Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Tổng kiểm tra xe kinh doanh vận tải, rồi sao?

Quách Đồng: Thứ năm 09/11/2023, 10:54 (GMT+7)

Bộ GTVT vừa giao Cục Đường bộ Việt Nam và Sở GTVT các tỉnh, thành phố tổ chức tổng kiểm tra tình hình hoạt động của xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, du lịch.

Điều này dược cho là cần thiết sau khi nhiều địa phương, doanh nghiệp vận tải hành khách tuyến cố định lên tiếng về tình trạng xe hợp đồng vi phạm, chạy sai hành trình... gây mất ATGT.

Tuy vậy, sau khi kiểm tra sẽ phải xử lý ra sao? Cần có biện pháp quản lý như thế nào với các loại hình vận tải này?

Đội CSGT Tân Sơn Nhất phối hợp lực lượng CSGT Công an quận Tân Bình, Thanh tra giao thông kiểm tra xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Nguyễn Sử

Đội CSGT Tân Sơn Nhất phối hợp lực lượng CSGT Công an quận Tân Bình, Thanh tra giao thông kiểm tra xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Nguyễn Sử

Vừa kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định, vừa kinh doanh hợp đồng, anh Lê Đình Dũng, giám đốc Công ty Cổ phần vận tải Hà Sơn – Hải Vân cho hay, bản chất vận tải là loại hình kinh doanh có điều kiện, sau mỗi lần thanh tra kiểm tra, những khiếm khuyết, sơ suất của doanh nghiệp vận tải sẽ được nhận biết và đề xuất hướng khắc phục. Tuy vậy, việc duy trì kết quả thanh tra, kiểm tra mới là quan trọng để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động đúng tôn chỉ, đúng yêu cầu đặt ra:

"Lượng tem cấp cho các đơn vị vận tải có tem cố định, tem hợp đồng, rồi tem cho xe du lịch. Với số lượng lượng xe nhiều như vậy và với số lượng nhân sự thì đây cũng là vấn đề, mảng rất khó để quản lý được, trong khi các công cụ hỗ trợ công tác cảnh báo sớm về cơ bản chưa có hệ thống đó thì rất khó để cơ quan chức năng có thể quản lý chặt vấn đề này", anh Dũng cho biết.

Tuy vậy, ông Nguyễn Văn Viết, đại diện nhà xe Minh Quý (Thanh Hóa) lại cho rằng, việc kiểm tra, rà soát các doanh nghiệp vận tải hành khách theo hợp đồng, xe du lịch phụ thuộc vào Sở GTVT các tỉnh, phải làm thường xuyên, liên tục mới phát huy hiệu quả, chứ không phải chỉ trông chờ các đợt tổng kiểm tra sau mỗi vụ việc tai nạn nổi cộm.

Dẫn chứng về một số trường hợp doanh nghiệp vận tải tại Thanh Hóa xin cấp phù hiệu hợp đồng cho 20-30 xe, theo ông Viết, trên địa bàn tỉnh Thành Hóa không thể đủ khách, nên chắc chắn doanh nghiệp tổ chức chạy như tuyến cố định để cạnh tranh với xe tuyến cố định:

"Theo quy định của Nhà nước, tôi có giấy phép kinh doanh, tôi làm tem hợp đồng thì Sở GTVT phải cấp, đấy là theo quy định. Nhưng ông phải đặt ngược câu hỏi lại, một lúc ông xin 30 xe đi hợp đồng, khách ở đâu đi hợp đồng lắm thế. Bởi vậy, sau khi cấp cho ông rồi, tôi phải giám sát ông bằng cách đúng theo quy định pháp luật, ông gửi danh sách hành khách và hợp đồng để báo cáo chuyển đi và điểm đến, điểm đi. Đơn vị xin nhiều như thế ông phải cho người theo dõi hệ thống phần mềm của Sở để kiểm soát họ thì doanh nghiệp mới sợ", ông Viết cho biết.

Tán thành quan điểm này, ông Nguyễn Quốc Mạnh, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Điện Biên cũng cho hay, việc kiểm tra định kỳ, đột xuất để các doanh nghiệp chấp hành các quy định về điều kiện kinh doanh vận tải cũng là cần thiết, song điều này phải thực hiện một cách thường xuyên, chứ không phải chỉ trông chờ các đợt tổng kiểm tra:

"Kiểm tra phải mang tính thường xuyên và phải chấn chỉnh, xử lý kịp thời chứ không có ông Thành Bưởi thì thôi à, không kiểm tra nữa à. Cho nên việc kiểm tra phải duy trì theo chức năng, còn nổi cộm lên xe hợp đồng ở địa phương nào có sự kiện, có xung đột quyền lợi ở địa phương ấy thì tập trung chứ cứ gì mà chúng ta lại tổng kiểm tra trong khi vừa đầu năm đã kiểm tra các điều kiện kinh doanh rồi, thì cũng không nhất thiết", ông Mạnh cho biết.

Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội kiểm tra xe khách trên đường Vành đai 3. Ảnh: Hà Nội mới

Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội kiểm tra xe khách trên đường Vành đai 3. Ảnh: Hà Nội mới

Theo ông Nguyễn Công Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, việc tổng kiểm tra, tổng rà soát sau mỗi vụ việc nổi cộm đã trơ thành “truyền thống” của các cấp, các ngành. Nhưng điều này chỉ giải quyết vấn đề theo kiểu sự vụ, giải quyết phần ngọn, chứ không phải phần gốc. Để giải quyết phần gốc, phải nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước:

"Giải pháp tận gốc là quản lý nhà nước, khi anh cấp một cái phù hiệu anh phải kiểm tra cái xe của người ta có đảm bảo tiêu chuẩn hay không; thứ hai anh phải xét trên yếu tố vận hành của từng loại hình có tương xứng hay không. Các vụ tai nạn gần đây đều xuất phát từ những loại xe hợp đồng, và đều là xe loại 16 chỗ. Bản chất những xe hợp đồng này là loại xe tuyến cố định, nhưng họ không về bến thì làm sao quản lý được. Cái đấy địa phương phát hiện không- quá phát hiện, nhìn ra hết, nhưng có làm hay không", ông Hùng cho biết.

Chuyên gia giao thông Khương Kim Tạo lại mong muốn sai phạm của các doanh nghiệp vận tải (nếu có) phải được chấn chỉnh ngay, chứ không phải chờ tổng kết vài tháng, thậm chí khi đã xảy ra tai nạn mới thực hiện kiểm tra, xử phạt. Để thực hiện được điều này, trước hết cần nâng cao hiệu quả quản lý của các dữ liệu sẵn có từ thiết bị giám sát hành trình, hệ thống camera…

"Phải có phần mềm để xác định sai phạm ngay tức thời và có giải pháp để xử lý tức thời chứ không phải để tổng kết lại mấy tháng mới xử lý. Và xử lý tức thời là xử lý lái xe, chứ không phải xử lý cái ô tô đấy. Ông mang quy định hiện hành ra để xử lý cũng được, bởi vì đã là pháp luật chúng ta phải tuân thủ, nhưng cũng phải xem lại quy định hiện hành có đúng hay không?", ông Tạo nêu ý kiến.

31-1641

Tình trạng TNGT xảy ra với xe hợp đồng xảy ra gần đây cho thấy, loại hình vận tải xe hợp đồng này chưa được quản lý một cách hiệu quả, dẫn tới những hậu quả đáng tiếc. Bởi vậy, thay vì trông chờ các đợt tổng kiểm tra các cơ quan quản lý cần thường xuyên rà soát đối với các doanh nghiệp vận tải theo hợp đồng, nhất là với những doanh nghiệp thường xuyên vi phạm hoặc khai thác lộ trình cố định, xử lý nghiêm các doanh nghiệp vận tải vi phạm để nêu gương.

Đây cũng là góc nhìn của VOVGT qua bài bình luận với nhan đề: "Đừng chỉ “cấp”, không “quản”".

Từ đầu năm đến nay, tính cả đợt tổng kiểm tra lần này, chỉ riêng việc kiểm tra việc chấp hành các điều kiện kinh doanh, các doanh nghiệp vận tải hành khách nói chung đã bị tiến hành kiểm tra tới 2-3 lần. Đó là chưa kể các đợt cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm của các lực lượng chức năng trên đường, tập trung vào các chuyên đề cụ thể, chẳng hạn về nồng độ cồn, ma túy… và các đợt kiểm tra của các lực lượng chuyên ngành khác như: thuế, phòng cháy chữa cháy, môi trường…

Mật độ kiểm tra dày đặc là vậy, song vì sao vi phạm vẫn ngang nhiên diễn ra, nhất là với xe hợp đồng?

Trước hết, xe hợp đồng không phải chịu nhiều quy định khắt khe như xe tuyến cố định. Chẳng vậy mà dư luận ví xe hợp đồng là loại hình vận tải “ba không”: không nộp thuế giá trị gia tăng; không mất lệ phí bến bãi; không mua bảo hiểm cho hành khách. Rõ ràng, so với xe tuyến cố định, xe hợp đồng có quá nhiều lợi thế, trong khi cùng khai thác như tuyến cố định, tạo ra sự cạnh tranh phi pháp, gây nên tình trạng “xe dù, bến cóc” xuất hiện ngày càng nhiều.

Thứ hai, mặc dù chạy như tuyến cố định, nhưng đến thời điểm này, dường như cơ quan quản lý chưa có biện pháp xử lý hiệu quả. Trước đây, Nghị định 86/2014 quy định mỗi xe, mỗi tháng không được thực hiện quá 70% tổng số chuyến có điểm đầu trùng lặp và điểm cuối trùng lặp. Đến Nghị định 10/2020, tỷ lệ này đã hạ xuống, còn 30% tỷ lệ chuyến trùng lặp và dự kiến tới đây Bộ GTVT đề xuất hạ tiếp xuống còn 10% tỷ lệ chuyến trùng lặp. Tuy vậy, tỷ lệ chuyến xe trùng lặp dễ dàng bị nhà xe lách luật bằng việc lập các văn phòng du lịch, trụ sở chuyển phát nhanh chỉ cách nhau vài số nhà.

