Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

TNGT: Vì sao tử vong vẫn nhiều, bị thương ngày càng tăng?

Nguyễn Yên - Kiều Tuyết: Thứ hai 19/08/2024, 06:15 (GMT+7)

Thống kê tình hình trật tự an toàn giao thông 7 tháng đầu năm nay cho thấy, dù triển khai nhiều giải pháp kéo giảm tai nạn giao thông nhưng số người chết vẫn ở mức cao; còn số vụ và số người bị thương ngày càng tăng. Những nguyên do nào khiến tai nạn giao thông vẫn diễn biến phức tạp như vậy?

  

Thống kê tình hình trật tự an toàn giao thông 7 tháng đầu năm nay cho thấy, dù triển khai nhiều giải pháp kéo giảm tai nạn giao thông nhưng số người chết vẫn ở mức cao (Ảnh minh họa)

Thống kê tình hình trật tự an toàn giao thông 7 tháng đầu năm nay cho thấy, dù triển khai nhiều giải pháp kéo giảm tai nạn giao thông nhưng số người chết vẫn ở mức cao (Ảnh minh họa)

Đánh giá về công tác đảm bảo TTATGT nửa đầu năm nay, ông Phan Huy Chương, Phó trưởng ban chuyên trách, Ban ATGT tỉnh Nghệ An cho biết, vẫn còn 3 địa phương trong tỉnh có tai nạn giao thông tăng cao trên cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ năm 2023. Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác đảm bảo ATGT là bất cập về hạ tầng:

"Hệ thống hạ tầng giao thông một số nơi còn tồn tại các bất cập, chưa được xử lý vì thiếu kinh phí, tồn tại nhiều điểm giao cắt nguy hiểm, che khuất tầm nhìn, nguy cơ gây tai nạn giao thông. Ý thức chấp hành pháp luật của một số người tham giao thông chưa cao, trong khi cấp ủy chính quyền một số địa phương còn thiếu quyết liệt, ỷ lại cho lực lượng chức năng".

TP Hà Nội trong nửa đầu năm nay, TNGT tăng cả 3 tiêu chí, số vụ tăng cao tới 40% và số người bị thương tăng gần 80%. Trong đó, các tuyến đường xảy ra TNGT chủ yếu là đường liên thôn, liên xã và đường nội thị chiếm tỷ lệ chính. Ở địa phương khác là tỉnh Điện Biên, nơi có số người chết vì TNGT gia tăng, ông Trần Thanh Kiên, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Điện Biên cũng cho biết, tai nạn thường xảy ra tại các tuyến liên xã, liên thôn, nơi có hạ tầng giao thông còn hạn chế, trong khi các phương tiện giao thông tham gia hỗn hợp:

"Tai nạn giao thông tại Điện Biên tăng là do hạ tầng giao thông đa phần là các trục đường liên thôn, liên bản, các đường cấp thấp, trong khi nguồn lực của địa phương còn hạn chế nên rất mong có sự hỗ trợ để hoàn thiện được hạ tầng giao thông của Điện Biên".

Tỉnh Hà Tĩnh, nơi có tai nạn giao thông tăng cả 3 tiêu chí, Ban ATGT tỉnh chia sẻ về nguyên nhân nằm ở việc phương tiện cơ giới gia tăng nhanh, đặc biệt trên các tuyến quốc lộ trọng điểm như QL1, QL15, đường Hồ Chí Minh nên đang gây áp lực lớn đến công tác đảm bảo trật tự ATGT, khiến công tác kiềm chế và làm giảm tai nạn giao thông gặp nhiều thách thức.

