Thoát nước ở nông thôn
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Trước vấn đề này, các nhà sản xuất thiết bị điện tử đã khởi xướng chương trình Việt Nam Tái Chế nhằm thu hồi, xử lý và tái chế rác thải điện tử miễn phí, đảm bảo một quy trình xử lý rác thải điện tử chuyên nghiệp đạt tiêu chuẩn theo các quy định của luật môi trường.
PV VOV Giao thông trò chuyện với bà Mai Hằng - Đại diện quản lý chương trình Việt Nam Tái Chế để tìm hiểu thêm về vấn đề này.
PV: Xin chào bà Mai Hằng - Đại diện quản lý chương trình Việt Nam Tái Chế, mời bà có thể cho biết dự án này được tạo ra với sứ mệnh là gì?
Bà Mai Hằng: Chương trình Việt Nam Tái Chế được thành lập bởi 2 công ty HP và Apple từ năm 2015 với sứ mệnh nâng cao ý thức cộng đồng, tạo nên mạng lưới điểm thu hồi rác thải điện tử và mang lại cho Việt Nam một quy trình tái chế chuyên nghiệp và thân thiện với môi trường.
Đây cũng là cách các thành viên thể hiện trách nhiệm của nhà sản xuất đối với các sản phẩm đã bán ra thị trường.
PV: Hiện Việt Nam Tái chế vận hành thu gom rác thải điện tử từ người dân như thế nào?
Bà Mai Hằng: Hiện tại Việt Nam Tái Chế đã thiết lập 5 điểm thu hồi tại TP.HCM và 5 điểm tại Hà Nội, để người dân có nơi thải bỏ điện tử đúng cách, các điểm thu gom này đa số được đặt tại UBND Phường để đảm bảo các thiết bị mà mọi người mang đến đều được bảo vệ an toàn trước khi chuyển về nhà máy xử lý.
Bên cạnh đó, chương trình cũng hỗ trợ thu gom và xử lý miễn phí cho các Doanh nghiệp khi có đủ điều kiện hỗ trợ của Việt Nam Tái Chế có thể liên hệ qua hotline để được thu gom theo quy định.
PV: Rác thải điện tử sau khi thu gom về sẽ được xử lý ra sao?
Bà Mai Hằng: Tất cả thiết bị thu gom sẽ được chuyển về nhà máy bằng xe tải chuyên dụng, sau đó sẽ được phân loại theo từng danh mục sản phẩm, tiếp theo sẽ được tháo dỡ theo từng dòng vật liệu ví dụ: nhựa, đồng, sắt, nhôm…
Các vật liệu này sẽ được thu hồi và chuyển giao đến các nhà máy tái chế, còn các chất thải nguy hại phát sinh trong thiết bị sẽ được chuyển vào các hệ thống xử lý chuyên biệt cho từng dòng ạ.
PV: Để người dân biết đến và tham gia chương trình thì thời gian qua Việt Nam Tái Chế đã có những kế hoạch như thế nào?
Bà Mai Hằng: Trong 10 năm qua Việt Nam Tái Chế đã tích cực cực tổ chức các hoạt động nâng cao ý thức cộng đồng như tham gia sự kiện của Sở Tài Nguyên và Môi Trường TP.HCM và Hà Nội, phối hợp với các trường đại học, trung học tuyên truyền đến học sinh sinh viên và phối hợp với các địa phường tổ chức sự kiện để người dân hiểu rõ thêm về tác hại của rác thải điện tử.
PV: Từ khi chương trình được tổ chức cho đến nay đã được người dân hưởng ứng ra sao?
Bà Mai Hằng: Từ các hoạt động tuyên truyền chúng tôi nhận thấy người dân đã hiểu và ủng hộ chương trình nhều hơn. Chúng tôi nhận được nhiều yêu cầu thu gom rác thải điện tử tận nhà cũng như người dân chủ động mang rác thải điện tử đến các điểm thu hồi của Việt Nam Tái Chế. Có thể thấy người dân đã chủ động hơn trong việc phân loại và tìm hiểu thông tin về xử lý rác thải điện tử.
Từ những cuộc gọi ban đầu như những năm 2015, 2016 đã số mọi người chỉ hỏi về phí thu gom, có được trả tiền khi đưa rác thải điện tử hay không? Còn bây giờ, mọi người quan tâm hơn đến các vấn đề như quy trình xử lý, tác động của rác thải điện tử đến môi trường.
Và cũng có người hỏi là có phải trả tiền cho Việt Nam Tái Chế khi đến thu gom không? Thì có thể thấy được nhiều sự thay đổi trong những năm qua về ý thức của người dân và đương nhiên đây là chương trình hoàn tiền miễn phí để thu gom rác thải điện tử.
PV: Để bảo vệ môi trường, trong tương lai Việt Nam Tái Chế sẽ có dự định phát triển ra sao?
Bà Mai Hằng: Chúng tôi sẽ tiếp tục kêu gọi các nhà sản xuất tham gia và mở rộng mạng lưới điểm thu gom rác thải điện tử đến nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Mục tiêu của chúng tôi là giúp người dân dễ dàng tiếp cận các dịch vụ thu gom và xử lý rác thải điện tử một cách an toàn và hiệu quả. Chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của rác thải điện tử và tầm quan trọng của việc tái chế.
PV: Đại diện Việt Nam Tái Chế, bà muốn gửi điều gì đến mọi người về gìn giữ môi trường?
Bà Mai Hằng: Chúng tôi muốn gửi đến mọi người thông điệp rằng mỗi hành động nhỏ của chúng ta đều có thể góp phần lớn vào việc bảo vệ môi trường. Việc phân loại và tái chế rác thải, đặc biệt là rác thải điện tử, không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm mà còn tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Khi mọi người có rác thải điện tử hãy mang đến các điểm thu gom gần nhất để được tái chế an toàn và thân thiện với môi trường nhé!
PV: Cảm ơn bà vì đã chia sẻ!
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Thời gian qua, trên các tuyến cao tốc liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản. Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Tại sao ngày càng có nhiều tuyến đường cao tốc được khánh thành với chất lượng tốt, nhưng tai nạn giao thông lại có xu hướng tăng cao?
Với tâm lý xe buýt là phương tiện hành khách công cộng được ưu tiên, nhiều tài xế đã cố tình vi phạm ATGT, ngang nhiên vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, thậm chí chạy trên cả vỉa hè
Hồ Hoàn Kiếm từ lâu vốn được ví như “trái tim của thủ đô”, là không gian văn hóa của Hà Nội và là nơi thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Thế nhưng thời gian qua, khu vực này lại liên tục được dùng để làm nơi tổ chức các hội chợ và sự kiện.
Sau đợt tăng vọt lên sát mức đỉnh lịch sử, giá cà phê Việt Nam đang đứng trước đà giảm mạnh.
Ô nhiễm, bốc mùi, mất vệ sinh là những điều không hề khó để bắt gặp tại nhiều khu chợ truyền thống. Thực trạng này đã dẫn khiến những khu chợ “mất điểm” trong mắt người tiêu dùng, trở thành một trong những nguyên nhân khiến chợ truyền thống ngày càng vắng vẻ, đìu hiu.
Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tại TP.HCM, trong 4 tuần qua, ghi nhận có 18/36 ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất. Cùng xu hướng điều chỉnh tăng, song các ngân hàng khác hầu hết tăng nhẹ lãi suất với chỉ từ 0,1-0,3%/năm, đối với cả hình thức gửi tại quầy và gửi trực tuyến.