Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thiên lý hữu tình

Người trẻ và câu chuyện bảo vệ môi trường

Thục Anh: Thứ tư 01/05/2024, 12:49 (GMT+7)

Trước những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, trong những năm vừa qua, các dự án, nhóm cộng đồng, câu lạc bộ của những người trẻ yêu môi trường ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Với quyết tâm thay đổi thói quen phân loại rác thải tại nhà của người dân, góp phần vào việc bảo vệ môi trường. Hai bạn trẻ Nguyễn Ngọc Hùng và Phạm Đức Thành đã cùng nhau lập nên dự án “Go Green”, bắt đầu sống với ước mơ xanh từ thuở còn nhỏ.

Những hành động đơn giản như thu gom rác tại nhà, hướng dẫn và phân loại rác giúp người dân không chỉ bày tỏ tình yêu to lớn dành cho môi trường và Thủ đô Hà Nội, truyền cảm hứng cho những người trẻ sống có trách nhiệm với môi trường, mà còn góp phần lan toả thông điệp bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người chứ không phải của riêng ai.

Nguyễn Ngọc Hùng (27 tuổi, Thị trấn Kép, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) - Ảnh: VTCnews

Nguyễn Ngọc Hùng (27 tuổi, Thị trấn Kép, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) - Ảnh: VTCnews

Từ 8h30 đến 20h30 tất cả cả các ngày trong tuần, Hùng và Thành cùng những tình nguyện viên của “Go Green” lại tới từng nhà, từng ngõ xóm tại tất cả các quận nội thành Hà Nội để thu gom rác, từ giấy báo, bìa các tông, lon nhựa, vỏ chai, vỏ hộp sữa, tới các loại pin cũ, thuỷ tinh. Những chiếc xe máy cũng được biến hoá thành xe chở hàng với gác baga. Cứ thế, những chuyến xe thu gom rác tận nhà đã cùng các thành viên Go Green rong ruổi khắp thành phố để giúp môi trường trở nên trong sạch hơn.

Chia sẻ về dự án môi trường này, anh Phạm Đức Thành, thành viên sáng lập của nhóm Go Green cho biết, thời gian đầu, mọi người vẫn còn e ngại, thậm chí có những suy nghĩ chưa đúng về nhóm. Tuy vậy, sau này, những hoạt động của dự án đã tác động, thay đổi thói quen của nhiều người: “Trong quá trình hoạt động của chúng mình, thời gian đầu, mọi người cũng có những đánh giá không được tích cực lắm, hoặc có những nghi ngờ bởi 2 thanh niên trẻ đi thu gom thì nhiều người không tin, sợ có những ý đồ không tốt. Nên cũng có khó khăn lúc đầu, nhưng sau khi quá trình hoạt động, mọi người biết nhiều hơn qua nhóm của mình trên mạng xã hội, trên fanpage Go Green thì dần dần mọi người thay đổi tích cực, mọi người cũng ủng hộ rất nhiều”

Để có thể thu gom và tái chế hiệu quả các loại rác thải, đồng thời tạo ra những vật dụng hữu ích, có giá trị sử dụng cho mọi người từ việc tái chế, nhóm đã liên kết với rất nhiều nhà máy có công nghệ hiện đại để xử lý và tái chế.

Đơn cử như các loại bìa carton, giấy, vỏ hộp sữa đã qua sử dụng, sau khi thu gom về từ các hộ gia đình, sẽ được vận chuyển đến Công Ty giấy Vạn Điểm (Thị trấn Phú Minh, Huyện Phú Xuyên, Hà Nội). Như vậy giấy đã qua sử dụng sẽ tiếp tục một vòng đời mới, không chỉ giúp hạn chế lãng phí giấy mà còn mang lại những sản phẩm thân thiện với môi trường, có giá trị sử dụng cho người dân.

Còn với các chai nhựa, các loại nhựa khó tái chế sau khi được thu gom sẽ được các công ty thu gom nhựa ở khu vực Hưng Yên mang về rửa sạch, ra nhiệt. Đến đây, chúng lại tiếp tục được phân tách, tạo thành những hạt nhựa nguyên sinh để đưa vào sản xuất. Với pin, dự án “Go Green” sẽ gửi về công ty panasonic và nhà máy pin Văn Điển để họ tiếp tục tái chế.

