Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thế Giới

Vì sao New York tạm dừng thu phí tắc nghẽn?

Hoàng Anh: Thứ ba 16/07/2024, 15:19 (GMT+7)

Thống đốc New York Kathy Hochul vừa ra lệnh hoãn vô thời hạn kế hoạch thu phí đối với các tài xế đi vào khu thương mại ở trung tâm Manhattan.

  

Thống đốc New York Kathy Hochul vừa ra lệnh hoãn vô thời hạn kế hoạch thu phí đối với các tài xế đi vào khu thương mại ở trung tâm Manhattan. Ảnh: New York Times

Thống đốc New York Kathy Hochul vừa ra lệnh hoãn vô thời hạn kế hoạch thu phí đối với các tài xế đi vào khu thương mại ở trung tâm Manhattan. Ảnh: New York Times

Chương trình thu phí tắc nghẽn đầu tiên tại Mỹ của thành phố New York dự kiến bắt đầu vào ngày 30/6. Theo kế hoạch, các tài xế sẽ phải trả 15 USD vào ban ngày khi lái xe vào phía Nam phố 60. Kế hoạch này được phê duyệt vào năm 2019 nhằm hạn chế ùn tắc và có kinh phí nâng cấp hệ thống giao thông công cộng

Tuy nhiên, thống đốc Hochul cho biết việc thu phí tắc nghẽn không thể tiến hành: “Đây không phải là một quyết định dễ dàng đối với tôi. Từ thời điểm nhậm chức, tôi đã luôn suy nghĩ và tìm cách để giúp tiểu bang phục hồi và hy vọng chúng ta có thể thực hiện việc thu phí tắc nghẽn theo đúng thời gian đề ra.

Thế nhưng vào thời điểm căng thẳng về tài chính, lạm phát cao và chi phí sinh hoạt cao đối với rất nhiều người dân New York, trọng tâm của tôi phải là đem nhiều tiền hơn trở lại ví của người dân. Và đó là lí do tại sao tôi phải đứng lên và nói không với việc triển khai việc thu phí tắc nghẽn ở thời điểm này”.

New York có hơn 900.000 phương tiện vào khu thương mại trung tâm Manhattan mỗi ngày, khiến tốc độ di chuyển trung bình chỉ khoảng 11km/h. Việc thu phí sẽ giúp giảm 17% lưu lượng giao thông, cải thiện chất lượng không khí, gia tăng nhu cầu sử dụng giao thông công cộng từ 1 - 2%, cũng như thu về 1 – 1,5 tỷ USD mỗi năm và hỗ trợ khoản nợ 15 tỷ USD để cải thiện giao thông công cộng.

Lý giải cho quyết định của mình, bà Hochul cho biết chương trình thu phí tắc nghẽn được thiết kế cho giai đoạn trước đại dịch, tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi rất nhiều kể từ đó: ] "Kế hoạch thu phí tắc nghẽn đã được ban hành cách đây 5 năm nhằm giảm lưu lượng giao thông, giảm lượng khí thải; đồng thời cung cấp vốn cho giao thông công cộng. Thế nhưng hiện mọi thứ đã thay đổi và chúng ta phải thích ứng với thực tế. Sau khi cân nhắc kỹ rằng việc thu phí tắc nghẽn có nguy cơ gây ra nhiều hậu quả không lường trước được cho người dân; tôi đã chỉ đạo tạm dừng kế hoạch thu phí vô thời hạn”.

New York có hơn 900.000 phương tiện vào khu thương mại trung tâm Manhattan mỗi ngày, khiến tốc độ di chuyển trung bình chỉ khoảng 11km/h. Ảnh: New York Times

New York có hơn 900.000 phương tiện vào khu thương mại trung tâm Manhattan mỗi ngày, khiến tốc độ di chuyển trung bình chỉ khoảng 11km/h. Ảnh: New York Times

Quyết định hoãn vô thời hạn kế hoạch thu phí tắc nghẽn đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều, những lo ngại về sự phục hồi kinh tế sau COVID-19 và sẽ khiến thành phố thiệt hại hàng tỷ USD.  

