTM + 7)

Cơ quan chức năng vừa công bố phương án phân luồng giao thông phục vụ việc sửa chữa cầu Thăng Long. Vậy, việc đo đếm lưu lượng phương tiện các tuyến làm cơ sở cho việc phân luồng giao thông một cách hợp lý, đảm bảo giao thông thông suốt đã được thực hiện

Những nguy cơ nào có thể xảy ra nếu chỉ dựa trên sự phân luồng cơ học? (Ảnh: Vnexpress)

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Theo phương án phân luồng giao thông phục vụ sửa chữa cầu Thăng Long do Tổng cục Đường bộ đưa ra mới đây, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Quốc lộ 5, cầu Thanh Trì, Quốc lộ 2, quốc lộ 32, Quốc lộ 18, cầu Vĩnh Thịnh… là các tuyến đường gia tăng đáng kể mật độ phương tiện để phục vụ việc đóng cầu Thăng Long. 

Ông Đặng Văn Chung, Phó Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông, Tổng cục Đường bộ VN cho biết, kết quả đo đếm cho thấy, mỗi ngày có hơn 60 nghìn lượt phương tiện qua cầu Thăng Long. Để thực hiện đóng cầu phục vụ việc sửa chữa cầu Thăng Long, các phương tiện sẽ được phân luồng từ xa, đi qua Quốc lộ 5, cao tốc Hà Nội- Hải Phòng, cầu Thanh Trì hoặc Quốc lộ 32, Quốc lộ 2, cầu Vĩnh Thịnh… 

"Các hệ thống thông tin báo chí, rồi các thông báo của Tổng cục tới các Sở GTVT thì các phương tiện vận tải sẽ biết được việc phân luồng từ xa nên các phương tiện từ xa đã tránh rồi nên không gây ùn ứ".

Đại diện Tổng cục Đường bộ VN và Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội đều cho rằng, lo ngại nhất không phải là các tuyến tránh, san sẻ khi cấm tuyệt đối cầu Thăng Long, mà là giao thông nội bộ của khu vực Hà Nội, các phương tiện xe khách tại bến xe Mỹ Đình, Yên Nghĩa và các tuyến xe buýt. Ông Ngô Mạnh Tuấn, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội, UBND Thành phố đã có kế hoạc cụ thể cho các lực lượng triển khai thực hiện:

"Thành phố đã giao nhiệm vụ cho các đơn vị, như Sở GTVT, Công an, các lực lượng trực thuộc UBND các quận huyện để phối hợp cùng Tổng cục Đường bộ tổ chức phân luồng, để các phương tiện, các chủ quản lý phương tiện nắm bắt được, qua đó hướng dẫn lái xe nghiên cứu các tuyến đường đi nào phù hợp nhất".

Tuy vậy, một số ý kiến cho rằng, nguy cơ gia tăng ùn tắc tại các tuyến phải san sẻ khi cấm lưu thông qua cầu Thăng Long mới thực sự đáng lo ngại. Từ thực tế các đợt sửa chữa cầu Thăng Long vào năm 2009 cho thấy, các tuyến Quốc lộ 5, Quốc lộ 18, Quốc lộ 2, Quốc lộ 32, Cầu Vĩnh Thịnh, cầu Thanh Trì rất dễ bị ùn tắc nghiêm trọng. Anh Nguyễn Đức Tài, một tài xế thường xuyên lưu thông trên Quốc lộ 18 cho biết:

"Tôi chuyên trị đi Quốc lộ 18, lưu thông hàng ngày tôi đã cảm thấy ùn tắc rồi, Bây giờ cầu sắp sửa chữa thì tôi cảm thấy đường này các ùn tắc hơn nữa".

Ông Lê Văn Đạt, Giám đốc Trung tâm An toàn giao thông, Viện Chiến lược và Phát triển GTVT cũng cho rằng, để giảm thiểu tình trạng phương tiện dồn quá nhiều vào một tuyến nhất định, cơ quan chức năng phải khảo sát đầy đủ số liệu phương tiện, hành trình chạy xe, điểm đầu, điểm cuối thì việc phân luồng mới hiệu quả:

"Phải có điều tra, phải hỏi lái xe đi từ đâu đến đâu thì mới ra được những phương tiện ấy đi từ đâu đến đâu. Không có thì phải có những phương pháp khác, căn cứ vào lưu lượng để tiến hành phân bổ. Chắc chắn là nó sẽ ảnh hưởng đến những vấn đề là có thể sẽ tồn tại những cái gây ùn tắc".

