Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Liên tiếp TNGT trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng: Tài xế có bị chói ánh nắng mặt trời?

Quách Đồng: Thứ năm 18/07/2024, 14:16 (GMT+7)

Trong thời gian gần đây, trên cao tốc Hà Nội- Hải Phòng liên tiếp xảy ra những vụ TNGT nghiêm trọng. Bên cạnh các nguyên nhân về lưu lượng phương tiện gia tăng, do ý thức của tài xế..., một số tài xế phản ánh, họ bị ánh nắng chiếu liên tục vào mặt, khiến khả năng quan sát bị ảnh hưởng.

Vậy hướng ánh nắng có được coi là một trong những yếu tố cần xem xét khi thực hiện đầu tư xây dựng một tuyến đường? Cần làm gì để khắc phục tình trạng này?

 

Hiện trường vụ tai nạn liên hoàn khiến 12 người thương vong trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng ngày 11/7 vừa qua. Ảnh: Thanh niên

Hiện trường vụ tai nạn liên hoàn khiến 12 người thương vong trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng ngày 11/7 vừa qua. Ảnh: Thanh niên

Theo thống kê của Công ty Quản lý khai thác đường bộ cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, 6 tháng đầu năm 2023, trên tuyến xảy ra 38 vụ TNGT, làm 2 người chết, 18 người bị thương. 6 tháng đầu năm 2024, trên tuyến cao tốc này xảy ra 49 vụ TNGT, làm chết 1 người, bị thương 17 người. Đáng chú ý, nửa đầu tháng 7 đã ghi nhận 3 vụ TNGT, làm 3 người chết, 14 người bị thương,

Theo ông Lê Xuân Tú, Phó Giám đốc Công ty Quản lý khai thác đường bộ cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, bên cạnh yếu tố gia tăng lưu lượng phương tiện (tăng khoảng 10%/năm) thì có 3 nguyên nhân chính dẫn tới TNGT gia tăng trên tuyến đường này:

"Một là các phương tiện dừng đỗ trên cao tốc không theo quy định, hoặc là xe bị sự cố nhưng cái báo hiệu xe bị sự cố trên đường không được thực hiện tốt. Đấy là những hành vi gây ra nhiều tai nạn nhất. Lý do tiếp theo là giữ khoảng cách an toàn không đảm bảo. Nội dung thứ 3 là các xe tải có tải trọng thấp hay bị lật xe. Rất nhiều vụ lật xe trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, thường là xe dưới 10 tấn".

Tuy vậy, dưới góc độ người tham gia giao thông, một số tài xế phản ánh, hướng tuyến của cao tốc này khiến tài xế thường xuyên bị ánh nắng trực tiếp, kéo dài, khiến khả năng quan sát của tài xế bị ảnh hưởng.

Tài xế Lê Xuân Nghĩa (ở Hải Dương) phản ánh: "Buổi sáng đi Hà Nội – Hải Phòng bị chói và buổi chiều từ Hải Phòng về Hà Nội sẽ bị chói. Trong xe mình có cái chắn nắng, mình hạ cái đấy xuống, nhìn ở tầm thấp bình thường mà. Nếu không gạt cái chắn nắng thì nhìn nó bị nắng, mình phải căng mắt, mỏi mắt. Nhưng khi mình hạ cái đó xuống thì tầm nhìn lại bị gần hơn".

Tương tự, tài xế Nguyễn Hoàng Thắng, ở Văn Lâm, Hưng Yên cũng cho hay, việc ánh nắng chiếu trực tiếp vào mặt trong thời gian dài khiến việc lưu thông trên cao tốc này cũng bị ảnh hưởng: "Mặt trời buổi chiều thì nó hắt từ hướng Tây trở lại, thì đúng là đi về sẽ rất nắng, còn buổi sáng đi về hướng Đông thị bị chói là đúng. Đấy là đặc thù của cao tốc Việt Nam, vì khi người ta làm người ta không tính cái hướng. Có những lái xe người ta che bằng những cái miếng dán trên kính, nó giảm được độ chói nhưng cái đó lại không được an toàn cho sự quan sát, bao quát".