Phạm Đức Thành (27 tuổi, xã Thống Kênh, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) Ảnh: VTCnews

Phạm Đức Thành (27 tuổi, xã Thống Kênh, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) Ảnh: VTCnews

Chỉ hơn 6 tháng hoạt động, Go Green đã thu hút hơn 3,700 người theo dõi và quan tâm đến hoạt động môi trường, nhóm đã rong ruổi khắp thành phố và thu về gần 1 tấn rác thải, từ đó, tiếp cận nhiều cá nhân và hộ gia đình để truyền tải thông điệp sống xanh - bảo vệ thiên nhiên.

Thế nhưng, nhóm cũng gặp phải một số khó khăn khi chỉ có 5 thành viên thường trực: “Công việc khó khăn nhất của chúng mình hiện tại là chúng mình đang không đủ nhân lực để đáp ứng thu gom sau khi nhận với các hộ gia đình. Khó khăn thứ 2 là về thời gian và công việc, mỗi người đều có cuộc sống và công việc riêng. Khó khăn thứ 3 là tất cả những hoạt động này đều do những thành viên trong nhóm tự bỏ tiền túi ra, không kêu gọi hỗ trợ từ thiện hay đóng góp ngoài. Vì vậy, chúng mình sẽ cố gắng đảm bảo hoạt động này được lâu nhất có thể”

Anh Hùng chia sẻ, chỉ từ những hoạt động thu gom rác đơn giản, nhiều hộ gia đình đã có thỏi quen phân loại rác tại nguồn, góp phần bảo vệ môi trường: “Đa phần khi mọi người thu gom lần 1 xong thì bọn mình cũng đều nhận được sự hưởng ứng của mọi người, mọi người đều có ý thức là sẽ giữ lại rác vô cơ để bọn mình đến thu gom lần sau. Số lượt quay đầu thu gom lần 2-3, có cả lần 4 thì cũng rất là nhiều”

Còn đối với anh Thành, đó là sự thay đổi từ chính bản thân tới những người xung quanh: “Khi mình tham gia dự án thì đối với cá nhân, bản thân mình thì thói quen sinh hoạt hàng ngày, suy nghĩ về môi trường, thói quen thu gom, phân loại đã thay đổi so với trước kia rất nhiều. Thứ 2 là với bạn bè, mọi người xung quanh thấy mình làm như vậy là cũng hưởng ứng, tạo thói quen phân loại rác, Nó ảnh hưởng rất tích cực tới chính đời sống, chính bản thân của mọi người theo chiều hướng tích cực lên”

Là những người trẻ yêu thiên nhiên, anh Hùng và anh Thành thấy rằng việc lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường, hình thành lối sống xanh là vô cùng cần thiết. Bởi rác đã phân loại cũng là một dạng tài nguyên, nếu chúng ta biết cách thì rác sẽ được quay vòng, tái chế, tái sử dụng, từ đó giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Những người trẻ rong ruổi trên chiếc xe thồ đi đến tận nhà người dân gom rác  (Ảnh: VTCnews)

Những người trẻ rong ruổi trên chiếc xe thồ đi đến tận nhà người dân gom rác  (Ảnh: VTCnews)

Anh Hùng cũng hy vọng, trước khi phân loại rác, chúng ta hãy cùng nhau giảm rác, tái sử dụng, tiêu dùng có trách nhiệm và quan tâm nhiều hơn đến môi trường sống - ngôi nhà chung của tất cả chúng ta: “Chúng mình cũng là những người trẻ, những hoạt động của chúng mình cũng chỉ mong đóng góp 1 phần vào việc thay đổi ý thức của mọi người trong việc phân loại rác.

Chúng ta không cần những điều lớn lao mà có thể bắt đầu bằng những việc nhỏ như phân loại rác tại nhà, sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường…”

 ---

Các bạn thân mến.