Ông Lê Văn Đạt cũng cho rằng, khi không có số liệu lưu lượng phương tiện của các tuyến san sẻ, không có dữ liệu hành trình lái xe, khả năng ùn tắc tại các tuyến tránh phục vụ sửa chữa cầu Thăng Long sẽ xảy ra. 

Về phía người tham gia giao thông, nhiều ý kiến cũng bày tỏ lo ngại khi mật độ phương tiện tại các tuyến san sẻ khi đóng cầu Thăng Long vốn đã ùn tắc sẽ càng thêm nghiêm trọng:

"Hàng ngày lượng xe tải đổ về rất là đông thậm chí là xe container. Nếu không có sự phân bổ hợp lý các luồng thì tình trạng tắc đường diễn ra thường xuyên sẽ rất khó giải quyết vấn đề này".

"Đi cái đoạn đường này thấy đường ách tắc nhiều quá. Xe qua lại đông, ách tắc nhiều nên mất thời gian nhiều".

"Cầu Thanh Trì hầu như ngày nào cũng xảy ra ùn tắc nên cần có phương pháp tính đếm phương tiện và chia luồng để giảm thiểu tình trạng ùn tắc trên cầu Thanh Trì".

Không chỉ là ùn tắc, khi áp lực giao thông tăng lên, nguy cơ rủi ro mất an toàn cũng đi liền theo đó (Ảnh: Tiền Phong)

Việc phân luồng giao thông từ xa là điều cần thiết để phục vụ sửa chữa cầu Thăng Long. Song, dưới góc nhìn của VOVGT, việc thiếu các số liệu về lưu lượng trên các tuyến san sẻ, thiếu các dữ liệu cần có về hành trình phương tiện khiến dư luận lo ngại đó chỉ là phân luồng cơ học.

Điều này dễ dẫn đến tình trạng các tuyến tránh phải oằn mình gánh chịu thêm lượng phương tiện lớn hơn nhiều khả năng đáp ứng vốn dĩ của nó, khiến ùn tắc nghiêm trọng rất dễ xảy ra.

Mời quý vị cùng đến với góc nhìn của VOVGT về vấn đề này qua bài bình luận: "Cẩn thận thừa còn hơn lạc quan tếu"

Dù không còn là độc đạo kết nối sân bay quốc tế với nội thành, kết nối cánh cung vận tải phía Bắc như cách đây 11 năm, nhưng Cầu Thăng Long vẫn là vị trí rất quan trọng đối với giao thông đi lại của người dân cũng như vận tải hàng hóa, hành khách.

Bởi vậy, sự xáo trộn của tình hình giao thông trong thời gian đóng cầu sẽ không hề nhỏ.

Đối với nội thành, khu vực giao thông Mai Dịch - Phạm Văn Đồng - Hoàng Quốc Việt - Võ Chí Công và lân cận sẽ chịu tải lớn nhất khi tới đây, phải gánh toàn bộ 16 tuyến buýt cùng một lưu lượng đông đảo xe khách đi các tỉnh phía Bắc từ bến Mỹ Đình và ngược lại.

Chưa kể, lượng ô tô cá nhân lâu nay đang đi cầu Thăng Long sẽ dồn hết lên tuyến này. Trong khi, đường Hoàng Quốc Việt vốn “tím lịm” trên bản đồ ùn tắc giờ cao điểm, với các nút thắt như Trần Cung, Nguyễn Văn Huyên, Bưởi. Đặc biệt là nút Nguyễn Văn Huyên, công trình cầu vượt dự kiến tháng 9 mới hoàn thành

Tuyến Cầu Nhật Tân – Võ Chí Công – Vành đai 2 thường xuyên bị “thắt” ở nút Cầu Giấy và các giao lộ trên đường Láng. Khi lưu lượng tăng, tình hình chắc chắn căng thẳng hơn.

Đối với các tuyến vành đai và quốc lộ, chỉ hình dung về sự dịch chuyển của các luồng xe theo phương án phân luồng cũng đã đủ… toát mồ hôi!

