Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Chuyện hôm nay

Nhờn luật vì sao?

Quang Hùng: Thứ bảy 15/03/2025, 09:16 (GMT+7)

Nghị định 168 có hiệu lực hơn 2 tháng; quy định cụ thể những hành vi vi phạm giao thông kèm mức phạt tăng cao khiến có những ý kiến trái chiều. Nhưng, bước đầu đã đem lại những tác động tích cực…

Dù gây ra tranh cãi, chủ yếu là về việc tăng nặng mức phạt, nhưng rõ ràng khi áp dụng, Nghị định 168 đã góp phần làm thay đổi hành vi tham gia giao thông của nhiều người, theo hướng tích cực.

Giảm tai nạn giao thông, hạn chế tình trạng vượt đèn đỏ, đi sai làn, phóng nhanh vượt ẩu, dừng đỗ đúng quy định, tuân thủ việc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy tham gia giao thông…

Thế nhưng, cũng chỉ sau hơn 2 tháng chấp hành nghiêm chỉnh, phần lớn vẫn theo kiểu “ép buộc”, chấp hành vì đa phần sợ mức phạt quá nặng, thì đến nay, tình trạng vi phạm luật khi tham gia giao thông như những ngày chưa áp dụng Nghị định 168 có vẻ như đã… từng bước quay lại.

Người ta nói rằng, luật dù nghiêm đến đâu nhưng nếu không thực hiện nghiêm túc, nhất quán, và làm trong thời gian dài thì rất khó để tạo thành thói quen, và nhất là dẫn đến tình trạng “nhờn luật”. Có thể hiểu được rằng, dù có nỗ lực đến mấy, lực lượng chức năng, cụ thể là cảnh sát giao thông cũng không thể đủ lực lượng để rải đều khắp các tuyến đường để đảm bảo công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm.

Tất cả đều phải dựa vào ý thức của người dân – những người tham gia giao thông hằng ngày.

Câu hỏi đặt ra: Tại sao, luật mới tăng mức phạt nặng như thế, nhưng người ta vẫn sẵn sàng vi phạm? Dù biết rõ mình đang phạm luật?

Chỉ khi mỗi cá nhân tham gia giao thông tự ý thức được hành vi của mình vì cộng đồng chứ không phải vì sợ bị phạt nặng vì lỗi vi phạm mới khiến bộ mặt giao thông thay đổi

Chỉ khi mỗi cá nhân tham gia giao thông tự ý thức được hành vi của mình vì cộng đồng chứ không phải vì sợ bị phạt nặng vì lỗi vi phạm mới khiến bộ mặt giao thông thay đổi

Thỉnh thoảng chúng ta vẫn nghe thấy một vài người khi được phỏng vấn rằng: Tại sao lại vượt đèn đỏ, tại sao chở quá tải, tại sao không đội mũ bảo hiểm? vân vân và vân vân… Câu trả lời hầu hết đều khá hài hước, đó là: Nhà gần, chạy ù ra chợ tí nên quên không đội mũ bảo hiểm. Vội quá nên vượt đèn đỏ. Thậm chí khóc lóc khi bị xử phạt, vì không nghĩ rằng bị… phạt nặng đến như thế? Có anh lãnh đạo phường nọ chở vợ đi xe máy không đội mũ bảo hiểm bị người dân phát hiện thì còn viện lý do: Bị mất mũ!?

Nhưng đằng sau những câu trả lời ấy, đều nhận thấy rằng, tất cả họ đều biết việc mình làm là phạm luật.

Trở lại câu hỏi vì sao biết mà vẫn vi phạm luật? Có lẽ, phải trả lời câu hỏi: Chúng ta đã dạy gì cho trẻ con khi chúng bắt đầu biết nhận thức? Đã dạy gì cho thế hệ trẻ khi con cái chúng ta đang ngồi trên ghế nhà trường?

Những đứa trẻ đã quá quen với việc cha mẹ chúng 'làm gương' trong việc vi phạm luật giao thông? Nên khi lớn lên, không hề ý thức được việc làm sai của mình?

Những đứa trẻ đã quá quen với việc cha mẹ chúng "làm gương" trong việc vi phạm luật giao thông? Nên khi lớn lên, không hề ý thức được việc làm sai của mình?

Năm nào cũng cải cách, năm nào cũng thay đổi sách giáo khoa, năm nào con cái chúng ta cũng phải chạy đua với việc học ngoại ngữ để lấy chứng chỉ nọ kia cho đủ điều kiện vào đại học hoặc ít nhất ngoại ngữ sẽ được coi là niềm tự hào của cha mẹ khi con cái họ nói “tiếng Tây” nhoay nhoáy…

Nhưng bộ môn quan trọng nhất là Giáo dục công dân thì vẫn chỉ là một môn học phụ. Không nhà trường nào muốn dạy “tử tế”, và không đứa trẻ nào muốn nghiêm túc học môn học này. Và tất nhiên, không được đưa vào bất kỳ một cuộc thi quan trọng nào, chỉ cần đủ điểm kiểm tra cuối kỳ, là xong.

