Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Người dân trả lại vỉa hè: Văn hóa đến từ sự tự nguyện

Phóng viên - 23/03/2017 | 12:24 (GTM + 7)

VOVGT - Diện mạo mới của thành phố có được không chỉ bởi những nỗ lực từ cơ quan chuyên ngành, mà còn xuất phát từ ý thức, sự tự nguyện của người dân.

Nghe nội dung chương trình tại đây:

Giữa tháng 2/2017, UBND Q.1 cùng UBND các phường, trật tự đô thị, công an... liên tục tổ chức kiểm tra, xử lý hàng trăm trường hợp người điều khiển phương tiện lên vỉa hè tại các tuyến đường như Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lý Tự Trọng... Đồng thời vận động, tuyên truyền, những hộ kinh doanh, nhà dân, buộc tháo dở, đập bỏ những hạng mục, tiểu cảnh xâm hại đến vỉa hè.

Kế hoạch lập lại trật tự đô thị là kỳ vọng của lãnh đạo quận 1, muốn biến khu trung tâm Sài Gòn "thành Singapore thu nhỏ", quyết tâm “không làm theo phong trào, đánh trống bỏ dùi, để nổi tiếng” thu hút sự quan tâm của dư luận thành phố.

Phó chủ tịch quận 1 - ông Đoàn Ngọc Hải (áo trắng) chỉ đạo tháo dở, đập bỏ bậc tam cấp bằng bê tông xây dựng lấn chiếm vỉa hè. Ảnh: Sài Gòn Plus

Tại cuộc họp với các sở, ngành bàn về tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội ngày 27/2, Chủ tịch UBND Tp.HCM Nguyễn Thành Phong đã yêu cầu 24 quận, huyện phải cùng ra quân, xử lý triệt để việc lấn chiếm lề đường. Và tiếp nối quận 1, lãnh đạo các quận không ngồi bàn giấy chỉ đạo mà trực tiếp xuống đường cùng người dân vận động từng nhà thu hút sự quan tâm của dư luận như quận Phú Nhuận, quận Bình Thạnh, quận Thủ Đức, quận 3, quận 10....

Đây không chỉ là chiến dịch của Thành phố Hồ Chí Minh, mà cả thủ đô Hà Nội cùng nhiều thành phố khác trên cả nước cũng khởi phát việc giành lại vỉa hè cho người đi bộ.

Như một cơn lốc, việc ra quân kiểm tra thường xuyên, kiên quyết xử phạt đã làm dấy lên những tranh luận trái chiều, tuy nhiên, giữa tâm bão, các cơ quan chuyên ngành vẫn khẳng định quyết tâm giành lại vỉa hè cho người đi bộ. Và cũng trong lúc này, không chờ đợi bị xử phạt hay cưỡng chế, nhiều hộ dân đã chủ động tự tháo dở bảng hiệu, bậc tam cấp, lối đi, dốc bê tông,... lấn chiếm vỉa hè, sửa sang, nâng cấp nền nhà... giúp cho công tác lập lại trật tự đô thị diễn ra thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả rõ rệt.

Chú Chí Lương, một hộ kinh doanh người Hoa lâu năm tại quận 10 cho biết:

Nhiều người đã tự giác “trả” lại vỉa hè cho người đi bộ trên đường phố Sài Gòn. Ảnh: Thanh niên

Bên cạnh số ít những trường hợp cản trở người thi hành công vụ, đa phần người dân khi được nhắc nhở đều tuân thủ, chủ động trả lại vỉa hè một cách tự nguyện để an tâm buôn bán, không còn nơm nớp lo sợ bị cưỡng chế, xử phạt mà lại giúp cho thành phố sạch đẹp, văn minh hơn.

Chia sẻ cảm xúc của bản thân cũng như cộng đồng người khuyết tật khi đường phố, vỉa hè đã thông thoáng, chị Lưu Thị Ánh Loan, Giám đốc trung tâm khuyết tật và phát triển DRD nói:

Chị cũng gửi gắm sự tin tưởng với sự phát triển văn minh của thành phố, người khuyết tật sẽ có nhiều cơ hội hơn:

Là một người đóng góp, gắn bó và luôn trăn trở trong sự phát triển đô thị, Phó chủ tịch hiệp hội kiến trúc sư Việt Nam, Chủ tịch hiệp hội kiến trúc sư Tp.HCM – kiến trúc sư Khương Văn Mười cũng chia sẻ suy nghĩ của mình:

Những năm qua, có rất nhiều chiến dịch tuần tra, xử lý vi phạm về trật tự đô thị, nhưng, kết quả thu về chưa khả quan. Nguyên nhân xuất phát từ khá nhiều yếu tố chủ quan, lẫn khách quan. Điều này khiến cho công tác ra quân gặp nhiều khó khăn hơn nữa. Tuy nhiên, thành quả đạt được trong thời gian qua cho thấy sự chuyển mình mạnh mẽ cùng hướng đi đúng đắn trong sự phát triển của thành phố.