Xe vận tải phía Nam, phía Tây đi Bắc Thăng Long sẽ phải qua vành đai 3 trên cao, cầu Thanh Trì, QL5, QL3 hoặc QL1B, QL18, những cung đường vốn rất mong manh về giao thông. Với sự đứt đoạn của hạ tầng giữa vành đai 3 trên cao và Đại lộ Thăng Long, khu vực này thường xuyên dồn ứ nghiêm trọng, va chạm liên miên.

Đường trên cao qua Linh Đàm mấy tuần nay không ngày nào không tắc do thi công. Còn Cầu Thanh Trì thì thôi, đừng hỏi, chưa phân luồng đã quá tải gần 8 lần lưu lượng thiết kế. Xa hơn một chút, QL 18 vẫn tiến hành sửa chữa cục bộ, vẫn ùn đều qua những đoạn thi công.

Ngoài ra, còn một loại ùn tắc cộng hưởng dây chuyền, đó là áp lực từ vành đai dồn vào thành phố. Bởi khi các nút giao phía Vành đai 3 bị “nghẹt”, các nút nội thành lân cận đương nhiên sẽ “khó thở” theo.

Thêm nữa, phương án phân luồng vào thời điểm này sẽ chưa bộc lộ hết bất cập của nó. Bởi đang là kỳ nghỉ hè của học sinh sinh viên, chưa vào mùa cao điểm vận tải cuối năm, chưa đến mùa du lịch đông ở miền núi Miền Bắc.

Và cũng không chỉ là ùn tắc, khi áp lực giao thông tăng lên, nguy cơ rủi ro mất an toàn cũng đi liền theo đó.

Dù so với thời điểm sửa chữa cách đây hơn 10 năm, Hà Nội đã có thêm nhiều cầu vượt sông Hồng. Nhưng sau 10 năm, áp lực vận tải đã khác rất nhiều. Mức tăng trưởng ô tô cá nhân cũng liên tục vượt xa dự báo. Bởi vậy, nếu thiếu một kết quả đo đếm lưu lượng trên các tuyến làm dữ liệu đầu vào cho phương án phân luồng, giao thông Hà Nội và lân cận lại phập phồng trước thời điểm đóng cầu sửa chữa.

Những ám ảnh về các vụ ùn tắc thâu đêm lặp đi lặp lại hàng tháng trời hồi sửa cầu năm 2009 đang tái hiện. Các doanh nghiệp vận tải vốn đang yếu ớt gượng dậy sau dịch bệnh, sẽ phải chuẩn bị cho hao phí về thời gian, nhiên liệu và các chi phí cơ hội bị đội lên.

Không một phương án phân luồng nào không gây tác động. Tuy nhiên, với các vị trí “yết hầu” giao thông như Cầu Thăng Long, để giảm thiểu tác động tiêu cực trong thời gian sửa chữa, rất cần có sự theo dõi sát sao để điều chỉnh kịp thời theo tình hình thực tế.

Rất cần sự chủ động về phương án chống ùn tắc trong thời gian đóng cầu. Và đặc biệt, không thể thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng chức năng của các địa phương liên quan trong phương án phân luồng, nhằm chủ động đề phòng và khơi thông nhanh nhất những điểm nghẽn trên các tuyến tránh này.

Đừng sợ cẩn thận thừa, nếu không muốn phải trả giá cho sự lạc quan tếu, khi chưa đánh giá hết tình hình./.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Ngày 24/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Góp ý Xây dựng Khung pháp lý Quản lý Tài sản ảo (VA, VASP).

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Điều quan trọng là các địa phương cần tính toán việc giữ chân khách để không chỉ đến một lần mà phải quay lại nhiều lần nữa. Chính vì vậy việc liên kết các địa phương, các sản phẩm du lịch, với văn hóa bản địa được xem là vấn đề sống còn đối với du lịch vùng.

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, năm 2023, 7,8% số vụ TNGT xảy ra với trẻ em. Quý 1/2024, TNGT với trẻ em cũng diễn biến phức tạp và chưa có chiều hướng giảm. Đáng chú ý, không ít vụ TNGT xảy ra khi các em điều khiển phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi.

// //