Tại sao trẻ con, thanh niên bây giờ nói tục, chửi bậy như một thói quen và là một phần không thể thiếu trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày. Đến mức được coi là bình thường? Tại sao hình ảnh những đứa trẻ ngồi sau xe bố mẹ ăn uống xong vứt thẳng rác tung tóe ra đường rất phổ biến?

Tại sao nhiều người trẻ không còn thần tượng những danh nhân lịch sử, những người tài giỏi đương thời, mà lại đi thần tượng các anh chị xã hội đen, những cô gái hằng ngày lên mạng khoe da thịt và cuộc sống sang chảnh? Và từ đó ước mơ không cần phải làm gì cũng có nhiều tiền như các “thần tượng” trên mạng ấy?

Đó là thực tế mà dù có kể mãi vẫn không hết… Câu chuyện nghe có vẻ đi quá xa với chủ đề tuân thủ luật giao thông, nhưng có lẽ nó lại gần gũi hơn chúng ta tưởng. Giáo dục, và giáo dục những điều thực tế ngay từ khi một đứa trẻ bắt đầu có nhận thức, đó là việc làm quan trọng nhất, để các cá nhân khi trưởng thành có hiểu biết, nắm rõ được những quy tắc xã hội, tự giác điều chỉnh hành vi bản thân góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp với những hành động văn minh và tuân thủ pháp luật như một lẽ tự nhiên.

Quang Hùng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Giá xăng dầu tiếp tục giảm về gần 18.000 đồng/lít

Giá xăng dầu tiếp tục giảm về gần 18.000 đồng/lít

Chiều nay (17/4) trong kỳ điều chỉnh giá xăng, dầu theo chu kỳ của Liên Bộ Tài chính - Công Thương, giá xăng dầu tiếp tục giảm.

Điều gì khiến hơn 1,3 triệu thanh niên '3 không'?

Điều gì khiến hơn 1,3 triệu thanh niên "3 không"?

Một con số đáng chú ý mà Cục Thống kê vừa công bố là hiện có hơn 1,35 triệu thanh niên trong độ tuổi 15-24 không đi học, không có việc làm và cũng không tham gia đào tạo. Tỷ lệ thanh niên không đi học cũng không đi làm có xu hướng tăng lên, đang chiếm 10,4% tổng số thanh niên.

TP.HCM: Lộ trình di chuyển tránh ùn tắc dịp Lễ kỷ niệm 30/4

TP.HCM: Lộ trình di chuyển tránh ùn tắc dịp Lễ kỷ niệm 30/4

Cục Cảnh sát giao thông vừa có phương án phân luồng giao thông từ xa, giải quyết ùn tắc giao thông khu vực TP.HCM và các địa phương liên quan.

Hết thời mua hàng online bằng… “niềm tin từ các idol”?

Hết thời mua hàng online bằng… “niềm tin từ các idol”?

Liên tiếp thời gian vừa qua, nhiều người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội (Kol), người tiêu dùng chủ chốt (Koc) đã phải đăng đàn lên tiếng xin lỗi vì quảng cáo các sản phẩm không đúng sự thật, thậm chí là khởi tố vì liên quan hàng giả, hàng kém chất lượng.

Dùng radio để phát hiện tàu địch, chuyện giờ mới kể

Dùng radio để phát hiện tàu địch, chuyện giờ mới kể

Vốn là một giảng viên của trường Đại học Hàng hải, nhưng khi đất nước bước vào giai đoạn Kháng chiến chống Mỹ, chàng thanh niên Lê Xuân Khảm cùng nhiều đồng nghiệp của mình đã trích máu tay ký vào đơn nhập ngũ.

Sẽ xử lý các bất cập đèn tín hiệu, biển báo đường bộ trong tháng 4

Sẽ xử lý các bất cập đèn tín hiệu, biển báo đường bộ trong tháng 4

Các cơ quan chức năng sẽ rà soát, xử lý dứt điểm các tồn tại, bất cập về đèn tín hiệu, biển báo hiệu đường bộ hoàn thành trong tháng 4 năm 2025.

Những bông hoa dưới tán rừng Trường Sơn

Những bông hoa dưới tán rừng Trường Sơn

Dưới tán rừng Trường Sơn đại ngàn, bao nữ thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến, lái xe… mang trong mình sức mạnh phi thường.