Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Văn hóa ứng xử trong giáo dục đi xuống: Thuốc đã có nhưng sử dụng ra sao?

Xuân Tú: Thứ ba 10/10/2023, 06:18 (GMT+7)

Ngày càng nhiều vụ việc mâu thuẫn giữa học sinh và giáo viên, với những lệch lạc trong cách ứng xử từ 2 phía, đã xảy ra thời gian qua. Thực trạng này không mới, nhưng càng không thể nó để tồn tại lâu, và đáng lo ngại khi dư luận có vẻ đã không còn bất ngờ mỗi khi có sự vụ xảy ra.

“Cần 1 liều thuốc cho vấn đề này, và nó có sẵn!”. Đó là quan điểm của Đại biểu quốc hội Nàng Xô Vi – Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum khi trao đổi cùng PV VOV Giao thông. 

PV: Không ít mâu thuẫn, ồn ào giữa học sinh và giáo viên đã xảy ra gần đây, trong đó cách ứng xử giữa 2 phía đều có vấn đề. Ở thế hệ trước, việc này dường như không được phép tồn tại, nhưng hiện nay mọi thứ đang theo hướng xấu dần. Theo bà nguyên nhân do đâu?

ĐBQH Nàng Xô Vi: Có nhiều nguyên nhân gây nên mâu thuẫn giữa giáo viên với học trò, giữa giáo viên với cha mẹ học sinh và ở rộng hơn là giữa nhà trường với xã hội. Quan niệm về giá trị trong xã hội có thể thay đổi so với thế hệ trước.

Nó có nhiều thay đổi trong cách ứng xử và tương tác giữa học sinh và giáo viên. Quyền cá nhân và quyền tự do của mỗi học sinh hay giáo viên đều được đặt lên hàng đầu, dẫn đến mâu thuẫn ngày càng nhiều hơn, và cũng có thể do không có sự gần gũi, khoảng cách hơi xa giữa những thế hệ với nhau. Cũng có thể do áp lực học tập, cạnh tranh xã hội và căng thẳng trong lớp học.

Giáo viên cần phải xem xét lại khoảng cách giữa học sinh với mình, trong phương pháp quản lý, dạy học sinh thì mình đã thực sự hiểu học sinh của mình chưa, và học sinh ngày xưa ở lứa tuổi của các bạn ấy, nó khác với lứa tuổi hiện tại, thì nó cũng dẫn đến những suy nghĩ khác nhau.

Và cũng có thể là yếu tố từ gia đình, một số học sinh đang trải qua các vấn đề về gia đình và xã hội. Rất nhiều bố mẹ không ở cạnh bên, không quan tâm, thiếu tình cảm của gia đình.

Ảnh minh họa: giaoduc.net.vn

Ảnh minh họa: giaoduc.net.vn

PV: Giữa muôn vàn chiếc điện thoại sẵn sàng tung hình ảnh lên internet, giáo viên có lẽ cần được hướng dẫn và biết mình nên làm gì trong các tình huống với học sinh, và ngược lại, học sinh cũng phải biết mình được quyền nói/hành động tới đâu. Theo bà, nên chăng cần có thêm những hướng dẫn mới, chi tiết hơn nữa về quy tắc, chuẩn mực ứng xử trong giáo dục?

ĐBQH Nàng Xô Vi: Thật ra bộ quy tắc ứng xử trong vấn đề trường học thì Bộ Giáo dục đã ban hành nhiều rồi, mỗi trường đều có những nội quy, quy tắc ứng xử riêng.

Năm 2019, Bộ Giáo dục cũng đã ban hành thông tư về quy tắc ứng xử trong trường học, quy định rất rõ về quy tắc ứng xử chung của cán bộ quản lý, giữa giáo viên, đồng nghiệp và nhân viên, học sinh trong trường học và quy tắc ứng xử cho cha mẹ học sinh hoặc khách đến trường, thì mình thấy không cần phải thêm bộ quy tắc ứng xử khác nữa đâu.

Kể cả năm 2021, quy tắc ứng xử trên mạng của Bộ Thông tin Truyền thông cũng hợp lý. Tôi nghĩ là đã có bộ quy tắc như thế mà chính bản thân giáo viên và học sinh không sử dụng hoặc chưa từng đọc hết thì lãnh đạo nhà trường cần phải in ra, hoặc sử dụng nó thường xuyên trong buổi ngoại khóa, sinh hoạt chuyên môn để các em và giáo viên, nhân viên nắm rõ hơn vấn đề nào cần làm, không nên làm, và tiếp tục góp ý thêm cho bộ quy tắc.

Nếu đã biết rồi nhưng vẫn cố tình vi phạm thì phải xử lý một cách triệt để. Ban giám hiệu nhà trường không xử lý được thì sẽ mời chính quyền xử lý.

PV: Gia đình không thể ngoài cuộc. Và càng không thể hô hào một cách khẩu hiệu về trách nhiệm của cha mẹ. Nhưng quả thực họ cũng bối rối, hoặc ở chiều ngược lại - bênh con quá mức. Bà có gợi ý gì với phụ huynh và cả với những người đang làm giáo dục, nhằm kết hợp hiệu quả giữa gia đình và nhà trường?

