Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Tăng quản lý, giảm nguy cơ cháy nổ xe điện

Minh Hiếu: Thứ tư 13/09/2023, 11:32 (GMT+7)

Phát triển xe điện là xu hướng tất yếu trên toàn thế giới, bao gồm Việt Nam. Theo lộ trình được Chính phủ phê duyệt, đến năm 2050, 100% phương tiện giao thông như ô tô, xe máy,… sẽ phải chuyển sang sử dụng điện, năng lượng xanh.

Do vậy, vấn đề quản lý an toàn PCCC các loại pin sạc là cực kỳ cấp thiết, phải có những quy định cụ thể và thực thi nghiêm túc bởi nó liên quan trực tiếp tính mạng con người.

 

Liên tiếp các vụ cháy xe điện xảy ra trong thời gian gần đây gây thiệt hại lớn về người và tài sản đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ cháy nổ với loại phương tiện này.

Dễ dàng nhận thấy tâm lý chủ quan của không ít người sử dụng, với những thói quen phổ biến như: sạc xe điện qua đêm không trông coi, sạc ngay sau khi sử dụng, pin vẫn còn nóng hay sau khi đi dưới trời mưa ẩm ướt,…

Đa phần người dùng dù biết rủi ro nhưng vẫn làm vì sự thuận tiện cá nhân, và nghĩ rằng hỏa hoạn xảy ra ở đâu đó, với ai đó “đen đủi” chứ không phải mình.

Trước các vụ cháy nổ pin xe điện, sự hiện diện của các cơ quan quản lý là chưa rõ nét. Chúng ta chưa có nhiều nghiên cứu về cháy nổ của các loại pin đang được lưu hành ngoài thị trường, cơ quan quản lý cũng chưa phân tích được nguy cơ của các loại pin có trong các sản phẩm mà người dân đang sử dụng để có hướng dẫn, khuyến cáo cần thiết.

Trong khi đó, không phải ngôi nhà nào cũng có hệ thống điện đảm bảo an toàn để sạc xe đạp, xe máy điện hay ô tô điện.

Trong khi người dân còn chủ quan trước nguy cơ cháy nổ xe điện thì sự hiện diện của các cơ quan quản lý là chưa rõ nét (Ảnh minh họa - Sức Khỏe Đời sống)

Trong khi người dân còn chủ quan trước nguy cơ cháy nổ xe điện thì sự hiện diện của các cơ quan quản lý là chưa rõ nét (Ảnh minh họa - Sức Khỏe Đời sống)

Đến khi hỏa hoạn xảy ra thì công tác chữa cháy cũng chưa phát huy hiệu quả, với những hạn chế đã có từ lâu như: vật tư hậu cầu chỗ có chỗ không, nếu có thì những bình xịt tay cũng khó dập tắt lửa từ cháy nổ pin xe điện; xe cứu hỏa và phương tiện hiện đại nhưng nhiều trường hợp khó tiếp cận ngõ ngách nhỏ hẹp; v…v…

Chính vì vậy, để theo kịp thực tiễn, giảm thiểu rủi ro cháy nổ pin xe điện thì cần tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý KH&CN, GTVT, Công thương, Công an,… như đã đề cập.

Để đảm bảo an toàn, trước hết cần có phương tiện tốt. Các cơ quan quản lý cần sớm ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn cháy nổ riêng cho pin lithium và xe điện. Đó là cơ sở cho các lực lượng thực thi công vụ thường xuyên kiểm tra, xử lý, loại bỏ những phương tiện kém chất lượng ra khỏi thị trường; thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh những sản phẩm đảm bảo quy chuẩn đã ban hành.

Đây là vấn đề mới không chỉ với Việt Nam mà nhiều quốc gia trên thế giới trước sự tăng trưởng mạnh của thị trường xe điện. Do đó, chúng ta có thể học tập kinh nghiệm từ các nước phát triển để công tác phòng chống cháy nổ xe điện hiệu quả hơn.

Như tại New York, Mỹ, các nhà lập pháp yêu cầu các công ty bán xe đạp điện phải được chứng nhận bởi một công ty kiểm tra an toàn độc lập. Hay các lực lượng cứu hỏa tại California, Mỹ đang nghiên cứu các phương pháp chữa cháy xe điện mới, hiệu quả hơn.

Để giảm thiểu rủi ro cháy nổ pin xe điện, cần tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý có liên quan (Ảnh minh họa - Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn)

Để giảm thiểu rủi ro cháy nổ pin xe điện, cần tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý có liên quan (Ảnh minh họa - Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn)

Khi đã có phương tiện tốt thì cần sử dụng đúng cách. Cơ quan quản lý PCCC cần có hướng dẫn chi tiết cho từng đối tượng: gia đình, doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp, trong khu dân cư… biết mình phải bắt đầu từ đâu và phải làm những gì.

