Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tin xe

Mức độ sử dụng ô tô điện của Việt Nam ở ngưỡng nào trong khu vực?

Theo TTXVN: Thứ sáu 18/08/2023, 14:30 (GMT+7)

Quy mô thị trường xe điện Việt Nam dự kiến tăng 22,9%/năm trong giai đoạn 2020-2025. Điều này cho thấy tiềm năng tăng trưởng đáng kể trong những năm tiếp theo.

Theo Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải, Việt Nam hướng tới “tương lai di chuyển”, đặt mục tiêu tất cả các phương tiện trên đường đều sử dụng năng lượng xanh, đưa phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050.

Trong bối cảnh giải pháp di chuyển bền vững đang ngày càng được chú trọng, Vero, đơn vị tư vấn truyền thông thương hiệu tại ASEAN vừa phát hành báo cáo về tiềm năng phát triển và những rào cản hiện tại của ô tô điện tại Việt Nam.

Mức độ sử dụng ô tô điện tại Việt Nam còn khá thấp so với thị trường chung của khu vực (Ảnh: VinFast)

Mức độ sử dụng ô tô điện tại Việt Nam còn khá thấp so với thị trường chung của khu vực (Ảnh: VinFast)

Với dân số lên đến 98 triệu người, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc tiếp nhận xe máy điện, trở thành thị trường xe máy điện lớn thứ hai trên thế giới, sau Trung Quốc. Tuy nhiên, mức độ sử dụng ô tô điện tại Việt Nam còn khá thấp so với thị trường chung của khu vực khi chỉ chiếm 0,7% tổng lượng ô tô điện bán ra ở thị trường Đông Nam Á, dù VinFast và tất cả các thương hiệu ô tô lớn trên toàn cầu đã ra mắt xe điện tại Việt Nam.

Còn theo Bộ Công Thương, xe điện hóa là xu hướng chung trên thế giới song ở Việt Nam bên cạnh VinFast đã tập trung sản xuất xe thuần điện, mới đây Tập đoàn Thành Công và TMT Motors cũng đã ra mắt xe sản xuất lắp ráp trong nước, số doanh nghiệp khác cũng mới chỉ đưa xe về để thăm dò thị trường, nên các dòng xe điện hóa chưa phổ biến tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển ngành này như mức thu nhập trung bình thấp, thiếu cơ sở hạ tầng trạm sạc, phạm vi hoạt động của xe điện còn hạn chế, chính sách ưu đãi đối với ô tô điện, cơ cấu nguồn điện tác động đối với môi trường từ quá trình sử dụng xe điện và tác động đối với môi trường từ quá trình sản xuất xe điện…

Xe điện hóa là xu hướng chung trên thế giới song theo đánh giá của Bộ Công Thương, hiện tại ở Việt Nam có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển ngành này như mức thu nhập trung bình thấp, thiếu cơ sở hạ tầng trạm sạc, phạm vi hoạt động của xe điện còn hạn chế, chính sách ưu đãi đối với ô tô điện, cơ cấu nguồn điện tác động đối với môi trường từ quá trình sử dụng xe điện và tác động đối với môi trường từ quá trình sản xuất xe điện. Ngoài ra, xe điện cũng có tác động tới môi trường từ việc sản xuất ra chúng.

Theo Vero, dù đối mặt với những rào cản hiện tại nhưng triển vọng về thị trường xe điện trong nước vẫn còn rất lớn. Theo dự báo của Hiệp hội các nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA), cả nước sẽ có khoảng 1 triệu xe điện vào năm 2028 và khoảng 3,5 triệu vào năm 2040. Theo 6Wresearch, quy mô thị trường xe điện Việt Nam dự kiến tăng 22,9%/năm trong giai đoạn 2020-2025. Điều này cho thấy tiềm năng tăng trưởng đáng kể trong những năm tiếp theo.

Để nắm bắt cơ hội này, bà Trần Kim Hoàng Yến, chuyên viên của Vero cho rằng, trong bối cảnh quy mô thị trường ô tô điện ngày càng lớn mạnh và đầy cạnh tranh, các thương hiệu xe cần nâng cao sự hiểu biết về thị trường tiềm năng này để có thể phát triển và thúc đẩy giải pháp di chuyển xanh tại Việt Nam.

Trong khi đó, chuyên viên hoạch định chiến lược của Vero Nguyễn Lan Trang chia sẻ, những thương hiệu tham gia “cuộc đua xe điện” sẽ có cơ hội vàng thu hút nhóm khách hàng tiên phong, xây dựng niềm tin và thiết lập vị thế vững chắc tạo nên nhiều lợi ích dài hạn.