Đặc biệt, xe hợp đồng còn dễ dàng len lỏi vào khắp các tuyến phố để đón khách – điều mà các doanh nghiệp tuyến cố định không bao giờ dám thực hiện.

Những điều này khiến xe hợp đồng ngày càng nở rộ. Thống kê của Hiệp hội vận tải ô tô VN cho thấy, hiện cả nước chỉ có hơn 17nghìn xe tuyến cố định, nhưng có tới 237.000 xe hợp đồng. Việc nở rộ xe hợp đồng, trong khi không có biện pháp quản lý hiệu quả, ngày càng đe dọa nguy cơ mất ATGT và ùn tắc giao thông tại các đô thị.

Đã đến lúc, cơ quan chức năng phải nâng cao hiêu quả công tác quản lý, đã cấp phù hiệu xe hợp đồng thì phải có biện pháp quản lý hữu hiệu đối với loại hình này. Các cơ quan ban ngành cần vào cuộc quyết liệt, kiên quyết xử lý các nhà xe cố tình vận chuyển hành khách không đúng nội dung hợp đồng; đồng thời xử lý nghiêm các nhà xe đón, trả khách tại trụ sở chính, trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc tại một địa điểm ổn định; niêm yết thông tin về luồng tuyến vận tải như xe khách tuyến cố định…

Khi việc giám sát doanh nghiệp được thực hiện ngay từ đầu, thậm chí từ khi được cấp phù hiệu và được xử lý một cách nghiêm minh, chắc chắn sẽ có tác dụng răn đe để đơn vị khác không thể “nhờn luật”. Điều đó có tác dụng hơn rất nhiều những đợt tổng kiểm tra rồi để đấy, hoặc chỉ “cấp” hàng trăm nghìn phù hiệu mà không “quản”./.

 

Quách Đồng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
30/4, những điều chỉ thấy ở Sài Gòn

30/4, những điều chỉ thấy ở Sài Gòn

Sài Gòn ngày thường luôn vội, ngày Tết Độc Lập như một khoảnh khắc đẹp, chứng tỏ vùng đất anh hùng dù có hội nhập, phát triển tốc độ cao đến mấy vẫn luôn có không gian để giữ gìn, trân trọng, biết ơn những hy sinh của các anh hùng, chiến sĩ đã giải phóng dân tộc.

Để phạt nguội xe máy, cần nhiều thay đổi quyết liệt

Để phạt nguội xe máy, cần nhiều thay đổi quyết liệt

Mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT đã đề nghị phạt nguội với xe máy nhằm cải thiện hành vi của người đi xe máy, từ đó góp phần kéo giảm tai nạn giao thông. Việc này thể hiện quyết tâm rất cao của ngành GTVT trước khối lượng xe máy khổng lồ tại Việt Nam.

Đi chơi dịp Lễ bằng xe buýt, tàu điện có gì thú vị?

Đi chơi dịp Lễ bằng xe buýt, tàu điện có gì thú vị?

Dịp nghỉ Lễ 30/4, 1/5 năm nay, thời tiết Hà Nội và phần lớn các địa phương đều nắng nóng với nền nhiệt lên tới 39-40 độ C. Trong bối cảnh đó, nhiều người đã lựa chọn đi chơi, du ngoạn bằng phương tiện công cộng thay vì phương tiện cá nhân.

Thủ đô Hà Nội rực rỡ sắc đỏ chào mừng 30/4

Thủ đô Hà Nội rực rỡ sắc đỏ chào mừng 30/4

Hà Nội những ngày này như được khoác lên mình một màu áo mới, mang một hơi thở mới, một sức sống mới hòa đón chào kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và 138 năm ngày Quốc tế lao động 1/5.

Hà Nội sống và yêu: Bắc - Nam nối liền một dải

Hà Nội sống và yêu: Bắc - Nam nối liền một dải

49 đã đi qua, một Việt Nam thống nhất chan hòa tình Bắc Nam vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức của người Hà Nội hướng về miền Nam ruột thịt. Xen lẫn với ngỡ ngàng, ngây ngất của niềm vui chung… là những mong chờ khắc khoải của các gia đình có con, có chồng, có người thân đi chiến trường.

TP.HCM: Chợ tự phát ở ngã tư Bốn Xã nhiều năm lấn chiếm lòng đường

TP.HCM: Chợ tự phát ở ngã tư Bốn Xã nhiều năm lấn chiếm lòng đường

Thời gian qua, Hotline và Fanpage của kênh VOV Giao thông liên tục nhận được rất nhiều phản ánh của thính giả về tình trạng người dân lấn chiếm lòng đường, lề đường để “họp chợ” ở ngã tư Bốn Xã (thuộc quận Bình Tân và quận Tân Phú).

Đi tìm một sạp lá thơm

Đi tìm một sạp lá thơm

Cuộc sống hiện đại mang đến nhiều tiện lợi cũng khiến người ta quen với những gì nhanh chóng, thuận tiện. Thế rồi, một ngày ngang phố bỗng thấy thân thương khi ai đó đạp xe chở theo một bó lá xông giờ đã ít thấy ở đô thị.