Phản ứng trước quyết định này, Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Cơ quan giao thông Đô thị New York (MTA) Janno Lieber cho biết cơ quan này sẽ phải "sắp xếp lại thứ tự ưu tiên, sắp xếp lại trình tự và thu hẹp" các kế hoạch tài chính cũng như Chương trình vốn:

“Giao thông công cộng quá quan trọng đối với thành phố và khu vực 23 triệu dân này. Ưu tiên lớn của chúng tôi không phải cắt giảm dịch vụ... Chúng tôi thực sự đã phát triển dịch vụ trên các tuyến tàu điện ngầm, trên các tuyến xe buýt, đặc biệt là trên tuyến đường sắt.Chúng tôi sẽ tập trung vào tình hình tài chính và cách giảm thiểu những tác động đó."

Theo Thống đốc Hochul, việc hoãn thu phí tắc nghẽn là để tránh gây tổn hại cho các gia đình có thu nhập thấp. Tuy nhiên, Cơ quan Giao thông Vận tải New York lại cho rằng, phí tắc nghẽn chủ yếu ảnh hưởng đến những người có thu nhập cao.

Một nghiên cứu của Hiệp hội Dịch vụ Cộng đồng cho thấy 4% người lao động ở các quận ngoại ô lái xe vào Manhattan để làm việc, trong khi 56% cư dân ở các quận bên ngoài sử dụng phương tiện giao thông công cộng để đi làm. Trong số những người lái xe cá nhân tới Manhattan, 55% là người có thu nhập cao.

Bà Kathryn S. Wylde, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Đối tác Thành phố New York, một tổ chức phi lợi nhuận đại diện cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thành phố, đã lưu ý rằng khoảng 3% số người đi làm lái ô tô và họ là "những người được trả lương cao hơn hoặc là nhân viên chính phủ, những người có thẻ đỗ xe và không phải trả 50 USD/ngày để đỗ xe ở Manhattan”.

“3% là con số rất nhỏ. Hầu hết mọi người đều sử dụng phương tiện công cộng để vào thành phố. Vì thế chúng tôi đã cố gắng để đưa mọi người ra khỏi ô tô cá nhân và mang đến những chuyến đi bằng giao thông công cộng tốt nhất”.

Trong số những người lái xe cá nhân tới Manhattan, 55% là người có thu nhập cao. Ảnh: New York Times

Trong số những người lái xe cá nhân tới Manhattan, 55% là người có thu nhập cao. Ảnh: New York Times

Nhiều tài xế, đặc biệt là ở các vùng ngoại ô, đã ăn mừng việc dừng thu phí và cho rằng mức phí quá cao. Nhưng những người dựa vào vận tải công cộng lại không hài lòng. Một số người cho biết họ vẫn đang gây áp lực buộc Hochul phải xem xét lại.

“Điều đó thật tuyệt vời”.

“Doanh nghiệp nhỏ của tôi hàng ngày có 6 xe liên tục ra vào để đưa nguyên liệu, nếu thu phí tắc nghẽn thì mỗi ngày tôi phải chi trả 90 USD, một tháng lên tới 2.500 USD, một năm hơn 30.000 USD. Vì vậy việc dừng thu phí rất có ý nghĩa với những doanh nghiệp như tôi”. 

"Tôi đã hi vọng ga tàu điện tôi hay đi sẽ có thang máy. Cách đây 2 tuần, họ còn đến đây khảo sát. Thế nhưng việc dừng thu phí tắc nghẽn này sẽ khiến kinh phí gặp khó khăn. Tôi vẫn mong điều đó xảy ra vì 70% người dân quận tôi phụ thuộc vào phương tiện công cộng”.

Còn tại Việt Nam, mới đây, đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Đường bộ, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Phương Thủy (đoàn Hà Nội) đã đề nghị cân nhắc bổ sung phí giao thông nội đô, áp dụng với ô tô cá nhân đi vào một số khu vực đô thị trong những khung thời gian nhất định.

Theo đại biểu Thủy, việc thu phí sẽ hạn chế sự phát triển quá mức của xe cá nhân, góp phần giảm ùn tắc giao thông tại các đô thị; bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước để tăng cường hỗ trợ phát triển kết cấu, hạ tầng giao thông đường bộ, hệ thống giao thông công cộng trong các đô thị.

