Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thế Giới

Những chiếc xe Jeepney vật lộn để tồn tại trước kế hoạch hiện đại hóa và bảo vệ môi trường

Hoàng Anh: Thứ hai 17/04/2023, 14:25 (GMT+7)

Chính phủ Philippines đang lên kế hoạch loại bỏ những chiếc xe Jeepney, từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa và phương tiện di chuyển chính của người dân nước này, vào cuối năm nay, thay thế bằng những chiếc xe buýt nhỏ theo chương trình hiện đại hóa của chính phủ.

Kế hoạch trên hiện đang nhận nhiều ý kiến trái chiều.

Những chiếc xe Jeepney ở Manila, Philippines. Ảnh: Bloomberg

Những chiếc xe Jeepney ở Manila, Philippines. Ảnh: Bloomberg

Những chiếc xe Jeepney đầy màu sắc, được mệnh danh là “vua đường phố” đã trở thành phương tiện chở khách phổ biến tại Phillipines. Loại xe này chạy bằng động cơ diesel phát triển từ xe jeep của quân đội Mỹ bỏ lại sau Thế chiến II. Những phương tiện này đã được cải tạo, chúng chật chội, nóng bức đến ngột ngạt, động cơ thải ra khói đen gây ô nhiễm không khí, thế nhưng lại có mặt khắp nơi trên đường phố, thậm chí còn được coi là biểu tượng của Philippines.

Chính phủ nước này đã nhiều lần lên kế hoạch loại bỏ dòng xe cũ kỹ này nhưng vẫn chưa thành công.

Mới đây, để giải quyết vấn đề ô nhiễm cũng như tiến tới thực hiện các cam kết môi trường với thế giới, Philippines đã công bố những chiếc jeepney sặc sỡ sẽ được thay thế bằng xe buýt cỡ nhỏ.

Với mức giá $43.600 USD, các phương tiện thay thế mới tiết kiệm năng lượng, thoải mái và an toàn hơn.

Thế nhưng, nhiều người lái xe jeepney nói rằng họ không đủ khả năng chi trả kể cả khi được chính phủ hỗ trợ về mặt tài chính và không có phương tiện đồng nghĩa với việc kế sinh nhai của họ cũng không còn.

Ông Benito Garcia, một tài xế xe jeepney chia sẻ: “Việc hiện đại hóa sẽ tốt với những người có tiền và có thể hợp tác. Nhưng đối với chúng tôi, những tài xế và nhà điều hành xe jeepney, chúng tôi không thể có số tiền hơn 40.000 USD để mua một chiếc xe hiện đại hơn”.

Họ cũng cho biết không thích cách chương trình hỗ trợ họ vốn để mua xe buýt nhỏ. Cụ thể, những lái xe sẽ phải tham gia vào một hợp tác xã để có thể vay vốn từ các ngân hàng. Các hợp tác xã vận tải này sau đó sẽ hoạt động theo cơ chế chia sẻ lợi nhuận, một mô hình mà các tài xế cho rằng sẽ ăn vào thu nhập của họ và khiến họ ngập trong nợ nần.

Tại Philippines, xe jeepney có giá cả phải chăng hơn taxi và là phương tiện di chuyển ưa thích, đặc biệt là đối với những người nghèo sống trên những khu vực hẻo lánh mà taxi không thể tiếp cận.

Với mức giá dao động từ 2.700 - 4.600 USD một chiếc, xe jeepney trở thành cứu cánh cho tầng lớp thu nhập thấp của quốc gia Đông Nam Á này.

Một số tài xế cho biết:

“Tôi đã tiết kiệm 4 năm để có thể mua được chiếc xe jeepney này. Tôi làm đủ nghề để kiếm tiền mua xe. Chúng tôi vừa có thể hồi phục phần nào sau đại dịch, thế mà bây giờ lại bảo thay đổi”.

