Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Nhiều ngã rẽ để thành công

Trọng Điển: Chủ nhật 11/06/2023, 15:51 (GMT+7)

Có thể thấy, THPT công lập không phải là con đường “lập thân” duy nhất, vẫn còn bao “cánh cửa” đón chờ các em học sinh sau khi tốt nghiệp THCS.

Tuy nhiên, đây là thời điểm “vàng”, các bậc phụ huynh cần cân nhắc kỹ‎ năng lực học tập - điều kiện kinh tế của gia đình, để có những hỗ trợ, hướng dẫn các em mở “cánh cửa” phù hợp nhất để đi đến thành công trong tương lai.

 

Những ngày này ở hầu hết bên ngoài các điểm thi vào các Trường THPT trên cả nước đều thấy có rất đông phụ huynh hồi hộp chờ đợi các em học sinh đang tham dự kỳ thi vào lớp 10. Ai cũng lo lắng, mong ngóng kết quả con em làm  bài ra sao, thi như thế nào?

Nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và nhiều địa phương khác số học sinh được học trong trường công lập không nhiều. Theo thống kê, tại Hà Nội sẽ có khoảng 30.000 em không vào được các trường công lập; TP Hồ Chí Minh là  19.000 em. Do số lượng học sinh tham dự vào các trường công đông, trong khi số lượng lấy có giới hạn nên tỷ lệ chọn nhiều trường là 1/4 em; trung bình là 1/1,5 em.

Các số liệu này cho thấy, cuộc đua vào các trường cấp 3 công lập năm học này cũng khắc nghiệt, gây cấn và cạnh tranh quyết liệt đối với mỗi thí sinh. Cũng chính vì áp lực của sự cạnh tranh nên gần như suốt 1 năm lớp 9 vừa qua, nhiều em học sinh ngày đêm vùi đầu vào học tập;không chỉ học ở trường mà còn ở các lớp học thêm, dạy thêm.

Ai cũng lo lắng, mong ngóng kết quả con em làm bài ra sao, thi như thế nào?

Ai cũng lo lắng, mong ngóng kết quả con em làm bài ra sao, thi như thế nào?

Nhiều em cũng nói rằng, do sĩ số các lớp qúa đông, lượng bài vở lại nhiều nên Thầy cô không có đủ thời gian để dạy hết bài giảng và quan tâm tới từng em trên lớp. Để có thể tiếp thu tốt bài vở, vượt qua các kỳ thi, buộc các em phải học thêm, học bù. Phụ huynh dẫu biết con học quá nhiều cũng thương, cũng xót nhưng đành chấp nhận.

Ngành gíao dục, nhà trường dù đã yêu cầu hạn chế dạy thêm, học thêm nhưng không có cách nào ngăn cấm triệt để vì nhu cầu của học sinh, phụ huynh; rồi vấn đề thu nhập của giáo viên sẽ không thể trông chờ vào đồng lương nếu không có tổ chức dạy thêm, học thêm.

Tình trạng ôn thi, luyện thi vào lớp 10 công lập ngoài giờ vì thế trăm hoa đua nở; phụ huynh khá giả thì không đến nỗi vất vả. Gia đình công nhân, người có thu nhập thấp thì chi phí này là quá lớn; vượt quá khả năng nhưng vì tương lai con cái đành vay mượn, làm thêm để trang trải.

Câu chuyện đặt ra ở đây là ngoài các trường công lập, còn nhiều trường tư thục cũng sẵn sàng tiếp nhận các em. Hoặc các em có thể vào các trường nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên; khi tốt nghiệp văn hóa để thi lên cao đẳng, đại học; đồng thời lại có thêm tấm bằng trung cấp, sơ cấp nghề; có giá trị thực tiễn cao sau này.

Chỉ tính riêng năm học này, TP.HCM có 17.000 em không tham dự kỳ thi  vào các trường công lập mà chủ động đăng ký vào các trường dân lập, tư thục và nhiều trường nghề. Có thể nhiều em cũng tự thấy năng lực học tập của bản thân; hoặc gia đình và các em muốn học nghề cũng là một lối rẽ để vào đời sau này.

Ngành giáo dục nhiều địa phương thực hiện phân luồng các em ngay khi tốt nghiệp cấp II; giúp các em có định hướng nghề nghiệp ở bậc THPT. Đây là sự chuẩn bị lâu dài và đúng hướng; giúp cho thị trường lao động về sau bớt rơi vào khủng hoảng” thừa thầy thiếu thợ” như thời gian vừa qua.

Với các em học sinh, dù trải qua kỳ thi nào thì cũng là một dịp trải nghiệm thú vị

Với các em học sinh, dù trải qua kỳ thi nào thì cũng là một dịp trải nghiệm thú vị

Thực tế cũng chứng minh,nhiều em tốt nghiệp các trường nghề, trường tư thục sau này ra đời cũng thành công và làm nên sự nghiệp như bao em khác. Tuy nhiên, qua khảo sát, ngoài một số trường có mức đóng học phí tương đối phù hợp thì ở nhiều trường THPT tư thục hay trường nghề, mức học phí là quá tầm với nhiều gia đình; nhất là người lao động nghèo.