Lái xe về hướng mặt trời dễ gây chói mắt

Lái xe về hướng mặt trời dễ gây chói mắt

Một số chuyên gia cũng thừa nhận tác động không nhỏ của ánh nắng chiếu trực tiếp vào tài xế có thể ảnh hưởng đến ATGT. TS Vũ Hoài Nam, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội cho biết, về lý thuyết, việc thiết kế hướng tuyến đường đều phải tính toán đến các tác động của yếu tố thời tiết.

Tuy vậy, thwo TS Vũ Hoài Nam, đến nay, chưa có báo cáo hay nghiên cứu nào chỉ ra mức độ ảnh hưởng của ánh nắng đối với tình trạng TNGT ra sao:

"Thiết kế đường người ta cũng tránh hướng tài xế bị chói mắt liên tục. Đấy là trong các lý thuyết về thiết kế. Tuy nhiên đường đấy bị chói mắt có thể làm một trong những nguyên nhân làm cho người lái xe khó quan sát điều kiện giao thông ở phía trước, đặc biệt ở tốc độ cao. Đường này hướng tuyến còn bị khống chế bởi các điểm, các vấn đề khác, cho nên truyện này nó xảy ra là không tránh khỏi", TS Vũ Hoài Nam cho biết.

Thạc sĩ Vũ Anh Tuấn, chuyên gia về quy hoạch và tổ chức giao thông, Trường Đại học GTVT cho hay, việc tránh ánh nắng trực tiếp, kéo dài vào mặt tài xế cũng được cân nhắc trong công tác thiết kế, quy hoạch tuyến đường, song chỉ được coi là yếu tố để xem xét, chứ không bắt buộc:

"Trong sách vở thì có nêu, nhưng trong quy chuẩn thì không có yêu cầu bắt buộc. Người ta nói là cao tốc thì không được làm đoạn thẳng quá 10km, khi đoạn thẳng quá 10km thì sẽ phải tạo một đường cong, một là để tài xế tránh bị buồn ngủ, chủ quan, người ta tạo những đường cong để tạo sự tác động đến tâm lý của người lái. Sách vở là như thế, nhưng khi làm tuyến thì yếu tố kết nối, địa hình đạt được hiệu quả về kinh tế kỹ thuật tốt nhất thì họ sẽ chọn phương án đó".

Thực tế công tác thi công cũng cho thấy, việc lưu ý để tránh ánh nắng trực tiếp vào tài xế cũng chưa thực sự được quan tâm. Ông Nguyễn Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải cho biết, với những dự án đầu tư công, hướng tuyến đều đã được quy hoạch và thiết kế từ trước, đơn vị chỉ thực hiện thi công. Tuy vậy, ông Hải cũng thừa nhận, trong các dự án do đơn vị thực hiện việc tránh ánh nắng không phải là yếu tố được tính đến:

"Việc thiết kế người ta căn cứ vào địa hình, địa vật, để cho có giá thành hợp lý nhất, rẻ nhất. Còn việc tính đến việc ánh nắng mặt trời chiếu vào tài xế thì tôi chưa nghe thấy chuyện đó", ông Hải cho biết. 

Chuyên gia cho rằng việc tránh ánh nắng trực tiếp, kéo dài vào mặt tài xế cũng được cân nhắc trong công tác thiết kế, quy hoạch tuyến đường, song chỉ được coi là yếu tố để xem xét, chứ không bắt buộc. Ảnh: Người đưa tin

Chuyên gia cho rằng việc tránh ánh nắng trực tiếp, kéo dài vào mặt tài xế cũng được cân nhắc trong công tác thiết kế, quy hoạch tuyến đường, song chỉ được coi là yếu tố để xem xét, chứ không bắt buộc. Ảnh: Người đưa tin

Không thể phủ nhận tác động của ánh nắng mặt trời đến khả năng quan sát và tâm lý của tài xế, nên về lý thuyết việc tránh ánh nắng trực tiếp, kéo dài vào tài xế cũng được đặt ra trong công tác quy hoạch, thiết kế đường giao thông.

Tuy vậy, thực tế, hầu như yếu tố này chưa được xét đến như một yếu tố cần thiết để thiết kế hướng tuyến, cả cao tốc và quốc lộ, khiến nguy cơ va chạm, TNGT do yếu tố này vẫn luôn tiềm ẩn.

Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông qua bài bình luận: "Yếu tố phụ, nhưng không thể xem thường".

 

Một nghiên cứu của tổ chức Phân tích an toàn đường bộ, Vương quốc Anh cho thấy, sự lóa mắt do mặt trời là một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông vào sáng sớm, từ 6h sáng đến trưa và khi mặt trời chuẩn bị lặn vào xế chiều.

Kết luận này được dựa trên dữ liệu về các vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra từ năm 2009 đến năm 2013. Tại Anh, mỗi năm có gần 4.000 người bị thương do tai nạn vì nguyên nhân này.

Tại Việt Nam, dù chưa có thống kê chính thức, song trên mạng xã hội không khó bắt gặp các tình huống tài xế đối diện nguy cơ xảy ra va chạm khi bị ánh nắng chiếu gây chói mắt gây khó chịu khi lái xe.

Mới đây nhất, trên mạng xã hôi ghi nhận tình huống xảy ra với một tài xế ở Thái Nguyên, khi lái xe trong điều kiện nắng cuối chiều, thoắt ẩn hiện chiếu thẳng vào mắt, khiến anh suýt đâm vào xe chở gỗ chạy ngược chiều…

Mặc dù vậy, việc lưu ý, tránh ánh nắng trực tiếp, kéo dài trong thiết kế đường giao thông mới chỉ được coi là yếu tố để xem xét, chứ chưa được coi là yếu tố bắt buộc. Tiêu chuẩn VN 4054 về đường ô tô, ban hành từ năm 2005 cũng chỉ yêu cầu thiết kế đường phải phối hợp tốt các yếu tố về bình đồ, mặt cắt dọc, mặt cắt ngang và tận dụng địa hình để tạo nên một tuyến đường đều đặn trong không gian, đảm bảo tốt tầm nhìn và ổn định cơ học, nhằm thực hiện các mục tiêu: đáp ứng lưu lượng xe phục vụ thích hợp để đảm bảo chất lượng dòng xe thông hành hợp lý; đảm bảo an toàn tối đa và thuận tiện cho các phương tiện và người sử dụng đường; có hiệu quả tốt về kinh tế…

Có nhiều lý do để các đơn vị quy hoạch, thiết kế đường bỏ qua yếu tố thời tiết, ánh nắng khi thiết kế đường, như: ưu tiên hiệu quả kinh tế; điều kiện địa hình, địa chất, ánh nắng thay đổi từng phút…

Tuy vậy, một số chuyên gia cho rằng, trong quá trình thiết kế và xây dựng hệ thống đường bộ, việc đảm bảo an toàn giao thông là ưu tiên hàng đầu, các yếu tố ảnh hưởng đến ATGT cần được tính đến. Việc tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào mặt tài xế, dù là yếu tố phụ, những đã được đặt ra, ít ra là trong công tác đào tạo, cũng cần được lưu tâm, vì điều này có thể gây ra những TNGT nghiêm trọng.

Các biện pháp giảm thiểu tác động của ánh nắng trực tiếp, bao gồm việc thiết kế đường sao cho hạn chế tối đa hướng đi thẳng về phía mặt trời cần được chú ý hơn, trước khi tính đến việc sử dụng các thiết bị che nắng trên xe của tài xế.

Đồng thời, việc tạo ra những điểm cong hợp lý trên đường cũng cần được xem xét. Việc thiết kế đường cong không chỉ mang lại sự thẩm mỹ cho cảnh quan mà còn buộc tài xế phải giảm tốc độ, từ đó tăng khả năng kiểm soát xe và giảm thiểu nguy cơ tai nạn.

Đồng thời, những đoạn đường cong nhẹ nhàng và hợp lý có thể giúp tài xế duy trì sự tập trung, tránh hiện tượng buồn ngủ hoặc mất tỉnh táo khi lái xe trên những đoạn đường thẳng, dài và nhàm chán.

Một hệ thống giao thông an toàn và hiệu quả đòi hỏi sự cân bằng giữa nhiều yếu tố thiết kế khác nhau. Tránh ánh nắng trực tiếp và thiết kế đường cong chỉ là hai trong số rất nhiều yếu tố cần được xem xét.