“Tôi phản đối kế hoạch này. Trước kia họ bảo chúng tôi nâng cấp xe đi, bây giờ lại bảo thay thế nó. Chúng tôi lấy đâu ra tiền để mua xe mới. Nó đáng giá hàng chục nghìn đô la”. 

Ảnh: New York Times

Ảnh: New York Times

Ông Vince Tabing, 49 tuổi, cháu nội của người sáng chế xe jeepney - Tabing Motors, công ty đã sản xuất những chiếc xe jeepney trong nửa thế kỷ đến giữa những năm 1990, chia sẻ: "Tài xế phụ thuộc vào chiếc xe này để kiếm sống, giống như người nông dân phụ thuộc vào con trâu. Nói với người nông dân rằng không còn được sử dụng con trâu mà họ đã mua bằng 80% số tiền tiết kiệm cả đời của họ nữa và thay vào đó, phải mua một chiếc máy cày đắt gấp 3 lần thì là chuyện thật điên rồ”.

Teodoro R. Ballaran Jr., 69 tuổi - một cựu tài xế hiện đang điều hành 4 chiếc xe jeepney, cho biết ông phản đối kế hoạch hiện đại hóa vì chỉ những doanh nhân giàu có mới kiếm được tiền từ nó. Ông cho biết đội xe của ông mang lại chưa đến 100 đô la mỗi ngày. Chi phí đi xe trung bình khoảng 22 xu.

Tuy nhiên, số tiền đó đã giúp ông Ballaran cho ba đứa con học đại học và hỗ trợ gia đình.

Theo ông Ballaran, kế hoạch của chính phủ sẽ buộc các nhà khai thác phải tham gia hợp tác xã và mua các phương tiện mới mà ông không đủ khả năng chi trả. “Bạn mất quyền kiểm soát và quyền đối với chiếc xe của chính mình. Nó giống như họ muốn nướng bạn bằng mỡ của chính bạn”, ông nói.

Ông Ballaran nói rằng ông thà bán những chiếc xe jeepney của mình để lấy phế liệu bởi ở tuổi của ông không đủ khả năng để vay nợ thêm nữa.

Đồng quan điểm, ông Danilo, một tài xế xe jeepney chia sẻ: “Các tài xế và nhà điều hành xe jeepney nhỏ đều bị ảnh hưởng. Chúng tôi chỉ kiếm được 37-55 USD/ngày, số tiền không đủ cho mọi thứ. Nếu lái xe buýt nhỏ mới, chúng tôi sẽ phải trả 64 USD mỗi ngày. Chúng tôi không thể xoay xở được. Tôi đã 63 tuổi rồi, tôi không đủ sức trả nợ nữa. Những nhà điều hành nhỏ muốn mua các xe buýt mới cho tuyến của họ cũng không dễ dàng. Chính sách này chỉ dành cho người giàu thôi”.

Ông Mar Valbuena, người đứng đầu công đoàn vận tải Manibela với 10.000 thành viên, đã kêu gọi bãi công để phản đối kế hoạch của chính phủ, từ hôm 6/3. Cuộc bãi công buộc chính quyền thủ đô Manila và thành phố Quezon, khu đô thị đông dân nhất đất nước, phải yêu cầu trường học và các hoạt động kinh doanh trực tiếp chuyển sang trực tuyến.

Chị Navy Anne Fernandez, một hành khách cho biết: “Việc bãi công ảnh hưởng lớn tới chúng tôi, đặc biệt là khi cố gắng tìm một chuyến xe để đến nơi làm việc. Điều này thực sự khó khăn, nhất là trong thời gian này”.

gettyimages-689876692_custom-54d75b9db7ea9eae2c26488c21d64c4512795846-s1100-c50

Sau đó, đại diện công đoàn được mời đến Dinh Tổng thống và được cam kết kế hoạch loại bỏ jeepney sẽ một lần nữa hoãn lại.

Ông Valbuena cho biết việc ngừng sử dụng xe jeepney cũng sẽ ảnh hưởng đến những người lao động phụ thuộc vào nó để kiếm sống, chẳng hạn như thợ sửa xe.