Các trường này dù đã thực hiện các chính sách về miễn giảm học phí, cấp học bổng nhưng vẫn chưa đủ trải rộng để hỗ trợ nhiều gia đình. Trong khi mức đóng học phí trường công lập dù sao cũng đỡ hơn, giúp nhiều gia đình vượt qua các khó khăn về tài chính.

Các kỳ thi vào lớp 10 gần đây cũng cho thấy, số lượng học sinh theo cha mẹ dồn về các đô thị lớn ngày càng đông; trong khi các trường ở vùng nông thôn ngày càng thưa vắng.

Trong khi trường cấp 3 công lập ở các đô thị thì do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan không được mở rộng và tăng thêm;  không theo kịp với tốc độ tăng dân số. Trường, lớp vì thế luôn ở thế thiếu trầm trọng so với nhu cầu.

Đã đến lúc, ở các đô thị lớn, chiến lược giáo dục phải được quan tâm đồng bộ để hỗ trợ các gia đình nghèo, gia đình nhập cư; đảm bảo con em đến tuổi là được đến trường với nhiều chính sách ưu đãi về học phí, điều kiện học tập; giải ngay bài toán sĩ số quá đông ở mỗi lớp học, cấp học.

Bên cạnh đó, tạo điều kiện thuận lợi để các trường nghề, trường dân lập có điều kiện phát triển; thực hiện nhiều chính sách miễn giảm về tài chính để con em người lao động có cơ hội học tập đầy đủ, bớt áp lực.

Với các em học sinh, dù trải qua kỳ thi nào thì cũng là một dịp trải nghiệm thú vị; học tập ở ngôi trường nào nếu các em đều cố gắng phấn đấu cũng sẽ là một ngã rẽ quan trọng để dẫn đến thành công.

Đừng quá lo lắng!!!

Trọng Điển/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Giao thông 'nóng' từ trước giờ cao điểm

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Giao thông "nóng" từ trước giờ cao điểm

Trưa và chiều 26/4, nhiều tuyến đường ở Hà Nội và TP.HCM đã "nóng" dần lên khi nhiều người dân bắt đầu rời khỏi thành phố để về quê, đi du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Muôn kiểu nghỉ lễ

Muôn kiểu nghỉ lễ

Không nghỉ lễ cũng không về quê với gia đình, những năm trở lại đây, nhiều người đã chọn cách đi làm xuyên các kỳ nghỉ lễ để tăng thêm thu nhập, tích lỹ kinh nghiệm hay đơn giản là được làm các công việc mình yêu thích.

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

Gần đây, người dân sống tại chung cư LuxGarden trên đường Nguyễn Văn Quỳ, phường Phú Thuận, quận 7 (TP.HCM) phản ánh ban đêm đoạn đường thiếu đèn chiếu sáng và có nhiều container đậu ngổn ngang. Thêm vào đó, khu vực này có rất nhiều chó thả rông tấn công người dân mỗi khi đi qua khiến không ít người té ngã.

Phòng cháy chủ động hơn nhờ mô hình “Tổ liên gia PCCC”

Phòng cháy chủ động hơn nhờ mô hình “Tổ liên gia PCCC”

Thời gian qua, mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC và Điểm chữa cháy công cộng” được triển khai tại địa bàn quận Tây Hồ (Hà Nội) đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, góp phần không nhỏ vào công tác đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ.

Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Sở GTVT TP.HCM vừa đề nghị các đơn vị tăng cường xử lý shipper vi phạm giao thông. Người dân thủ đô cũng mong muốn tương tự trước tình trạng shipper thường xuyên chở, móc hàng hóa cồng kềnh; dừng đỗ, giao nhận hàng chiếm dụng lòng, lề đường...

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Thời gian gần đây, nhiều chốt xử lý vi phạm nồng độ cồn ghi nhận số trường hợp vi phạm đã giảm hẳn, thậm chí có chốt không phát hiện vi phạm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, sự giảm này mới chỉ là tạm thời do lực lượng chức năng kiểm tra xử lý thường xuyên.

Người lao động vất vả trong cái nắng đầu hè

Người lao động vất vả trong cái nắng đầu hè

Những ngày cuối tháng Tư, chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, thời tiết trở nên oi bức hơn, dù mới chỉ chớm đầu hè. Nền nhiệt ngoài trời dao động trong khoảng xấp xỉ 40 độ C, có thời điểm cao hơn, khiến sinh hoạt người dân vất vả hơn, dù trước đó vài ngày tiết trời cuối xuân vẫn còn mát dịu