Nếu trong những phút giây của cuộc sống thường ngày hay trên những con đường mà các bạn đi qua, có những câu chuyện khiến các bạn nhớ mãi về tình người, tình yêu cuộc sống, rất mong các bạn hãy chia sẻ với chúng tôi qua fanpage: Thiên lý hữu tình, hoặc email: [email protected].

Chương trình phát sóng chiều thứ Ba, phát lại chiều thứ Năm hàng tuần trên kênh VOV Giao thông. Để nghe thêm hoặc nghe lại chương trình trên các thiết bị di động, thính giả có thể truy cập website vovgiaothong.vn, các ứng dụng: Spotify, Apple Podcast (trên hệ điều hành iOS); Google Podcast (trên hệ điều hành Android); rồi sau đó gõ từ khoá: VOVGT, VOV giao thông; hoặc gõ tên các chương trình. 

Thục Anh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Lưu ý gì khi chọn biển số, đăng ký xe tại nhà?

Lưu ý gì khi chọn biển số, đăng ký xe tại nhà?

Mới đây, Bộ Công an cho phép người dân thực hiện đăng ký xe lần đầu bằng dịch vụ công trực tuyến đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước mà không phải đưa xe đến cơ quan đăng ký xe để bấm chọn biển số như trước.

Nước rút, ưu tiên xử lý nước sạch và vệ sinh môi trường

Nước rút, ưu tiên xử lý nước sạch và vệ sinh môi trường

Sau bão số 3, người dân đang phải đối mặt với ô nhiễm môi trường do các loại rác thải, nguồn nước bị ô nhiễm... Vấn đề vệ sinh môi trường sau bão lũ trở nên cấp bách, với tinh thần nước rút đến đâu thì vệ sinh môi trường, quét dọn đến đó.

Món quà Trung thu đặc biệt từ máu hiến

Món quà Trung thu đặc biệt từ máu hiến

Do ảnh hưởng của bão lũ, hoạt động hiến máu bị gian đoạn, nên ngay sau khi bão đi qua, nhiều người dân đã tranh thủ đi hiến máu tình nguyện để đảm bảo điều trị kịp thời cho người bệnh.

Chuyên nghiệp hóa hoạt động cứu trợ

Chuyên nghiệp hóa hoạt động cứu trợ

Để hoạt động cứu trợ được hiệu quả, đến được tận tay người có ngu cầu thì rất cần có một cơ quan, tổ chức đứng ra điều phối.

Miễn, giảm nhiều loại thuế cho người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão lũ

Miễn, giảm nhiều loại thuế cho người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão lũ

Tổng cục Thuế vừa có công văn hướng dẫn giảm thuế cho người dân, doanh nghiệp sau bão lũ. Theo đó, người dân, doanh nghiệp sẽ được miễn, giảm, gia hạn nhiều loại thuế như: Thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp, tiêu thụ đặc biệt, khấu trừ thuế giá trị gia tăng…

Sớm thay thế hạ tầng cũ đường sắt quốc gia

Sớm thay thế hạ tầng cũ đường sắt quốc gia

Việc dừng chạy tàu qua cầu Long Biên và cầu Đuống, Hà Nội ngày 10/9 vừa qua do lũ lớn dâng cao cho thấy, đường sắt quốc gia cần sớm thay thế hạ tầng cũ để đảm bảo an toàn, nâng cao năng lực chạy tàu, nhất là trong những tình huống đặc biệt như mưa bão.

Học sinh Mầm non Tả Giàng Phìn trở lại trường sau khi nhà công vụ bị sập

Học sinh Mầm non Tả Giàng Phìn trở lại trường sau khi nhà công vụ bị sập

Lào Cai là một trong những địa phương chịu thiệt hại nghiêm trọng do bão số 3. Tại xã Ngũ Chỉ Sơn, nơi diễn ra sạt lở khiến hai dãy nhà công vụ sử dụng cho giáo viên cắm bản ở lại làm việc bị sập hoàn toàn, mọi công tác khắc phục đang được tiến hành khẩn trương.