Song song với việc cưỡng chế, chúng ta cần nhiều biện pháp vận động, tuyên truyền mềm mỏng, linh hoạt nhất có thể, thay vì cứ cưỡng chế xử phạt. Tiêu biểu là thông qua những mô hình đã và đang phát huy hiệu quả cụ thể như “Phụ nữ không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để buôn bán”, “Gia đình phụ nữ không có người thân vi phạm pháp luật về ATGT”, “Gia đình tích cực đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi đi xe gắn máy vì sự an toàn của trẻ”… Có như vậy mới nhận được sự đồng thuận cao độ từ người dân, tránh được điệp khúc: “xử phạt – vi phạm – đóng phạt” lặp đi lặp lại khiến tất cả mọi người đều ngán ngẩm.

Bên cạnh đó, khi giải quyết các vấn đề về vỉa hè, thành phố cần có lộ trình cụ thể, biện pháp thích hợp để tránh xáo trộn cuộc sống người dân. Việc tổ chức chấn chỉnh chợ tự phát, di dời chợ tạm, thí điểm khu buôn bán hàng rong như tại quận 1... cần lắng nghe ý kiến, nguyện vọng người dân để điều chỉnh kịp thời, phù hợp. 

Xử lý vi phạm trật tự đô thị nhiều năm qua là vấn đề khiến chúng ta băn khoăn và trăn trở nay đã có những chuyển biến khả qua hơn. Vẫn còn quá sớm để có thể đánh giá hay kết luận bất cứ điều gì, nhưng chúng ta có thể đặt kỳ vọng và mong chờ những thay đổi rõ rệt hơn không chỉ ở giao thông đô thị mà còn ở ý thức của người dân. Việc chủ động trao trả vỉa hè từ người dân cho thấy nhận thức đúng đắn của họ và cơ quan chức năng cũng cần hỗ trợ kịp thời để người dân ổn định cuộc sống, song song đó là việc đưa ra nhiều đề án khả thi, xây dựng thành phố đáng sống - văn minh và nghĩa tình. Một thành phố đáng sống là một thành phố văn hóa. Và văn hóa, đến từ sự tự nguyện.

Tags:
Ý kiến của bạn
Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Năm 2024 được xem là năm bùng nổ của hệ thống đường cao tốc ở Việt Nam, với hàng nghìn km đường cao tốc được đưa vào sử dụng. Bên cạnh hiệu quả và lợi ích của việc phát triển hệ thống đường cao tốc, thì rất nhiều thách thức mới cũng xuất hiện trong việc đảm bảo an toàn giao thông.

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Sau 20 năm xây dựng, với hơn 2.000 km đường cao tốc được đưa vào khai thác, hệ thống giao thông nước ta đã tạo được bước đột phá chiến lược, vươn tới và khai phá những không gian phát triển mới, tạo động lực thúc đẩy, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Bằng việc phân tích các thách thức hiện tại trong việc nâng cao kỹ năng, kiến thức của người tham gia giao thông trên cao tốc, VOV Giao thông cùng các đơn vị quản lý các tuyến cao tốc, qua đó giảm thiểu tai nạn giao thông, ứng phó hiệu quả với các tình huống xấu.

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Sau mỗi đợt mưa bão, nhiều xây xanh bị gẫy, đổ nhưng việc cắt gọt, thu dọn hiện trường còn chậm trễ, không kịp thời, ảnh hưởng đến đời sống và đi lại của nhân dân. Hiện nay, sự phân cấp, phân quyền đối với việc thu dọn, cắt tỉa cây xanh sau bão đang được quy định ra sao?Giải pháp nào để khắc phục?

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM hiện có khoảng 120 tuyến xe buýt công cộng trong đó có 90 tuyến được trợ giá. Hoạt động của hệ thống xe buýt công cộng nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân bởi nhiều vướng mắc chưa được giải quyết trong đó có tình trạng ùn tắc do triều cường, mưa ngập.

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Thông tin về việc hãng dược AstraZeneca của Anh và Thụy Điển lần đầu tiên thừa nhận vắc xin COVID-19 của họ có thể gây tác dụng phụ như " hiện tượng rối loạn máu đông" khiến nhiều người đã từng tiêm vắc xin này khá lo lắng.

Kiên Giang: Nhiều cơ sở chế biến bột cá gây ô nhiễm nghiêm trọng

Kiên Giang: Nhiều cơ sở chế biến bột cá gây ô nhiễm nghiêm trọng

Hàng chục năm qua người dân sống tại ấp An Bình, xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang đoạn dưới dạ cầu Cái Bé phải sống chung với mùi hôi và khói bụi từ các cơ cở chế biến bột cá.

// //