Hiện 5 thành phố trực thuộc Trung ương đều đã được phép quy định các loại phí chưa được quy định trong luật. Hà Nội, TP.HCM đã xây dựng các đề án về phí nội đô hay phí kẹt xe. Tuy nhiên, do cơ sở pháp lý chưa rõ ràng, ổn định nên việc triển khai áp dụng còn khá dè dặt.

Nếu Luật Đường bộ và Luật Phí, lệ phí có quy định chính thức loại phí này, đồng thời, giao HĐND cấp tỉnh quy định về phạm vi, địa bàn, đối tượng, mức áp dụng sẽ thuận lợi hơn rất nhiều cho việc triển khai tại các địa phương. Từ đó, góp phần giải quyết vấn đề bức xúc tại thành phố lớn.

Hoàng Anh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Ca đoàn Thiếu nhi và Điều ước Giáng sinh

Ca đoàn Thiếu nhi và Điều ước Giáng sinh

Tại các Giáo xứ, Ca đoàn Thiếu nhi luôn là nền tảng để các em nhỏ tiếp bước trở thành các ca viên, nền tảng đó được thể hiện mộc mạc qua những lời ca trong trẻo và những ước mơ giản dị.

Hàng vạn người trải nghiệm metro số 1 trong ngày đầu miễn phí vé

Hàng vạn người trải nghiệm metro số 1 trong ngày đầu miễn phí vé

Có mặt tại ga Bến Thành từ 6 giờ sáng, ông Nguyễn Văn Cường (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cùng các đồng đội không giấu nổi niềm xúc động. 50 năm sau ngày đất nước thống nhất, giấc mơ về một hệ thống giao thông hiện đại của TP.HCM đã trở thành hiện thực khi tuyến metro đầu tiên chính thức đi vào hoạt động.

“Cạm bẫy” sàn chứng khoán quốc tế, tiền ảo, ngoại hối: Ngăn chặn từ đâu?

“Cạm bẫy” sàn chứng khoán quốc tế, tiền ảo, ngoại hối: Ngăn chặn từ đâu?

Nhiều đối tượng đã sử dụng các thủ đoạn tinh vi để mời gọi và môi giới đầu tư. Không chỉ vụ Phó Đức Nam (TikToker Mr Pips) lừa đảo 5.200 tỷ đồng mà nhiều vụ việc khác chưa bị phát giác, xử lý.

Gần 150.000 hành khách trải nghiệm tuyến metro số 1 trong ngày đầu vận hành chính thức

Gần 150.000 hành khách trải nghiệm tuyến metro số 1 trong ngày đầu vận hành chính thức

Theo thông tin mới nhất từ bà Văn Thị Hữu Tâm, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 TP.HCM, trong ngày vận hành chính thức đầu tiên (22.12) từ 10h-22h có 175 lượt tàu và gần 150.000 hành khách trải nghiệm tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Metro số 1: Cuộc hẹn sau 17 năm

Metro số 1: Cuộc hẹn sau 17 năm

Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành. Hàng ngàn người dân đã có mặt để chứng kiến và tham gia trải nghiệm. Đó là sự háo hức, mong mỏi, là niềm tự hào, hãnh diện khi đã thực sự “chạm” vào giấc mơ metro.

Hội chứng thù ghét đồng loại

Hội chứng thù ghét đồng loại

Những vụ án thảm khốc diễn ra trong những hoàn cảnh không ai ngờ tới đang ngày càng nhiều trên khắp thế giới đang cho thấy một sự bất an đối với giá trị nhân loại, hơn là câu chuyện của những cá nhân đơn lẻ.

Khách đi metro gấp 5 lần dự kiến, mong có sự chia sẻ với quy định đi tàu

Khách đi metro gấp 5 lần dự kiến, mong có sự chia sẻ với quy định đi tàu

Chiều 23/12, đại diện Ban Quản lý Đường sắt Đô thị và Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 thông tin với báo chí về quá trình triển khai và vận hành tuyến metro số 1 trong 2 ngày 22 - 23/12.