Mặc dù TNGT tại Hà Nam giảm cả 3 tiêu chí nhưng ông Nguyễn Quang Tuyển, Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh phân tích, TNGT trên tuyến QL1, tuyến tránh QL1 và đường sắt lại tăng mạnh 2 tiêu chí về số vụ và số người bị thương:

"Các vụ TNGT vẫn diễn biến phức tạp, chiều hướng giảm chưa bền vững nhất là TNGT trên các tuyến quốc lộ. Cơ sở hạ tầng giao thông xây dựng chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; sự phối hợp thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ATGT giữa các cơ quan, lực lượng chức năng chưa thường xuyên, chặt chẽ".

tngt

 

7 tháng đầu năm, cả nước có hơn 6.200 người tử vong vì tai nạn giao thông, số vụ tai nạn giao thông tăng gần 15%; người bị thương tăng 33% so với cùng kỳ 2023. Diễn biến tai nạn giao thông phức tạp, có chiều hướng gia tăng khiến nhiều người tham gia giao thông bày tỏ lo lắng:

"Việc tham gia giao thông là việc hàng ngày của mỗi người nên nguy cơ mất an toàn, thậm chí xảy ra trong tích tắc cũng rất là tệ nên làm tôi rất lo ngại"

"Vấn nạn tai nạn giao thông thế này từ lâu rồi, lo lắng từ lâu rồi, lúc nào cũng bất an, con chị đi xe đến trường là chị phải nhắc liên tục, rất là sợ, rất là run, chị đi ngoài đường cũng sợ, cũng run".

Từ những nguyên nhân gây tai nạn giao thông, ông Lê Văn Đạt, Giám đốc Trung tâm Phân tích cơ sở dữ liệu ATGT, Viện Chiến lược và Phát triển GTVT cho rằng, những bất cập về hạ tầng an toàn giao thông đã được chỉ ra cần sớm được xem xét, đánh giá để có phương án khắc phục, kéo giảm được tai nạn đáng tiếc:

"Chúng ta mới tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng còn hệ thống đảm bảo ATGT theo chúng tôi đánh giá còn hạn chế như biển báo, báo hiệu, giải pháp kiểm soát tốc độ. Đây là những cái mà chúng ta cần khắc phục trong thời gian tới, đặc biệt trong công tác đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn, cần quan tâm đến hệ thống báo hiệu giao thông và các giải pháp đảm bảo kết cấu hạ tầng được an toàn cho người tham gia giao thông".

Dự báo tình hình trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm sẽ còn diễn biến phức tạp khó lường khi người và phương tiện lưu thông gia tăng đột biến. Ông Cao Minh Đức, Giám đốc Sở GTVT Bến Tre, địa phương có số người chết vì TNGT tăng hơn 40% nêu giải pháp sẽ triển khai:

"Chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường công tác tuần tra kiểm soát giao thông trên các tuyến, xử lý nghiêm với các hành vi tiềm ẩn tai nạn giao thông; tập trung xử lý các điểm tiềm ẩn va chạm, tai nạn giao thông trên các tuyến theo đề nghị của địa phương".

Những con số biết nói về tình hình tai nạn giao thông những tháng qua cho thấy, đây vẫn luôn là nỗi ám ảnh của toàn xã hội.

Những con số biết nói về tình hình tai nạn giao thông những tháng qua cho thấy, đây vẫn luôn là nỗi ám ảnh của toàn xã hội.

Những con số biết nói về tình hình tai nạn giao thông những tháng qua cho thấy, đây vẫn luôn là nỗi ám ảnh của toàn xã hội.

Điều đó cũng đòi hỏi các giải pháp và chính sách cải thiện an toàn giao thông cần thiết thực hiệu quả hơn để tai nạn giao thông hạ nhiệt trong thời gian tới; chứ không thể phó mặc "Ra đường “sống chết có số”?"

Với gần 29 người chết và hàng chục người bị thương mỗi ngày, diễn biến TNGT trong tháng 7 và bảy tháng đầu năm nay đang làm dấy lên băn khoăn, lo ngại. Bởi, chỉ hơn 2 quý mà số người chết vì TNGT đã cao hơn con số của 3 quý trong giai đoạn trước. Mặc dù, đây là giai đoạn bao gồm gần 2 tháng nghỉ hè của học sinh, tần suất đi lại giảm đáng kể.

