Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thế Giới

Vì sao Seoul loại bỏ chỗ đậu xe dành cho phụ nữ?

Hoàng Anh: Thứ tư 08/03/2023, 10:06 (GMT+7)

Thủ đô Seoul (Hàn Quốc) đang loại bỏ chỗ đậu xe dành riêng cho phụ nữ, 14 năm sau khi chúng được giới thiệu là biện pháp bảo vệ các chị em. Các quan chức thành phố nói rằng những không gian như vậy không cần thiết nữa và sẽ được chuyển đổi thành điểm đỗ xe gia đình, bất kể giới tính của họ.

Các điểm đỗ xe dành riêng cho phụ nữ đã được ra đời vào năm 2009 tại thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Ảnh: BBC

Các điểm đỗ xe dành riêng cho phụ nữ đã được ra đời vào năm 2009 tại thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Ảnh: BBC

Các điểm đỗ xe dành riêng cho phụ nữ đã được ra đời vào năm 2009 tại thủ đô Seoul (Hàn Quốc) sau làn sóng tội phạm bạo lực ở các bãi đậu xe tầng hầm nhắm vào phụ nữ.

Trong 14 năm qua, các bãi đậu xe này nổi tiếng với những đường viền màu hồng có hình vẽ những người mặc váy ngắn và dòng chữ với nội dung “Bãi đỗ xe ưu tiên của phụ nữ” bằng cả tiếng Hàn và tiếng Anh.

Để tăng cường sự an toàn cho phụ nữ, những chỗ đậu xe màu hồng này thường nằm cạnh những chỗ dành cho người khuyết tật và gần lối vào tòa nhà hơn để phụ nữ không phải đi bộ qua tầng hầm trong bóng tối.

Chung Eun-jung, 55 tuổi, cho biết bà sử dụng chỗ đỗ xe dành cho nữ giới bởi nỗi lo sợ bị tội phạm tấn công tại các bãi đỗ xe: "Tôi cảm thấy an toàn hơn khi sử dụng chúng, vì không có quá nhiều người nguy hiểm ở gần. Khi lên xe, tôi luôn khóa cửa ngay lập tức”.

Không chỉ tại Hàn Quốc, nhiều chỗ đỗ xe với không gian rộng thoáng hơn, thiết kế đặc biệt hơn dành riêng cho phụ nữ lái ô tô cũng đã ra đời tại nhiều quốc gia như Trung Quốc, Malasia, Đức…, nhận được phản hồi tích cực từ chị em.

“Tôi mới lấy bằng lái xe được 3 tháng. Vì vậy việc đỗ xe không dễ dàng đối với lái mới như tôi. Vì vậy, tôi nghĩ đây là một sáng kiến tuyệt vời”.

“Tôi nghĩ các trung tâm thương mại nên thiết kế những khu đỗ xe riêng như thế này vừa giúp chị em vào mua sắm thuận tiện, vừa an toàn”.

Thế nhưng, các quan chức thành phố Seoul (Hàn Quốc) mới đây cho biết những không gian như vậy không còn cần thiết nữa và sẽ được chuyển đổi thành điểm đỗ xe gia đình bắt đầu từ tháng 3.

Park Young-seo, 27 tuổi, cho biết cô cảm thấy khó hiểu: “Chúng không phải là vấn đề lớn. Nó không giống như một nửa bãi đậu xe dành riêng cho phụ nữ; nó chỉ là một vài chỗ".

Tại Seoul, theo quy định, các bãi đỗ xe có hơn 30 chỗ được yêu cầu phải dành 10% cho phụ nữ - chỉ có gần 2.000 trong số 16.640 chỗ đỗ xe công cộng được dành cho phụ nữ.

Số liệu của chính phủ Hàn Quốc vào năm 2021 cho thấy hơn 2/3 tội phạm bạo lực xảy ra tại các bãi đậu xe của thành phố là tội phạm tình dục: hiếp dâm, tấn công tình dục và quấy rối.Thị trưởng Seoul Oh Se-hoon, người đã giới thiệu không gian dành riêng cho phụ nữ vào năm 2009 giờ đây lại đang quyết tâm lật ngược lại chính sách của mình. Ông lý giải: “Đã đến lúc đặt mối quan tâm đến các gia đình hơn là từng cá nhân phụ nữ riêng lẻ".

Theo đó, các điểm đỗ xe dành cho gia đình mới sẽ được cung cấp cho phụ nữ mang thai hoặc những người đi cùng trẻ em. Những phụ nữ không đáp ứng các tiêu chí này sẽ không được phép sử dụng chúng.

Ảnh: EPA/JEON HEON-KYUN

Ảnh: EPA/JEON HEON-KYUN

Các nhà phê bình nhìn nhận động thái này là một ví dụ cho văn hóa chống chủ nghĩa nữ quyền vốn là nét đặc trưng của nền chính trị Hàn Quốc trong vài năm qua.

Nam giới ở Hàn Quốc ngày càng cho rằng các chính sách được thiết kế để tạo lợi thế cho phụ nữ là phân biệt đối xử.Không gian đỗ xe ô tô dành riêng cho phụ nữ, lần đầu tiên được giới thiệu ở Đức vào những năm 1990. Sau đó được áp dụng ở một số quốc gia và gây ra nhiều tranh cãi.

Với việc một số điểm đỗ dài hơn và rộng hơn, nhiều người cho rằng chúng củng cố định kiến rằng phụ nữ gặp khó khăn hơn khi đỗ xe, điều này làm trầm trọng thêm khoảng cách giới.