Theo ông Valbuena, thay vì loại bỏ hoàn toàn, chính phủ nên giữ lại hình dáng và thiết kế cũ của xe jeepney và trang bị hệ thống động cơ hiện đại, thân thiện môi trường. Dĩ nhiên, giá thành cũng phải hợp lý.

Còn tại Việt Nam, nhiều năm qua, cơ quan chức năng vẫn đau đầu để xử lý triệt để những chiếc xe 3 bánh, 4 bánh tự chế đang ngang nhiên tung hoàng trên đường phố.

Nguyên nhân khiến xe tự chế vẫn có “đất” sống là bởi nhu cầu vận chuyển bằng các phương tiện nhỏ của người dân là rất lớn. Cùng với đó, hầu hết những người dung xe tự chế đều để mưu sinh, không có đủ kinh tế để mua một chiếc xe tải thay thế. Đây cũng là lý do thường được những người vi phạm biện minh cho những việc làm sai trái của mình.

Trên thực tế, hiện có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành để xử lý xe ba bánh, xe tự chế thế nhưng việc thực thi vẫn chưa mang lại hiệu quả.

Nhiều ý kiến cho rằng đã đến lúc lực lượng chức năng cần có biện pháp quyết liệt, xử lý triệt để hiện tượng xe tự chế gây mất trật tự, an toàn giao thông. Cần tịch thu và tiêu hủy công khai những chiếc xe này và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm có như vậy mới tạo sức răn đe.

Hoàng Anh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Hồ Tây, một địa điểm không còn xa lạ với người dân thủ đô và khách du lịch mỗi khi đến với Hà Nội. Những cuộc “hẹn hò hóng gió hồ Tây” cũng được diễn ra thường xuyên hơi đối với các bạn trẻ nhất là vào thời điềm giao mùa, không khí mát mẻ như hiện tại.

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

Mới đây TP.HCM đã chính thức khai trương đưa vào sử dụng hệ thống xe điện 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu nội đô thành phố. Điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Từ 1/4, cơ quan thống kê cả nước bắt đầu tiến hành điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024, trong đó thu thập các thông tin như: Thông tin về nhân khẩu học; về di cư; về giáo dục; hôn nhân; về nhà ở và điều kiện sống của hộ...

Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ tăng cung vàng miếng để xử lý tình trạng chênh lệch cao của giá trong nước so với giá thế giới, giúp ổn định thị trường vàng.

“Bom hôi” bủa vây cổng trường

“Bom hôi” bủa vây cổng trường

Mới đây, bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long đã tiếp nhận điều trị 19 em học sinh Trường THCS Lộc Hòa (xã Lộc Hòa, huyện Long Hồ) với các triệu chứng ngộ độc như nôn ói, khó thở. Nguyên nhân dẫn đến sự việc này xuất phát từ việc học sinh sử dụng đồ chơi bóng nổ có tên là Bom Hôi.

Đà tăng vẫn chiếm ưu thế, chỉ số giá hàng hóa duy trì ở mức đỉnh 7 tháng

Đà tăng vẫn chiếm ưu thế, chỉ số giá hàng hóa duy trì ở mức đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu đóng cửa tuần qua (8/4-12/4) với diễn biến phân hoá. Lực bán chiếm ưu thế trên nhóm nông sản và năng lượng.

Nhu cầu tín dụng cá nhân cho tiêu dùng, mua nhà bắt đầu tăng cao

Nhu cầu tín dụng cá nhân cho tiêu dùng, mua nhà bắt đầu tăng cao

Theo ghi nhận từ báo cáo của các ngân hàng thương mại, tín dụng bắt đầu tăng trưởng trở lại sau 2 tháng đầu năm 2024. Không chỉ vậy, nhu cầu vay tiêu dùng và mua nhà cũng tăng cao, trong bối cảnh thị trường bất động sản đang dần hồi phục.