2 đợt cao điểm (Tết Nguyên đán và nghỉ lễ 30/4, 1/5) cũng không hẳn là lý do. Bởi số người chết trung bình 5 ngày dịp 30/4 thậm chí còn thấp hơn so với mức trung bình của 7 tháng; Con số này nhỉnh lên một chút trong dịp Tết nguyên đán, nhưng không nhiều, và chỉ diễn ra trong 7 ngày.

Lý do được chỉ ra, một phần từ việc thay đổi phương pháp thống kê, thu thập dữ liệu TNGT, theo hướng sát hơn, thực hơn, thay vì những báo cáo an toàn về trách nhiệm.

Nhưng đó chắc hẳn chưa phải toàn bộ nguyên nhân. Những chỉ đạo của Đảng, của Chính phủ về ATGT vẫn đang rất quyết liệt. Những ưu tiên nguồn lực để cải thiện đường sá, hoàn chỉnh quy định pháp luật, tăng cường xử phạt nghiêm minh thời gian qua... vẫn rất rõ nét. Cuộc chiến với vi phạm nồng độ cồn để đẩy lùi những tai nạn do “ma men”, cũng chưa bao giờ quyết liệt đến thế..

Vậy, TNGT tăng do những yếu tố nào? Điều này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên để đưa ra cứ liệu khoa học, lý giải thuyết phục cho sự bất thường này.

Thống kê TNGT, không chỉ là một bản báo cáo với sự tăng giảm tương đối và tuyệt đối của các con số so với cùng kỳ, mà cần chỉ ra nguyên nhân, mối liên hệ giữa chúng.

TNGT đường bộ vẫn chiếm hơn 99% tổng số vụ TNGT trên cả nước, điều này đồng nghĩa nguyên nhân chủ yếu được phân tích trên đường bộ. Sự tăng lên về số vụ, số người bị thương có liên hệ thế nào với sự tăng trưởng của đường sá, của số chuyến đi, của nhu cầu vận tải trong một giai đoạn? Và sự tăng trưởng đó có phải là yếu tố quyết định hay không?

Tỉ lệ TNGT trên các cấp độ đường có sự khác nhau ra sao? Cao tốc nhiều lên, TNGT trên cao tốc đang ở đâu trong diễn biến tai nạn nói chung? Đô thị hóa nhanh hơn, TNGT ở địa bàn đô thị tăng giảm thế nào so với các địa bàn khác? Đâu là các khung giờ nhiều tai nạn nhất? Đâu là nhóm phương tiện, nhóm người lái, nhóm hành vi có liên hệ trực tiếp đến nguyên nhân TNGT? Nhóm nào dễ tổn thương nhất hiện nay trong các vụ tai nạn?

Những câu hỏi này vẫn đang chờ được trả lời, không chỉ trong báo cáo hội thảo, mà trong từng báo cáo thống kê TTATGT, để làm căn cứ hoạch định chính sách. Và để trả lời câu hỏi đó, cần sự phối hợp của nhiều ngành: Công an, Giao thông, Y tế, các viện nghiên cứu về khoa học và chiến lược GTVT, các địa phương…

Nghiên cứu an toàn giao thông cần đi sâu hơn vào từng khía cạnh trong 4 trụ cột ATGT, là con người, chính sách, hạ tầng và biện pháp cưỡng chế, đặc biệt là con người – yếu tố mang tính quyết định.

Về lý thuyết, mọi điều kiện hiện nay đang thúc đẩy cải thiện an toàn người lái, người tham gia giao thông, chủ thể của hành vi. Nhưng có hay không sự chủ quan nảy sinh từ chính điều kiện tưởng thuận lợi này? Khi được truyền thông nhiều, cảnh báo nhiều, những sự nhận biết tình huống nguy hiểm nhẽ ra tốt hơn. Song nếu quá tự tin vào sự biết của mình, chính là lúc rủi ro xuất hiện. Trong giao thông, giữa cái “biết” và cái có thể thực hành thuần thục là cả một khoảng cách xa.