ĐBQH Nàng Xô Vi: Đúng là gia đình có vai trò rất quan trọng trong giáo dục, hướng dẫn trách nhiệm cho con cái. Để giúp gia đình xử lý tình huống bối rối hoặc bênh vực con thì thứ nhất, phải tạo môi trường giữa gia đình với học sinh đầy đủ tình yêu thương. Một đứa trẻ được yêu thương nhiều thì chắc chắn nó sẽ hạnh phúc. Và chúng ta thấy những đứa trẻ hay cáu gắt là những đứa trẻ thiếu sự quan tâm của gia đình, các em không được tôn trọng, lắng nghe quyền của mình.

Không chỉ gia đình mà thầy cô, nhà trường cần phải xem xét lại bản thân đã đủ tình yêu với nghề chưa, đã đủ yêu thương các em như con cháu mình chưa? Một số giáo viên có thể không hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của học sinh, thiếu sự tương tác dẫn đến khoảng cách và mâu thuẫn.

Theo cách mình đang dạy trong trường, trường của mình là trường nội trú, đặc thù nên khoảng cách giữa học sinh và mình không hề xa. Trên lớp cô là giáo viên cố vấn kiến thức. Sau khi kết thúc tiết học thì học sinh rất quý mình, sẵn sàng đến nhà cô chơi, qua giúp đỡ cô. Các em rất gần gũi với giáo viên và cái này là do mình tạo điều kiện cho các bạn, thì các bạn thấy dễ dàng trong tiếp cận hoặc tâm sự với giáo viên.

PV: Xin cảm ơn bà!

Xuân Tú/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
“Ngốn” hơn 160 tỷ đồng, đường Nguyễn Văn Quá vẫn… thành sông

“Ngốn” hơn 160 tỷ đồng, đường Nguyễn Văn Quá vẫn… thành sông

Được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để nâng cao độ mặt đường, thay cống hộp mới nhưng nhiều năm nay, tuyến đường Nguyễn Văn Quá (thuộc quận 12, TP.HCM) vẫn ngập nặng mỗi khi trời mưa, khiến người dân hết sức khổ sở, sinh hoạt bị đảo lộn...

Báo động tình trạng nạo phá thai và nguy cơ đe dọa chất lượng dân số

Báo động tình trạng nạo phá thai và nguy cơ đe dọa chất lượng dân số

Với khoảng 300.000 ca phá thai mỗi năm, Việt Nam thuộc nhóm 20 nước có tỷ lệ phá thai vị thành niên cao nhất thế giới, theo thống kê của Quỹ Dân số liên hợp quốc cách đây chưa lâu. 30% số này là phụ nữ từ 15 - 19 tuổi, với 70% là học sinh, sinh viên.

Sáp nhập 2 Công ty Vận tải Đường sắt Hà Nội và Sài Gòn

Sáp nhập 2 Công ty Vận tải Đường sắt Hà Nội và Sài Gòn

Từ ngày 01/11, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt sẽ chính thức đi vào hoạt động. Bộ máy lãnh đạo Công ty gồm Hội đồng quản trị có 5 thành viên do ông Đỗ Văn Hoan làm Chủ tịch HĐQT; Ban điều hành có 5 thành viên do ông Đào Anh Tuấn làm Tổng Giám đốc.

TP Thủ Đức khẩn trương giải ngân bồi thường tái định cư Dự án Vành đai 2

TP Thủ Đức khẩn trương giải ngân bồi thường tái định cư Dự án Vành đai 2

Ngay sau khi Luật Đất Đai có hiệu lực, chính quyền TP.HCM nói chung, TP.Thủ Đức nói riêng đã có rất nhiều nỗ lực để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư nhằm sớm khởi công trở lại dự án đường Vành Đai 2.

Nhà xã hội cho thuê

Nhà xã hội cho thuê

Sự đột ngột tăng giá nhà chung cư tại Hà Nội và TP.HCM trong thời gian qua khiến không ít người bày tỏ sự lo lắng về tương lai của những thế hệ không thể mua được nhà ở.

Kinh tế và du lịch hưởng lợi gì từ đường sắt cao tốc?

Kinh tế và du lịch hưởng lợi gì từ đường sắt cao tốc?

Một trong những lợi ích lớn nhất của đường sắt cao tốc, đó là đem đến cơ hội phát triển kinh tế, du lịch cho các khu vực dọc tuyến. Vậy các khu vực này được lợi gì từ đường sắt cao tốc, theo kinh nghiệm và góc nhìn từ quốc gia tỷ dân Trung Quốc?

Kho phế liệu xen cài trong khu dân cư và nguy cơ cháy nổ

Kho phế liệu xen cài trong khu dân cư và nguy cơ cháy nổ

Đa số các khu nhà xưởng, bãi tập kết, thu mua phế liệu đều chứa nhiều vật liệu dễ gây cháy nổ, khi xảy ra hỏa hoạn, nguy cơ cháy lan rất cao. Trong khi nguy cơ mất an toàn luôn hiện hữu, thì nhiều hộ buôn bán phế liệu lại khá chủ quan với công tác phòng cháy chữa cháy.