Các yếu tố khác bao gồm việc thiết kế lối ra vào hợp lý, đảm bảo hệ thống chiếu sáng tốt vào ban đêm, trồng cây xanh tạo cảnh quan hai bên đường và việc duy trì bề mặt đường luôn trong tình trạng tốt.

Việc thiết kế đường bộ là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự xem xét kỹ lưỡng của mọi yếu tố hướng đến việc đảm bảo an toàn giao thông ở mức cao nhất. Tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào mặt tài xế cần được xem là một trong những biện pháp để giảm thiểu nguy cơ tai nạn.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối đa, cần phải có sự kết hợp đồng bộ của nhiều yếu tố thiết kế khác nhau, cùng với việc áp dụng công nghệ hiện đại và nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. Chỉ khi đó, mới có thể xây dựng một hệ thống giao thông an toàn và hiệu quả./.

Quách Đồng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
TP.HCM: Hơn 1,7 triệu học sinh dự lễ khai giảng năm học mới

TP.HCM: Hơn 1,7 triệu học sinh dự lễ khai giảng năm học mới

Hôm nay (5/9), hơn 1,7 triệu học sinh tại TP.HCM từ bậc mầm non đến THPT đã đồng loạt đến trường, tham gia lễ khai giảng năm học mới 2024-2025, năm nay toàn thành phố tăng hơn 24.000 học sinh so với năm học trước.

Hiện tượng bạo hành như ở Mái ấm Hoa Hồng không phải là hiếm gặp?

Hiện tượng bạo hành như ở Mái ấm Hoa Hồng không phải là hiếm gặp?

Ngay trong ngày bảo mẫu Võ Thị Mỹ Linh bạo hành bé hơn 6 tháng tuổi bị tuyên án tù chung thân thì cũng là lúc hình ảnh ngược đãi, bạo hành trẻ từ Mái ấm Hoa Hồng trên đường Tô Ký, quận 12 tiếp tục được phơi bày, khiến dư luận càng thêm phẫn nộ, bức xúc.

Xúc động Lễ Khai giảng 'hát Quốc ca bằng tay'

Xúc động Lễ Khai giảng "hát Quốc ca bằng tay"

Quốc ca vang lên. Khối các học sinh bình thường bắt đầu cất tiếng hát. Nửa còn lại, những học sinh đặc biệt của trường cũng ngước mắt nhìn lá cờ đỏ sao vàng tung bay và "hát" Quốc ca bằng ngôn ngữ ký hiệu.

5 lời nhắn đổi 1 cuốn sách cho trẻ em vùng cao

5 lời nhắn đổi 1 cuốn sách cho trẻ em vùng cao

Với trẻ em vùng cao, sách vở là con đường tuyệt diệu để các em khám phá tri thức và thế giới xung quanh.

Vành đai 2 trên cao và Đại lộ Thăng Long: Gọi là đường gì cho chuẩn?

Vành đai 2 trên cao và Đại lộ Thăng Long: Gọi là đường gì cho chuẩn?

Như VOV Giao thông đã thông tin, lâu nay, dư luận vẫn băn khoăn tên gọi, cấp đường của Đại lộ Thăng Long, Đường Vành đai 3 trên cao, Vành đai 2 trên cao, có được coi là cao tốc, hay đường đô thị?

Tránh nguy cơ “dịch chồng dịch” mùa tựu trường?”

Tránh nguy cơ “dịch chồng dịch” mùa tựu trường?”

8 tháng đầu năm 2024, khu vực phía Nam ghi nhận hơn 2000 ca sốt phát ban nghi sởi. Trong đó, có hơn 800 ca dương tính với vi rút sởi và có 3 ca tử vong. Riêng tại TP.HCM, ghi nhận hơn 500 ca mắc, chiếm hơn 1/2 toàn khu vực.

Giao xe cho con hay thương con sai cách?

Giao xe cho con hay thương con sai cách?

Bất chấp những khuyến cáo từ cơ quan chức năng và trường học, khi vào năm học lại xuất hiện tình trạng học sinh mặc đồng phục điều khiển xe máy phân khối lớn đến trường.