Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Chuyện hôm nay

Làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao, cần chuẩn bị kỹ lưỡng

Hải Hà: Chủ nhật 15/12/2024, 11:56 (GMT+7)

Quan điểm của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng xác đinh Tự chủ về vốn đầu tư và quyết tâm được chuyển giao, làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao là những quyết sách rất đúng đắn, tuy nhiên vấn đề đặt ra là cần phải làm sao để có thể được thực hiện điều này.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Với tổng mức đầu tư sơ bộ lên tới hơn 67 tỷ USD, dự án đường sắt tốc độ cao  Bắc – Nam là dự án đầu tư hạ tầng giao thông lớn nhất từ trước tới nay ở Việt Nam. Điều đặc biệt, đây là dự án hạ tầng đầu tiên có định hướng sử dụng vốn đầu tư công làm chủ đạo, không sử dụng nguồn vốn ODA như trước đây.

Do vậy, dự án sẽ mở ra cơ hội cho Việt Nam có sự chuyển hướng phát triển công nghệ, công nghiệp tân tiến, các doanh nghiệp Việt Nam được chuyển giao và làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao nhưng đồng thời đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Vậy, để có làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao, Việt Nam cần chuẩn bị những gì?

Tại buổi thảo luận tại tổ chiều ngày 20/11 vừa qua, một số đại biểu Quốc hội nhất trí với quan điểm thực hiện theo phương thức chuyển giao công nghệ sẽ giúp Việt Nam làm chủ quá trình đầu tư và phát triển ngành công nghiệp đường sắt trong nước.

Bên cạnh đó, phương thức này cũng giúp Việt Nam chủ động hơn trong quá trình vận hành, bảo trì, sửa chữa, hạn chế sự phụ thuộc vào nhà cung cấp nước ngoài, cũng như giảm chi phí phát sinh, hạn chế tình trạng bị đội vốn.

Do vậy, việc định hướng lựa chọn công nghệ hiện đại nhưng phải đảm bảo tính phổ quát nhằm nâng cao tính cạnh tranh trong việc lựa chọn đối tác cung cấp sản phẩm và sẵn sàng chuyển giao công nghệ cho Việt Nam. Quá trình lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng, chủ đầu tư phải quy định rõ các điều khoản cụ thể về lộ trình, nội dung chuyển giao thông nghệ.

Chính phủ cũng cần ưu tiên lựa chọn các tổng thầu, nhà thầu cam kết chuyển giao công nghệ mới trong nước chưa có, nhưng ưu tiên sử dụng những sản phẩm công nghệ đường sắt mà doanh nghiệp Việt Nam có thể sản xuất.

Về hành lang pháp lý, Nhà nước và ngành giao thông cũng cần sớm xây dựng, ban hành hệ thống các Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức, đơn giá xây lắp dự án để các doanh nghiệp, nhà thầu làm căn cứ để triển khai, tiếp cận công nghệ phù hợp. Đồng thời, Chính phủ cũng cần xây dựng những chính sách thúc đẩy công nghiệp đường sắt tốc độ cao và các ngành công nghiệp, dịch vụ phụ trợ.

Để đảm bảo việc chuyển giao và tiếp nhận công nghệ phù hợp với tiến độ dự án, ngành giao thông cũng cần xây dựng Đề án phát triển công nghiệp với lộ trình rõ ràng và nguồn lực cụ thể để các địa phương, doanh nghiệp có thể chủ động chuẩn bị.

Về vấn đề nguồn nhân lực, theo tính toán, dự án sẽ cần khoảng 240 nghìn công nhân kỹ thuật cho thi công xây lắp hạ tầng và một số chuyên ngành đặc thù, 13 nghìn 8 trăm nhân lực vận hành và khoảng 2.000 chuyên gia tư vấn. Trong khi đây là lĩnh vực công nghệ hoàn toàn mới ở Việt Nam do vậy, dự án cần quy định cụ thể các khoản mục chi tiêu liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực trong suốt quá trình chuẩn bị dự án, xây dựng, mua sắm thiết bị, phương tiện đến vận hành bảo trì và gắn trách nhiệm của các chủ thể liên quan.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Từ nay đến năm 2027, thời điểm dự án chính thức khởi công, ngay từ bây giờ,  ngành giao thông phối hợp với ngành giáo dục cần nhanh chóng xây dựng một chiến lược đào tạo đội ngũ nhân lực về đường sắt tốc độ cao.

Thông qua các chương trình đào tạo mới, gắn với thực tiễn để đào tạo đội ngũ kỹ sư xây dựng, vận hành, bảo trì chất lượng cao phục vụ cho dự án. Chỉ khi có nguồn nhân lực tốt, Việt Nam mới có thể tiếp nhận, vận hành công nghệ của các nước trên thế giới, đồng thời tự nghiên cứu “nội địa hóa” công nghệ đường sắt cao tốc.