Có hay không sự thờ ơ nhất định, thậm chí thản nhiên trước các rủi ro tai nạn? Điều này liên hệ thế nào với sự nở rộ của các xu hướng tâm linh gắn với thuyết định mệnh, nhưng lại dựa trên nhận thức chưa thấu đáo, dẫn đến mặc định “sống chết có số”, và từ đó, phó mặc… Ông Trời?

Tâm lý xã hội, tâm lý đám đông là một yếu tố phức tạp. Một hiện tượng đơn lẻ nếu có dấu hiệu lây lan thì có khả năng trở nên phổ biến, và đe dọa các nỗ lực truyền thông không mệt mỏi lâu nay, rằng TNGT là hoàn toàn có thể phòng ngừa và giảm thiểu.

Xây dựng chính sách cải thiện ATGT, vì thế cần xem xét đến mọi yếu tố trong nguyên nhân, để có biện pháp phù hợp. Cho dù đó là thứ tưởng chừng đã rất xa vời, là chuyện của một thời kỳ yếu đuối và mông muội nào đó trong quá khứ.

Bởi chính những thứ mà chúng ta ít nghĩ đến nhất, đôi khi lại là thứ nguy hiểm nhất./.

Nguyễn Yên - Kiều Tuyết/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Bệnh hiểm nghèo sẽ được lên thẳng tuyến trên, có gia tăng quá tải?

Bệnh hiểm nghèo sẽ được lên thẳng tuyến trên, có gia tăng quá tải?

Từ ngày 01/7/2025, người bệnh mắc các bệnh hiếm, hiểm nghèo, cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao... sẽ được lên thẳng tuyến khám chữa bệnh chuyên sâu (tuyến cuối) mà không cần phải thực hiện thủ tục chuyển tuyến như hiện hành, vẫn được hưởng 100% mức hưởng.

Vỉa hè 'đau khổ' bậc nhất Hà Nội được lát lại, sẽ không còn cảnh 'cõng' ô tô?

Vỉa hè "đau khổ" bậc nhất Hà Nội được lát lại, sẽ không còn cảnh "cõng" ô tô?

Sau nhiều năm đánh mất chức năng chính và bị tận dụng làm chỗ đỗ ô tô, vỉa hè xung quanh công viên Tuổi Trẻ Thủ đô (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đang được chỉnh trang, lát lại gạch.

Một số thay đổi tại Luật Quản lý thuế sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế số 38

Một số thay đổi tại Luật Quản lý thuế sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế số 38

Ngày 19/11/2024 Quốc Hội 15 Kỳ hợp thứ 8 đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi bổ sung nhiều luật về lĩnh vực tài chính, trong đó có sửa đổi Luật Quản lý số 38 năm 2019.

Đảm bảo cung cấp điện đủ và an toàn để người dân TP.HCM đón Tết

Đảm bảo cung cấp điện đủ và an toàn để người dân TP.HCM đón Tết

Thời điểm cuối năm nhu cầu sử dụng điện tăng cao do các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là các hoạt động trang trí, chiếu sáng phục vụ lễ hội. Vậy Tổng công ty điện lực TP.HCM (EVNHCMC) đã có những giải pháp nào để đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho người dân và doanh nghiệp?

Dự báo mới nhất về tỷ giá và lãi suất tiết kiệm cuối năm

Dự báo mới nhất về tỷ giá và lãi suất tiết kiệm cuối năm

Lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại lớn sẽ có thể nhích thêm 0,2%, dao động quanh mức 5.1% - 5.2% vào cuối năm 2024.

Rác thải điện tử không còn là nỗi lo

Rác thải điện tử không còn là nỗi lo

Rác thải điện tử chứa các chất độc hại, nếu không được thu gom và xử lý đúng cách sẽ gây tác hại lớn đối với môi trường.

Công an xã được tuần tra, xử lý trên các tuyến đường nào?

Công an xã được tuần tra, xử lý trên các tuyến đường nào?

Từ 1/1/2025, Thông tư 73/2024/TT-BCA chính thức có hiệu lực, quy định rõ về nhiệm vụ của công an xã trong việc tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm giao thông.