Thoát nước ở nông thôn
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Quy định này của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế được người dân ủng hộ nhưng cũng có ý kiến lo lắng rằng quy định này sẽ gây thêm quá tải cho các bệnh viện tuyến cuối.
Nội dung về một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm thủ tục, giảm chi phí cho người bệnh đang nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân.
Đa số ý kiến đều ủng hộ quy định bỏ giấy chuyển tuyến đối với bệnh nhân mắc bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo vì tính nhân văn, giúp giảm bớt gánh nặng và lo âu cho người bệnh cũng như thân nhân của họ. Tuy vậy, cũng có những lo ngại cho các bệnh viện tuyến trên vốn đã quá tải sẽ thêm áp lực:
“Những bệnh đã xác định là bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, bệnh cần sử dụng công nghệ cao thì cứ ở bệnh viện tuyến dưới cũng khó đáp ứng được nhu cầu của người bệnh nên quy định này cực kỳ cần thiết và đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế”.
“Bệnh nhân luôn mong muốn được tiếp cận tuyến trên để khám chữa bệnh bởi người dân thiếu sự tin tưởng với bệnh viện ở các tuyến huyện, tuyến tỉnh. Qquy định bảo hiểm như thế thì bệnh viện hiện nay đã quá tải chắc chắn sẽ càng quá tải”.
“Việc này rất nhân văn nhưng để triển khai thuận lợi thì tôi nghĩ Bộ Y tế hoặc cơ quan chức năng phải đưa ra các quy chuẩn để bệnh nhân được chuyển lên tuyến trên và được đảm bảo lợi ích”.
Theo PGS. TS Vũ Văn Giáp, Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Bạch Mai, một trong những lý do gây quá tải bệnh viện tuyến cuối là do người dân không mặn mà với y tế cơ sở; người bệnh có tâm lý chữa bệnh ở tuyến cuối để yên tâm hơn dù xa xôi và tốn kém:
“Bà con mắc các bệnh phức tạp, cần các chuyên khoa sâu mới chuyển lên tuyến tỉnh và tuyến Trung ương chứ bệnh thông thường mà bỏ qua tuyến y tế cơ sở lên thẳng tuyến Trung ương thì không có hệ thống y tế nào có thể đáp ứng được”.
Trong bối cảnh đó, quy định cho phép những người mắc bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo được chuyển thẳng lên bệnh viện tuyến cuối chắc chắn sẽ tác động nhiều đến các cơ sở y tế tuyến cuối khiến hệ thống này thêm đối mặt với áp lực quá tải. Bác sĩ Trần Khánh Thu, Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình cho biết, đây cũng là lo ngại của nhiều đại biểu quốc hội:
“Đây là lo ngại của nhiều đại biểu ngành y tế khi mà chính sách này được đặt ra. Khi đưa ra chính sách này đã giao cho Chính phủ và Bộ Y tế xây dựng các quy định thế nào là bệnh hiếm, thế nào là bệnh hiểm nghèo và có hành lang pháp lý để đảm bảo người dân được đảm bảo quyền lợi mà không phá vỡ phân cấp chuyên môn hiện nay”.
BS.CKII Phạm Thanh Việt, Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM thông tin về điều kiện để người bệnh được đến thẳng trực tiếp cấp chuyên sâu:
“Với điều kiện là bệnh nhân đã được chẩn đoán trước đó là bệnh gì rồi. Nếu chưa xác định là bệnh gì mà ngay từ đầu đã cho hưởng bảo hiểm mà sau đó không phải ung thư thì làm sao trả tiền”.
Hiện nay Bộ Y tế đang xây dựng danh mục cụ thể các bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện. Danh mục này phải được tính toán phù hợp, tránh người dân đổ dồn lên tuyến cuối gây quá tải. Theo bác sĩ CKII Cao Minh Hiệp, Trưởng phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM, đơn vị đang chờ những hướng dẫn từ Thông tư này:
“Cái này phải chờ Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo và được các bệnh viện tuyến cuối góp ý. Bỏ giấy chuyển tuyến thì cần có các giải pháp phù hợp như một số bệnh viện tuyến cuối sẽ phụ trách một số vùng để khi chuyển lên sẽ không tập trung vào một bệnh viện mà rải đều ra”.
Bên cạnh cần có những hướng dẫn kỹ về quy định chuyển viện để người bệnh và bệnh viện có thể áp dụng dễ dàng, ông Phạm Văn Học, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam cũng cho rằng, cần có những giải pháp căn cơ để giải quyết tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến cuối, khi đó, quyền lợi của người bệnh mới được đảm bảo một cách tốt nhất.
“Tình trạng quá tải nó đã diễn ra nhiều năm qua, và tới bây giờ nó vẫn quá tải. Điều này đòi hỏi các bệnh viện tuyến cuối ngoài chức năng khám chữa bệnh giải quyết bệnh khó, bệnh hiểm nghèo thì cần tăng cường chỉ đạo tuyến, chuyển giao, đào tạo cho tuyến dưới. Khi nào tuyến dưới đủ năng lực, trình độ và có được niềm tin của người bệnh thì người bệnh sẽ tự không lên tuyến trên nữa”.
Quy định mới về một số bệnh được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu mà không cần xin giấy chuyển viện đang được người dân rất mong chờ. Nhưng cùng với đó là nhiều câu hỏi, nhiều vấn đề cần sớm có giải pháp để đáp ứng nhu cầu người bệnh.
NHIỀU CÂU HỎI CÒN BỎ NGỎ
Câu hỏi đang đặt ra ngay lúc này là khi Luật đi vào thực hiện thì khi nào có hướng dẫn, danh mục bệnh để người bệnh thuận lợi khi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, tránh những phiền hà, khó khăn.