Đào tạo nguồn nhân lực cho dự án bao gồm đào tạo nâng cao kỹ năng cho đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật... sẵn có và đào tạo nguồn nhân lực trong các trường đại học để chuẩn bị nguồn nhân lực đường sắt tốc độ cao trong trung và dài hạn. Điều quan trọng là cần phải tin tưởng vào trình độ của các nhà khoa học, các kỹ sư trong nước.

Dự án đường sắt tốc độ cao có tổng chiều dài hơn 1.500km, trong đó có 60% kết cấu cầu, 10% kết cấu hầm và còn lại là kết cấu nền đất. Theo nhiều ý kiến, dự án sẽ mang lại cơ hội lớn cho các nhà thầu xây lắp hạ tầng giao thông của Việt Nam. Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm làm đường sắt tốc độ cao nên các doanh nghiệp Việt muốn tham gia cần chủ động chuẩn bị về nhân lực, thiết bị, tài chính.

Đặc biệt, các doanh nghiệp Việt cùng nhau liên kết, hợp tác chủ động tiếp nhận và chuyển giao công nghệ đường sắt cao tốc,  hợp lực để tiếp tục nghiên cứu cải tiến, phát triển, từng bước làm chủ công nghệ , phấn đấu sớm xây dựng một công nghệ đường sắt tốc độ cao “made in Vietnam”.

Hải Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Sửa đường phải đảm bảo an toàn

Sửa đường phải đảm bảo an toàn

Hiện nay, một số con đường tuyến phố khu vực nội thành Hà Nội đang tiến hành sửa chữa, lại mặt đường, nâng cấp, chỉnh trang hệ thống tổ chức giao thông như: biển báo giao thông, sơn vach đường;....Vấn đề được người dân quan tâm là việc đảm bảo an toàn giao thông mỗi khi lưu thông qua khu vực đang sửa chữa.

“Níu chân” người lao động, bài toán cuối năm của doanh nghiệp

“Níu chân” người lao động, bài toán cuối năm của doanh nghiệp

Đến hẹn lại lên, thời điểm cuối năm lại thường xảy ra tình trạng công nhân, lao động bỏ việc, nhảy việc hay rời phố về quê. Việc lao động nhảy việc, bỏ việc ở thời điểm cuối năm không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà còn để lại hậu quả sâu rộng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

An ninh mạng: Tấm khiên của niềm tin trên hành trình chuyển đổi số

An ninh mạng: Tấm khiên của niềm tin trên hành trình chuyển đổi số

Trong bối cảnh số hóa ngày càng sâu rộng, an ninh mạng đã trở thành yếu tố không thể thiếu. Đây không chỉ là “tấm khiên” bảo vệ người dùng, mà còn là nền tảng quan trọng để hành trình chuyển đổi số tại nước ta diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả cao nhất.

Ca trù từng nức tiếng kinh thành Thăng Long xưa bởi đâu?

Ca trù từng nức tiếng kinh thành Thăng Long xưa bởi đâu?

Ca trù có nhiều tên gọi, tuỳ từng địa phương, từng thời điểm mà hát ca trù còn gọi là hát ả đào, hát cửa đình, hát cửa quyền, hát cô đầu, hát nhà tơ, hát nhà trò và hát ca công.

Cẩm nang cao tốc: Dùng điện thoại khi lái xe, đừng xem thường tính mạng

Cẩm nang cao tốc: Dùng điện thoại khi lái xe, đừng xem thường tính mạng

Thời gian qua, tình trạng lái xe sử dụng điện thoại trong khi điều khiển phương tiện vốn đã không còn quá xa lạ trên mạng lưới giao thông đường bộ nước ta.

Khắc khoải Dù Kê

Khắc khoải Dù Kê

Sân khấu kịch Khmer Nam bộ đến nay có 2 loại hình chính là Rô - Băm và Dù Kê. Nếu như múa Rô - Băm xuất phát từ cung đình thì nghệ thuật Dù Kê vốn sinh ra từ nhân dân lao động.

Nghịch lý nhhân viên bảo vệ trung tâm văn hóa lại ứng xử thiếu văn hóa?

Nghịch lý nhhân viên bảo vệ trung tâm văn hóa lại ứng xử thiếu văn hóa?

Được biết đến như một địa điểm phục vụ cộng đồng với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và thể thao, trung tâm văn hóa thông tin và thể thao Đống Đa, số 22 Đặng Tiến Đông, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội, lẽ ra phải là nơi thể hiện sự văn minh và chuẩn mực trong ứng xử.