Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Những bất cập trong triển khai các dự án PPP giao thông

Phóng viên - 05/11/2020 | 12:41 (GTM + 7)

Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI) vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về những bất cập trong thực tiễn triển khai các dự án PPP (hợp tác công tư).

Theo VARSI, dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, vốn Nhà nước tham gia khoảng 17.000/47.000 tỷ đồng (tương đương 39%). Đến cuối năm 2019, dự án mới được Bộ KH&ĐT phân bổ khoản hỗ trợ đầu tiên ngân sách Nhà nước trị giá 1.351 tỷ đồng hỗ trợ thanh toán chi phí GPMB. Ảnh: Báo Giao thông

Ông Trần Chủng, Chủ tịch VARSI cho biết, trong 9 và tháng 10 vừa qua, VARSI đã phối hợp các bộ, ngành tổ chức 2 hội thảo liên quan đến nội dung đóng góp vào dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương  thức đối tác công tư (Luật PPP), đồng thời chia sẻ những khó khăn bất cập trong thực tiễn đầu tư, vận hành các dự án PPP.

Chủ tịch VARSI cho hay, trong quá trình tham gia các dự án đầu tư theo hình thức PPP thời gian vừa qua, nhiều doanh nghiệp kiến nghị về sự bất bình đẳng giữa cơ quan quản lý Nhà nước và nhà đầu tư. Cụ thể, theo quy định pháp luật trong đầu tư PPP đặt quan hệ giữa Nhà nước và nhà đầu tư bình đẳng, hài hoà lợi ích các bên, tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều bất cập trong việc thực hiện các cam kết của cơ quan Nhà nước và nhà đầu tư trong hợp đồng dự án.

“Trong khi cơ quan nhà nước yêu cầu nhà đầu tư phải thực hiện nhiều cam kết, nếu không thực hiện đúng sẽ bị xử lý vi phạm nhưng ở chiều ngược lại, cơ quan nhà nước trong các trường hợp không thực hiện đúng cam kết, làm ảnh hưởng đến dự án, gây thiệt hại cho nhà đầu tư, ngân hàng thì không có chế tài xử lý”, ông Trần Chủng cho biết.

Ông Chúng lấy ví dụ như nội dung cam kết của Nhà nước về bố trí vốn ngân sách tại dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, vốn Nhà nước tham gia khoảng 17.000/47.000 tỷ đồng (tương đương 39%). Tuy vậy, đến cuối năm 2019, dự án mới được Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân bổ khoản hỗ trợ đầu tiên ngân sách Nhà nước trị giá 1.351 tỷ đồng hỗ trợ thanh toán chi phí giải phóng mặt bằng.

Tiếp đến, dự án hầm Đèo Cả, phần vốn ngân sách Nhà nước tham gia là 5.048 tỷ đồng, tuy nhiên đến nay mới giải ngân 3.868 tỷ đồng, còn 1.180 tỷ đồng chưa được bố trí giải ngân như cam kết làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sử dụng vốn, phát sinh lãi vay tín dụng trong quá trình thực hiện dự án, ảnh hưởng đến phương án tài chính tổng thể của dự án. Mặc dù nhà đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải, ngân hàng cho vay tín dụng đã có nhiều văn bản kiến nghị Chính phủ, bộ, ngành nhưng đến nay sau nhiều năm vẫn chưa được giải quyết.

Bên cạnh các khoản hỗ trợ chưa được kích hoạt, thì mức phí sử dụng đường bộ tại các dự án BOT không được tăng phí theo lộ trình cam kết làm ảnh hưởng lớn đến phương án tài chính của dự án.

“Đặc điểm chung của các dự án này là đã và đang đưa vào khai thác, phát huy hiệu quả đầu tư, thúc đẩy giao thương, phát triển kinh tế- xã hội cho các địa phương, giảm thiểu nguy cơ ùn tắc, tai nạn giao thông,... nên trách nhiệm và nghĩa vụ của nhà đầu tư quy định trong hợp đồng đã hoàn thành”, ông Chủng thông tin. Đồng thời cho biết, việc chưa được tăng phí theo lộ trình, chưa bố trí đủ vốn hỗ trợ của Nhà nước thuộc trách nhiệm của phía cơ quan nhà nước đối với những cam kết trong hợp đồng đã ký.

Bất cập tiếp theo tại các dự án PPP giao thông được VARSI báo cáo Thủ tướng Chính phủ là cơ chế chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước và nhà đầu tư. Theo ông Chủng, Luật PPP quy định khi doanh thu có sự thay đổi (tăng hoặc giảm) được cơ quan Nhà nước xác định và nguyên nhân không xuất phát từ phía nhà đầu tư như: thay đổi quy hoạch, chính sách, pháp luật có liên quan... thì Nhà nước và nhà đầu tư cùng chia sẻ rủi ro này.

Đây là chính sách đổi mới, thể hiện sự công bằng trong quan hệ giữa Nhà nước và nhà đầu tư tại các dự án PPP, phù hợp xu thế hội nhập quốc tế nhằm đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc phát triển của thị trường vốn, đặc biệt thu hút các nhà đầu tư quốc tế quan tâm đầu tư.

Tuy nhiên, Luật PPP chỉ quy định cơ chế chia sẻ rủi ro đối với các dự án mới (quy định ở bước phê duyệt chủ trương đầu tư) mà chưa làm rõ phạm vi cơ chế, cũng như hướng dẫn áp dụng đối với các dự án đã và đang triển khai nhằm chia sẻ và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho các dự án, kể cả các dự án cao tốc Bắc - Nam sẽ triển khai khi Luật PPP bắt đầu có hiệu lực vào năm 2021.

Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, VARSI cũng cho biết, thách thức lớn nhất hiện nay đối với các nhà đầu tư là huy động vốn tín dụng cho các dự án này. Nguyên nhân do các tổ chức tín dụng hiện nay chủ yếu là huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn dẫn đến khó khăn trong cân đối nguồn vốn.

Bên cạnh đó, các dự án PPP hạ tầng giao thông có mức đầu tư lớn, thời gian vay vốn kéo dài nên tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các ngân hàng. Thực tế, trong hơn hai năm qua đã phát sinh những vướng mắc về thu phí, dẫn đến doanh thu thực tế thấp hơn dự kiến tại các dự án BOT làm cho các ngân hàng lo lắng.

“Đặc biệt, hệ số an toàn vốn của các ngân hàng đã chạm ngưỡng, tổng dư nợ và cam kết tín dụng đối với các dự án BOT chạm tới giới hạn cấp tín dụng đối với lĩnh vực này”, ông Chủng cho biết.

Tags:
Ý kiến của bạn
TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

U80 nhảy hiphop

U80 nhảy hiphop

Hồ Gươm với không gian xanh mát, thoáng đãng giữa trung tâm thủ đô là địa điểm lý tưởng của các đội nhóm khắp nơi tìm về rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Gần 100.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản chuẩn bị đáo hạn

Gần 100.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản chuẩn bị đáo hạn

Áp lực đáo hạn trái phiếu năm nay của nhóm bất động sản vẫn tương đối lớn, trong đó, nhiều doanh nghiệp sẽ phải thanh toán hàng nghìn tỷ đồng đến hạn cho nhà đầu tư.

// //