Cục Cảnh sát PCCC&CNCH đã có khuyến cáo về phòng ngừa cháy nổ xe máy điện, xe đạp điện, tuy nhiên, những khuyến cáo này có thể như “lời nói gió bay”, muốn được người dân ghi nhớ và thực hiện thì các cơ quan quản lý cần có những cách tuyên truyền hiệu quả hơn.

Đó là những hình ảnh cụ thể về những vụ cháy pin xe điện, những video cho thấy sự nguy hiểm của hỏa hoạn với loại phương tiện này, được đẩy mạnh liên tục trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt là các mạng xã hội có đông đảo người sử dụng.

Chỉ khi “mắt thấy tai nghe” về những nguy hiểm có thể xảy ra thì người dân mới thay đổi cách nhìn, từ đó có những hành động cụ thể đảm bảo an toàn PCCC với phương tiện xe điện.

Đi kèm với tuyên truyền là những buổi tập huấn kỹ năng PCCC tại từng doanh nghiệp, khu dân cư để người dân biết phải làm gì khi có cháy nổ xe điện.

Tăng cường quản lý, đẩy mạnh sản xuất phương tiện chính hãng, chất lượng và nâng cao nhận thức người sử dụng là những biện pháp cần sớm triển khai quyết liệt để tạo dấu ấn cho các cơ quan quản lý, đồng thời tạo niềm tin nơi người tiêu dùng trong xu hướng chuyển đổi năng lượng giao thông tất yếu.

Ý kiến của bạn
Thông xe 1 phần đường song hành cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Thông xe 1 phần đường song hành cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Việc đưa vào thông xe 1 phần đường song hành cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ giảm tải cho nút giao An Phú, kéo giảm ùn tắc giao thông cho đường dẫn cao tốc, đường Nguyễn Thị Định đường Đỗ Xuân Hợp, hay Vành Đai 2.

Điều gì xảy ra nếu không hợp pháp hóa “chung cư mini”?

Điều gì xảy ra nếu không hợp pháp hóa “chung cư mini”?

Vụ cháy “chung cư mini” xảy ra tại Khương Đình (Thanh Xuân, Hà Nội) đặt ra câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu không hợp pháp hóa chung cư mini? Người mua hoặc thuê các căn hộ trong đó sẽ đối mặt những rủi ro nào? Trật tự an toàn xã hội sẽ phát sinh những vấn đề gì?

Dân 'chung cư mini' nóng ruột chờ hướng dẫn

Dân "chung cư mini" nóng ruột chờ hướng dẫn

Sau vụ cháy kinh hoàng tại chung cư mini trên phố Khương Hạ (Thanh Xuân (Hà Nội) nhiều người đổ xô đi mua vật dụng thoát hiểm, thiết bị phòng cháy chữa cháy. Thậm chí, nhiều người còn phá “chuồng cọp”, mở rộng ban công, tạo lối thoát nạn thứ hai, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ trong quá trình thực hiện.

Than trời vì đường ngập 'ổ gà'

Than trời vì đường ngập "ổ gà"

Những con đường xuống cấp, ngập ‘ổ gà, ổ trâu’ vốn thường chỉ xuất hiện ở những khu vực có hạ tầng giao thông kém phát triển, ít được đầu tư. Nhưng bất ngờ là ngay tại nước Anh, một quốc gia giàu có ở châu Âu, vấn nạn ‘ổ gà’ cũng đang là tình trạng đáng báo động.

“Tư nhân hóa” kỳ vọng thay đổi ngành đường sắt Mỹ

“Tư nhân hóa” kỳ vọng thay đổi ngành đường sắt Mỹ

Là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhưng ngành đường sắt Mỹ tụt hậu khá xa so với Trung Quốc, Nhật Bản hay châu Âu. Tuy nhiên, dù muộn còn hơn không, nhiều chính sách thúc đẩy hạ tầng đang được nhà chức trách Mỹ đưa ra, trong đó có việc tư nhân tham gia phát triển đường sắt.

Có quy hoạch nhưng cải tạo chung cư cũ vẫn “tắc”

Có quy hoạch nhưng cải tạo chung cư cũ vẫn “tắc”

Trên địa bàn Hà Nội có trên 40 nhà tập thể, chung cư cũ ở mức nguy hiểm, cực kỳ nguy hiểm, cùng với đó là hàng trăm khu nhà đã xuống cấp. Mặc dù đã có chủ trương đầu tư, thậm chí có quy hoạch chi tiết nhưng để thực hiện cải tạo, xây mới những tòa nhà này là không đơn giản.

Phối hợp thế nào để chống ùn tắc cổng trường?

Phối hợp thế nào để chống ùn tắc cổng trường?

Bước vào năm học mới, vấn đề an toàn cho học sinh tại khu vực cổng trường được quan tâm. Hiện nay, chính quyền địa phương và ngành giao thông đã có sự phối hợp như thế nào để phòng chống ùn tắc giao thông khu vực cổng trường và đảm bảo an toàn cho học sinh trên địa bàn Hà Nội?