Việc xây dựng danh mục cụ thể các bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện sẽ được tính toán, cân nhắc ra sao để đáp ứng quyền lợi của người bệnh nhưng cũng tránh để bệnh viện tuyến cuối thêm quá tải.
Để trả lời câu hỏi này cần những đóng góp từ các chuyên gia y tế, các bệnh viện tuyến trung ương để quy định mới về chuyển viện được người bệnh và bệnh viện có thể áp dụng dễ dàng.
Danh mục bệnh được miễn giấy chuyển viện cũng cần được tính toán, sàng lọc kỹ và phân loại một cách phù hợp, bởi nếu bệnh nhân ung thư nào cũng lên thẳng tuyến cuối thì bệnh viện tuyến cuối sẽ quá tải. Vì vậy cần có danh mục, quy định rõ ràng các điều kiện chuyển viện để khi luật đi vào cuộc sống.
Một lãnh đạo bệnh viện tuyến cuối tại Hà Nội cho rằng, danh mục bệnh không cần giấy chuyển tuyến có thể áp dụng với những bệnh nhân đã được chuyển tuyến 1 năm 1 lần không cần xin giấy chuyển viện. Bên cạnh đó, với những bệnh nhân đã điều trị ổn định sẽ được đưa về y tế tuyến dưới để điều trị tiếp.
Để hạn chế thấp nhất những bất cập nảy sinh, Bộ Y tế cần nghiên cứu, quy định chi tiết, hợp lý danh mục các bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo. Dựa trên căn cứ này, người dân khi mắc sẽ được thực hiện thủ tục thông tuyến chuyển tuyến nhanh nhất.
Một câu hỏi lớn nữa là làm sao để những người bệnh hiểm nghèo không phải vượt hàng trăm cây số để đến khám chữa bệnh ở các bệnh viện tuyến cuối. Khi chất lượng giữa các tuyến không đồng đều thì người dân sẽ đổ về các bệnh viện lớn, dẫn đến bệnh viện lớn thì quá tải, kéo theo đó chất lượng khám chữa bệnh sẽ giảm xuống, ngược lại bệnh viện huyện, tỉnh thì thưa thớt, vắng vẻ.
Nguyên nhân gây ra tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến cuối đã được các nhà quản lý chỉ ra từ nhiều năm nay. Đã có hàng trăm cuộc họp, rất nhiều giải pháp được đưa ra, nhưng “bệnh” quá tải thì vẫn ngày càng trầm trọng và gần như chưa có giải pháp nào triệt để.
Chữa “bệnh” quá tải có lẽ giải pháp căn cơ vẫn nằm ở việc có cơ chế nâng cao năng lực của tuyến dưới để người bệnh gắn bó với y tế cơ sở, không nhất thiết phải lên tuyến trên gây tốn kém, mất thời gian, vất vả.
Chúng ta cần phát triển hệ thống y tế cơ sở là hệ thống ở gần người dân nhất, khi người dân có bất cứ có vấn đề về sức khỏe thì ngay từ sớm sẽ được hệ thống bác sỹ y tế cơ sở thăm khám, chăm sóc và điều trị kịp thời và người dân không phải quá vất vả di chuyển vất vả đến tuyến Trung ương.
Bệnh viện tuyến Trung ương cần làm tốt hơn nữa công tác đào tạo, chỉ đạo tuyến, hỗ trợ phát triển chuyên ngành và chuyển giao kỹ thuật cho các cơ sở y tế và quan tâm; chú trọng hơn nữa tới đội ngũ y tế cơ sở để họ thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân dân.
Bệnh viện tuyến Trung ương khi đó sẽ có điều kiện tập trung phát triển các kỹ thuật mới, kỹ thuật chuyên sâu để triển khai thành công và tiếp tục đưa xuống tuyến y tế cơ sở. Chỉ có như vậy thì hệ thống y tế nước ta mới phát triển một cách đồng bộ, toàn diện và người dân được chăm sóc một cách tốt nhất.
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Thời gian qua, trên các tuyến cao tốc liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản. Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Tại sao ngày càng có nhiều tuyến đường cao tốc được khánh thành với chất lượng tốt, nhưng tai nạn giao thông lại có xu hướng tăng cao?
Với tâm lý xe buýt là phương tiện hành khách công cộng được ưu tiên, nhiều tài xế đã cố tình vi phạm ATGT, ngang nhiên vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, thậm chí chạy trên cả vỉa hè
Hồ Hoàn Kiếm từ lâu vốn được ví như “trái tim của thủ đô”, là không gian văn hóa của Hà Nội và là nơi thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Thế nhưng thời gian qua, khu vực này lại liên tục được dùng để làm nơi tổ chức các hội chợ và sự kiện.
Sau đợt tăng vọt lên sát mức đỉnh lịch sử, giá cà phê Việt Nam đang đứng trước đà giảm mạnh.
Ô nhiễm, bốc mùi, mất vệ sinh là những điều không hề khó để bắt gặp tại nhiều khu chợ truyền thống. Thực trạng này đã dẫn khiến những khu chợ “mất điểm” trong mắt người tiêu dùng, trở thành một trong những nguyên nhân khiến chợ truyền thống ngày càng vắng vẻ, đìu hiu.
Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tại TP.HCM, trong 4 tuần qua, ghi nhận có 18/36 ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất. Cùng xu hướng điều chỉnh tăng, song các ngân hàng khác hầu hết tăng nhẹ lãi suất với chỉ từ 0,1-0,3%/năm, đối với cả hình thức gửi tại quầy và gửi trực tuyến.