Để làm được điều này, các thương hiệu cần giải quyết những vấn đề mà người tiêu dùng đang gặp phải, kể đến như điều chỉnh các thiết kế ô tô điện phù hợp với nhu cầu sử dụng, duy trì tính chân thực trong các thông điệp về bền vững, khuyến khích “di chuyển xanh” trở thành một lối sống cũng như hợp tác với các đơn vị trong ngành và thúc đẩy lĩnh vực xe điện.

Để khuyến khích phát triển “xe xanh”, Chính phủ cũng đã ban hành mức nộp lệ phí trước bạ của ô tô điện chạy pin là 0% trong 3 năm, kể từ 1/3/2022. Sau 3 năm, mức lệ phí này chỉ còn 50% so với xe xăng truyền thống.

Cùng với đó, Chính phủ cũng ban hành chính sách giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô điện xuống chỉ còn 1%-3%, áp dụng đến hết tháng 2/2027. Đây được xem là những tín hiệu tích cực, tạo đà phát triển cho thị trường ô tô điện trong nước.

Theo TTXVN/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Lời kể của nạn nhân may mắn thoát chết trong vụ sập cầu Phong Châu

Lời kể của nạn nhân may mắn thoát chết trong vụ sập cầu Phong Châu

Khoảng 10h sáng nay (9/9), cầu Phong Châu nối 2 huyện Tam Nông và Lâm Thao (Phú Thọ) đã bị sập 2 nhịp cầu do mưa bão. Nhiều người dân cho biết, thời điểm cầu sập, trên cầu có cả ô tô và xe máy.

Sau bão, đường phố Hà Nội kẹt cứng vì cây đổ

Sau bão, đường phố Hà Nội kẹt cứng vì cây đổ

 Giao thông sáng nay (9/9) trên nhiều cung đường tại thủ đô Hà Nội gặp rất khó khăn do nhiều cây xanh bị gãy đổ sau cơn bão số 3 hiện vẫn chưa thể khắc phục, lòng đường bị thu hẹp, các phương tiện di chuyển khó khăn.

Đã khơi thông vị trí sạt lở trên QL 32 đoạn qua huyện Mù Cang Chải

Đã khơi thông vị trí sạt lở trên QL 32 đoạn qua huyện Mù Cang Chải

11h ngày 09/9, theo nguồn tin của PV VOV Giao thông, đến thời điểm này các vị trí sạt lở trên tuyến QL 32 đoạn qua địa phận huyện Mù Cang Chải dã được khơi thông đất đá sạt lở, giao thông trên địa bàn huyện Mù Cang Chải trở lại bình thường.

Những cây cầu, động lực phát triển cho huyện Nhà Bè (TP.HCM)

Những cây cầu, động lực phát triển cho huyện Nhà Bè (TP.HCM)

Nhà Bè là huyện ngoại thành cách trung tâm thành phố khoảng 10 km, thông qua quận 7, quận 4, và cũng là huyện có hệ thống sông, kênh rạch bao quanh. Do vậy, những cây cầu kết nối với các quận, huyện khác của thành phố, có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của địa phương.

Không đội mũ bảo hiểm cho con: Phụ huynh ngại hay không sợ bị phạt?

Không đội mũ bảo hiểm cho con: Phụ huynh ngại hay không sợ bị phạt?

Theo kết quả nghiên cứu của trường Đại học y tế công cộng tại 10 tỉnh, thành, tỷ lệ đội MBH của trẻ em tại Việt Nam chỉ đạt khoảng 40-44%, trong đó tỷ lệ đội MBH đúng cách của trẻ dưới 6 tuổi tại Hà Nội chưa đến 20%.

Khẩn trương khắc phục 38 điểm ùn tắc, sạt lở do bão và hoàn lưu bão số 3

Khẩn trương khắc phục 38 điểm ùn tắc, sạt lở do bão và hoàn lưu bão số 3

Những ngày qua mưa, bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây ra những thiệt hại nặng nề về người, tài sản và đặc biệt nhiều công trình giao thông bị sạt lở, đứt gãy, giao thông nơi bị tê liệt.

Những người “dọn bão”

Những người “dọn bão”

Sau bão số 3, Hà Nội có hàng vạn cây xanh bị đổ. Ngay sau khi bão đi qua, mặc dù vẫn còn mưa, những người dân phối hợp cùng các lực lượng chức năng đã khẩn trương khắc phục, nhằm sớm ổn định cuộc sống cũng như giao thông tại thủ đô.