Tuy nhiên, lý do thực sự khiến điểm đỗ lớn hơn là vì người ta cho rằng phụ nữ, những người đảm nhận phần lớn công việc chăm sóc trẻ em, sẽ đánh giá cao không gian rộng rãi hơn để cho con cái họ ra vào xe.

Một phụ nữ chia sẻ: “Việc có những khu vực đỗ xe riêng cho nữ giới rất thuận tiện cho chúng tôi bởi chúng tôi thường đi chợ cùng với con nhỏ vì vậy một chỗ đỗ xe rộng rãi sẽ giúp lũ trẻ dễ dàng ra vào xe hơn nhiều”.

Oh Kyung-jin từ Hiệp hội Phụ nữ Hàn Quốc thất vọng vì những khoảng trống đỗ xe dành cho phụ nữ đang bị loại bỏ nhưng lại quan tâm nhiều hơn đến một xu hướng rộng lớn hơn.

Bà nói: “Chính phủ đang cố gắng thúc đẩy các chính sách chống nữ quyền, và bây giờ chúng ta có thể thấy những chính sách thụt lùi này đang ảnh hưởng đến chính quyền địa phương”.

Bãi đậu xe dành riêng cho phụ nữ là sự quan tâm dành cho phụ nữ hay phân biệt đối xử vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi, không chỉ ở Hàn Quốc.

Vào năm 2019, một vụ kiện hi hữu giữa thành phố Eichstätt (Đức) và một người lái xe có tên Dominik B. Bayer đã xảy ra khi anh này cho biết cảm thấy bị phân biệt đối xử khi nhìn thấy biển báo chỗ đậu xe dành riêng cho phụ nữ.

Được biết, chỗ đậu xe chỉ dành cho phụ nữ được ra đời sau khi một phụ nữ bị cưỡng hiếp ở gần đó vào năm 2016. Các không gian đỗ xe này có đủ ánh sáng và nằm gần lối vào và lối ra.

Anh Dominik B. Bayer quyết định kiện lên thành phố này với lý do việc dành khu đỗ xe riêng cho phụ nữ không chỉ phân biệt đối xử với nam giới mà còn phân biệt đối xử với nữ giới khi ngầm ngụ ý rằng “phụ nữ rất yếu đuối và đặc biệt cần được bảo vệ”.

Sau đó, Tòa án hành chính Munich cho biết thành phố Eichstätt đã đồng ý dỡ bỏ các biển báo và lắp đặt các biển báo mới nói rõ rằng thành phố "khuyến nghị" rằng nên dành chỗ đậu xe cho phụ nữ, nghĩa là cả nam giới cũng có thể đỗ xe vào bãi đó nếu còn trống chỗ, chứ không phải là biển cố định như trước đây.

Ý kiến của bạn
Cảng cạn Tân Cảng Long Bình chính thức hoạt động

Cảng cạn Tân Cảng Long Bình chính thức hoạt động

Sáng 29/3, tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (TCSG) tổ chức công bố cảng cạn Tân Cảng Long Bình (TCLB).

Thanh Hóa: Người dân mong chờ kết luận thấu tình đạt lý của Thanh tra

Thanh Hóa: Người dân mong chờ kết luận thấu tình đạt lý của Thanh tra

Người dân xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa đã chính thức gửi đơn khiếu nại đến chính quyền các cấp về việc đất nông nghiệp bị biến thành khu đô thị.

Lắp mái che vỉa hè: Không hợp lý về kỹ thuật và kinh tế xã hội

Lắp mái che vỉa hè: Không hợp lý về kỹ thuật và kinh tế xã hội

Mới đây, Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP.HCM có đề xuất lắp mái che dọc vỉa hè đường Lê Lợi, quận 1, TP.HCM để tạo bóng mát che mưa, nắng và hình thành không gian đi bộ. Đề xuất này hiện đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều.

Phóng viên VOV Giao thông giành Giải thưởng “Nữ phóng viên tiên phong vì môi trường”

Phóng viên VOV Giao thông giành Giải thưởng “Nữ phóng viên tiên phong vì môi trường”

Sáng 29/3, tại Hà Nội, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt và Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) tổ chức hội thảo “Tăng cường vai trò của báo chí trong giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa” và Lễ trao giải thưởng báo chí “Nữ phóng viên tiên phong vì môi trường”.

Giải mã “cung đường tử thần” Quốc lộ 6

Giải mã “cung đường tử thần” Quốc lộ 6

Vì sao tuyến đường huyết mạch nối Thủ đô Hà Nội lên khu vực Tây Bắc lại bị một số tài xế rỉ tai nhau, gọi là cung đường “ma ám”? Nguyên nhân thực sự của thực trạng này là gì?

Hà Nội: Giành lại vỉa hè phố cổ, rất khó khả thi

Hà Nội: Giành lại vỉa hè phố cổ, rất khó khả thi

Sau gần 1 tháng triển khai chiến dịch giành lại vỉa hè cho người đi bộ ở Hà Nội, đặc biệt là sau 1 tuần triển khai cao điểm xử lý vi phạm tình hình trông giữ xe, kinh doanh lấn chiếm vỉa hè tại khu vực phố cổ HN đã có chiều hướng giảm. Tuy nhiên hiệu quả có thực sự lâu dài?

“Hạ nhiệt” mâu thuẫn đỗ xe

“Hạ nhiệt” mâu thuẫn đỗ xe

Sự bức bối về hạ tầng giao thông tĩnh đã làm phát sinh những mâu thuẫn mới, rất căng thẳng trong đời sống thị dân. Một trong số đó là “mâu thuẫn đỗ xe”.